Mẹ chồng đi học nhảy, con dâu lườm “cháy mặt”
Sau khi nghỉ hưu, bà P. đăng ký tham gia các hoạt động xã hội. Buổi tối bà cùng bạn bè đi tập văn nghệ phục vụ các hội diễn, giao lưu nhưng con dâu bà lại lườm nguýt: “Già rồi không lo trông con, cháu suốt ngày đi múa may, nhảy nhót để hàng xóm lời ra tiếng vào”.
LTS: Nhắc đến tuổi già, nhiều người thường nghĩ đến cái tuổi được hưởng lạc, an nhàn, thế nhưng cuộc sống của không ít người già hiện đang phải đối mặt với nhiều vấn đề đáng lo ngại. Sau khi nghỉ hưu họ trở nên cô đơn, thiếu sự quan tâm của con cái, thiếu các hoạt động xã hội bổ ích và không ít người trong số đó đã bị trầm cảm, tâm thần.
Cô đơn tuổi xế chiều
Buổi tối tại các công viên, vườn hoa, tượng đài…ở Hà Nội không ít những người già đến tập thể dục, nói chuyện, bầu bạn với nhau.
Theo cụ Nguyễn Văn Tâm (ở Hoàn Kiếm), cứ mỗi tối sau khi ăn cơm xong hai vợ chồng cụ lại dắt díu nhau ra tượng đài Lý Thái Tổ để tập thể dục, hóng gió. Rất nhiều người chứng kiến cảnh này sẽ nghĩ hai cụ rất hạnh phúc, an nhàn tuổi già. Thế nhưng khi nghe kể câu chuyện của họ nhiều người không khỏi nhói lòng.
Người già ở Thủ đô tập thể dục rèn luyện sức khỏe (Ảnh minh họa, Nguồn: Giaoduc.net)
Ông Tâm trước là bộ đội ở Hà Giang. Sau khi kháng chiến thành công, ông trở về quê hương, lập gia đình. Cưới nhau xong tận một năm, hai năm rồi…mười năm hai ông bà cũng không thể sinh được một mụn con.
“Vợ chồng tôi không con cái, không người thân, chẳng có gì vướng bận. Bây giờ, buồn, vui hay ốm đau, bệnh tật thì chúng tôi cũng chỉ biết san sẻ cùng nhau”, ông Tâm nói.
Nhìn nét mặt ông Tâm kể, chúng tôi hiểu rằng, tuổi già không người thân, không con cái buồn đến nỗi nào. Vì vậy để vơi đi nỗi phiền muộn, cô đơn của tuổi già, hàng ngày hai ông bà dắt nhau ra công viên cùng tập thể dục, trò chuyện làm niềm vui cho mình.
Video đang HOT
Năm nay gần 70 tuổi, bà Phạm Thị Tuyết (ở Hào Nam) lại có cuộc đời thật cơ cực. Sau khi lập gia đình bà sinh được một người con gái. Chồng mất sớm nên một tay bà phải chăm lo cho con.
Đến khi cô con gái học hành rồi lấy chồng sinh con thì không có thời gian chăm lo cho mẹ già. Vì vậy ở cái tuổi gần đất xa trời bà vẫn phải sống mưu sinh nuôi bản thân và sống vò võ một mình.
“Già rồi, nhảy nhót hàng xóm cười cho”
Ngược lại, nhiều cụ già được kề cận con cháu nhưng thiếu hẳn sự quan tâm chăm sóc thậm chí là họ phải chịu đựng những thái độ khó chịu, khắt khe từ phía con cái.
Nhiều năm làm việc tại một công ty kế toán, bà Lê Thị P. (Vinh, Nghệ An) không khỏi buồn bã khi cầm trên tay quyết định nghỉ hưu. Bà kể, ngày trước công việc luôn tay luôn chân nhưng từ ngày về hưu không có việc làm bà chỉ quanh quẩn với việc chợ búa, cơm nước.
Cảm thấy cuộc sống vô vị bà đăng ký làm thêm tại công ty tư nhân của người cháu trong họ. Công việc đúng chuyên ngành ngày trước đã giúp bà có thêm đồng lương lại có điều kiện giao lưu, chia sẻ. Không chỉ làm thêm, bà còn đăng ký tham gia Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi của phường. Từ ngày tham gia các hội, bà bận rộn hẳn lên.
Gần đến ngày lễ, cứ tối tối bà lại cùng mấy người bạn trong phường tập trung ở nhà văn hóa để tập văn nghệ phục vụ các hội thi, giao lưu. Những hôm cuối tuần, bà còn tham gia lớp học nhảy cho những người có tuổi. Tuy nhiên, việc mẹ tham gia nhiều hoạt động xã hội khiến con dâu bà không ưng mắt.
Người cao tuổi cũng có nhu cầu được giao lưu, kết bạn (Ảnh minh họa)
Chị này vừa sinh con nên muốn mẹ chồng nghỉ mọi công việc xã hội để ở nhà trông cháu. Chị ca cẩm: “Từ ngày tham gia hội này hội nọ bà đi suốt ngày việc con cháu bỏ bê. Đã thế tối bà đi tập văn nghệ có hôm hơn 10h đêm mới về đến nhà. Vợ chồng tôi đã khuyên bà bớt việc để tập trung chăm lo cho các cháu mà bà không nghe”.
Việc này đã gây mâu thuẫn trong gia đình, mẹ chồng lý luận, bà đi làm nuôi con cái cả đời nay về già bà chỉ muốn được làm những gì mình thích còn cô con dâu thì phản bác: “Già rồi ở nhà chăm lo con cháu, nhà cửa chỉ thích đi nhảy nhót, múa may cho hàng xóm lời ra tiếng vào”.
Tương tự, cụ Huân (Hưng Yên) cũng cô đơn ngay trong gia đình mình. Từ ngày bố mất con trai cụ đón mẹ lên Hà Nội ở cùng để giữ cháu. Buổi ngày cụ lo cho cháu trai 13 tháng tuổi ăn uống, tắm giặt đến chiều tối khi các con về lại lo cơm nước, dọn dẹp. Nhưng cụ sức yếu, tuổi cao việc chăm cháu không được sạch sẽ, cẩn thận nên thường xuyên bị con dâu bóng gió, soi xét.
Tối đến khi gia đình con trai đi ăn cơm quán, nghe nhạc cũng rủ cụ đi cùng. Nhưng chỉ được một thời gian, cảm thấy không thích hợp với những chỗ như vậy cụ đành ở nhà ăn cơm một mình. Sau bữa cơm chiều đơn giản, cụ nằm xem ti vi giết thời gian.
Ngày qua ngày, cuộc sống của cụ Huân chỉ gói gọn trong 4 bức tường. Từ một người hay nói, vui vẻ cụ trở nên trầm lặng, sống cách biệt với mọi người.
Lâu ngày, thấy mẹ có nhiều giấu hiệu bất thường (mất ngủ, ít nói, hay quên…) anh con trai mới mời bác sĩ về khám. Lúc này, cả nhà mới tá hỏa khi nghe bác sĩ kết luận, bà cụ đã có dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Ngọc Trang – Hạnh Thúy
Theo VietnamNet
Đàn bà ngoan khó hạnh phúc hơn đàn bà hư
Những người đàn bà hư chẳng phải bỏ bê nhà cửa, cơm nước chểnh mảng cho chồng con. Ngược lại, họ vẫn biết nấu những bữa cơm ngon nhưng khi mệt mỏi họ sẵn sàng cho phép bản thân được nghỉ ngơi.
Đàn bà ngoan hay hư, khác biệt không ở ngoại hình, lối ăn mặc mà chính là trong cách sống và cách nghĩ. Đàn bà ngoan sống vì người khác, đàn bà hư sống cho mình. Đàn bà ngoan luôn đặt nặng bổn phận và trách nhiệm của một người làm mẹ, làm vợ trên vai. Còn đàn bà hư không bao giờ xem chồng con là tất cả. Đàn bà hư thường hạnh phúc hơn đàn bà ngoan là vì vậy.
Đàn bà ngoan hay hư, khác biệt chính là cách nghĩ - Ảnh minh họa: Internet
Sở dĩ, phụ nữ chúng ta khổ vì đã suy nghĩ quá nhiều. Đàn bà càng ngoan thì lại càng suy nghĩ và bận tâm quá nhiều thứ. Họ thường bị lời nói của thiên hạ chi phối. Họ sợ những lời chê bai, chỉ trích nên gồng mình lên để sống theo những chuẩn mực. Mặc một chiếc áo gợi cảm, bản thân thấy đẹp nhưng lại sợ những lời dị nghị của hàng xóm, những ánh mắt dòm ngó của mọi người. Và cuối cùng, chiếc áo họ mặc trên người là chiếc áo người khác thích chứ không phải bản thân mình thích.
Đàn bà ngoan vướng mắc nhiều nhất vào những bổn phận và trách nhiệm. Họ sống hy sinh, đảm đang, cần mẫn trong căn bếp mỗi ngày. Họ áy náy, cảm thấy có lỗi khi một ngày nhà cửa không được dọn dẹp gọn gàng hay chồng con phải ăn uống qua quýt. Ngồi giữa một bữa tiệc, thức ăn ê hề nhưng họ không thấy ngon vì nghĩ đến chồng con ở nhà chẳng biết ăn uống ra sao. Vì thế, đàn bà ngoan thường từ chối những cuộc vui, những lần hẹn hò với bạn bè để về nhà nấu cơm, dọn dẹp. Hoàn thành tốt công việc nội trợ, khiến họ không rơi vào cảm giác áy náy.
Đàn bà ngoan luôn mắc kẹt vào những bổn phận và trách nhiệm - Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ hư không có nghĩa là sống buông thả và bất cần, càng không phải đi ngược lại những quy tắc đạo đức. Đàn bà hư biết sống cho mình và phớt lờ những lời bàn tán của thiên hạ. Ai khen thì cũng chẳng vội mừng, ai chê cũng chẳng mấy bận tâm. Phụ nữ hư chẳng phải bỏ bê nhà cửa, cơm nước chểnh mảng cho chồng con. Ngược lại, họ vẫn biết nấu những bữa cơm ngon nhưng khi mệt mỏi họ sẵn sàng cho phép bản thân được nghỉ ngơi. Mặc một chiếc áo thật đẹp, tô son đỏ và xuống phố dạo chơi. Họ có thể ăn mặc kín đáo hay gợi cảm nhưng nhất định đó là chiếc áo họ thấy đẹp nhất, thoải mái nhất chứ không mặc vì người khác.
Thanh xuân phụ nữ như bóng câu qua cửa sổ. Ngẫm lại những bổn phận và công việc, những áp lực trong gia đình và ngoài xã hội thì người phụ nữ còn được bao nhiêu ngày vui? Sống đảm đang quá, hiền lành, hy sinh quá thì cuối cùng có nhận được gì đâu ngoài sự mỏi mệt của bản thân. Đàn bà sống quá ngoan, từ chối những cuộc vui, sở thích để sống quẩn quanh bên căn bếp là đàn bà dại.
Phụ nữ hư dễ có hạnh phúc vì họ mặc kệ thiên hạ và sống cho mình - Ảnh minh họa: Internet
Phụ nữ hư thường bị thiên hạ chê bai, bóng gió. Nhưng có một điều chắc chắn rằng họ chính là những người đàn bà hạnh phúc. Bởi họ biết yêu thương bản thân và biết sống vì mình. Đàn bà à, muốn hạnh phúc thì bớt hy sinh và bớt cầu toàn đi. Thỉnh thoảng hãy cho phép bản thân mình mặc một chiếc váy đẹp, tô son đỏ và xuống phố dạo chơi.
Nam Khuê
Theo phunusuckhoe.vn
Tôi sợ Tết quê chồng Gần 10 năm làm dâu, năm nào cũng về quê chồng ăn Tết. Nên cứ gần đến Tết, là tôi lại cảm thấy sợ... Tôi là gái thành phố, còn chồng là dân tỉnh lẻ, chúng tôi học cùng nhau, yêu nhau, rồi trở thành vợ chồng. Cưới nhau xong, hai vợ chồng sống ở thành phố, thi thoảng mới về quê, nên...