Mẹ chồng đề nghị con dâu tương lai “cưới xong hai vợ chồng phải ngủ cùng mẹ”, lời yêu cầu khiến Tiến sĩ Tâm lý cũng phải giật mình
Giải quyết thế nào chuyện mẹ chồng muốn đôi vợ chồng mới cưới ngủ chung với mình.
Trong một lần trả lời câu hỏi trên kênh Tiktok của mình mới đây, Tiến sĩ (TS) tâm lý Tô Nhi A đã phải đọc đi đọc lại 3 lần câu hỏi để hiểu, để trách, để cam đoan là đã hiểu đúng nội dung câu chuyện trong “thảng thốt”.
Cụ thể, người này đã hỏi:
“Cô ơi, con sắp kết hôn nhưng mẹ chồng thì muốn hai vợ chồng ngủ với mẹ, thì mình nói sao cho cả nhà đều vui vẻ ạ?
TS.Tô Nhi A thảng thốt với trường hợp “mẹ chồng muốn con dâu và con trai ngủ chung với mình”.
Theo đó, TS Tô Nhi A chia sẻ đã từng giải quyết một trường hợp có người bị rối loạn lo âu thể nặng vì rơi vào trường hợp tương tự như người đặt câu hỏi trên. Tuy nhiên, người này sau khi kết hôn mới vỡ òa ra với yêu cầu ngủ chung của mẹ chồng. Và người chồng trong trường hợp đó không giải quyết được, để vấn đề đó diễn ra trong thời gian dài. Kết quả là người vợ phải rời khỏi cuộc hôn nhân đó và phải đi trị bệnh tâm lý.
Sau khi, TS Tô Nhi A cho rằng khi rơi vào những tình huống thế này cần phải có sự giải quyết triệt để và quyết liệt dù kết quả có không được như mong muốn cũng phải chấp nhận, hạn chế được vấn đề không để lại hậu quả nghiêm trọng.
Vấn đề “nhức nhối” này cần phải được giải quyết triệt để nếu không muốn “giông bão” ập đến trong hôn nhân.
“Chồng của con phải là người đi nói câu chuyện này chứ không phải là mình và hãy quan sát cái cách người chồng giải quyết câu chuyện này. Thật ra chuyện này cũng là chuyện của người chồng nữa chứ không phải của con đâu”.
Tiến sĩ cho rằng cách người chồng trong câu chuyện đó giải quyết tình huống này thế nào quyết định cho việc cô gái có nên lấy người này làm chồng hay không. Quan sát cách người chồng này trao đổi lại với mẹ theo cách nào để vấn đề được tháo dỡ.
“Nếu như chồng con về nói với mẹ rằng “vợ sắp cưới của con không thích cho nên mẹ đừng có làm như vậy” thì thôi, dừng cái cuộc tình này càng sớm càng tốt. Hoặc là chồng con đồng thuận với yêu cầu của mẹ mình thì ngay lập tức không cần quan sát mà nên chấm dứt mối tình đó ngay tại thời điểm đó”.
Tiến sĩ cho rằng nếu vấn đề này cô gái không giải quyết được sẽ rất có lỗi với bản thân và cứ tiếp tục thì cũng sẽ tạo ra một cuộc hôn nhân đầy “lỗi lầm”. Cuộc hôn nhân ấy sẽ mang rất nhiều “giông bão” nếu cô ấy vẫn chấp nhận.
(Nguồn clip: @tonhia_mumlady)
Quên tài liệu nên quay về nhà lấy, con dâu vô tình nghe được cuộc nói chuyện của bố mẹ chồng, "điếng người" nhất là quyết định về chuyện chia tài sản
"Chồng mình chưa biết việc này. Trong khi đó, mình cảm thấy tổn thương sâu sắc. Bà nói coi mình như con gái, nhưng lại âm thầm tính toán, đề phòng mình", nàng dâu chia sẻ.
Nhiều người con dâu đối xử tốt với bố mẹ chồng, hi vọng sau này sẽ được "chia chác" tài sản phần hơn. Đó là một tư tưởng thật sự nguy hiểm, khiến cho người ta phải cảm thấy ngao ngán.
Mới đây, một nàng dâu đăng tải bài viết chia sẻ về nỗi buồn của mình. Tuy nhiên, sau khi biết được "nỗi buồn" ấy, ai cũng khuyên cô nên nghĩ lại. Chuyện như sau:
" Vợ chồng mình lấy nhau được 2 bên gia đình hết sức ủng hộ, vun vén, đặc biệt là về phía bên nhà chồng. Gia đình chồng có 3 anh em.
Chồng mình làm trong bệnh viện tỉnh, do đặc thù công việc nên anh rất bận, có năm phải trực xuyên Tết, còn mình trước đây mình làm nhân viên cho ngân hàng ở Hà Nội. Nhưng khi kết hôn mình chuyển về làm ở quê chồng, đồng thời sống cùng bố mẹ anh và hiện có cô con gái 4 tuổi.
Vì công việc của 2 đứa đều bận nên mẹ chồng mình luôn giúp đỡ mình, lúc nào cũng động viên con dâu hết lời, bà còn nói bà luôn coi mình như con gái ruột. Bà khéo léo, nhẹ nhàng nên mẹ chồng con dâu rất hợp nhau.
Bài viết được đăng tải.
5 năm đó, không chỉ lo cho gia đình riêng của mình, mọi việc lớn nhỏ của bố mẹ chồng, cũng một tay mình chu toàn. Lúc ông bà ốm đau, mình cũng vào trông nom trong bệnh viện. mình thường xuyên mua thuốc bồi bổ, có gì ngon đều mang sang biếu bố mẹ chồng. Em chồng mình xin việc cũng do mình tìm hiểu, giới thiệu cho.
Mẹ chồng giao toàn bộ công việc những ngày giỗ, lễ, Tết cho mình đảm nhiệm. Từ mua đồ thắp hương đến làm mâm cỗ, tổ chức mời khách mời, mình không để ai chê trách một điều gì.
Mình cứ tưởng mẹ chồng thấy mình vất vả, một lòng một dạ vì nhà chồng sẽ yêu thương mình nào ngờ đấy chỉ là những lời chót lưỡi đầu môi. Từ lâu, bà đã có nhiều toan tính, đề phòng với mình .
Cụ thể, gần đây, do sức khỏe kém, ông bà bàn đến chuyện lập di chúc. Tài sản ông bà gồm có 2 căn nhà (một căn nhà đang ở, một nhà cho thuê) và một miếng đất. Hôm đó do mình để quên tài liệu nên về nhà lấy, vô tình nghe cuộc nói chuyện giữa bố mẹ chồng.
Miếng đất, bố mẹ chồng để lại cho con trai út. Căn nhà cho thuê, ông bà quyết định sẽ bán đi rồi chia đều cho 3 người con.
Cuối cùng, căn nhà đang ở, có giá trị lớn nhất bà để cho chồng. Nhưng điều đáng nói, ông bà chỉ cho mỗi chồng mình, chứ không phải cả 2 vợ chồng. Trong bản di chúc không có một dòng nào nhắc đến tên mình.
Được biết, ông bà làm như vậy là để đề phòng mình. Bà nói với bố chồng rằng, mình khôn ngoan, sắc sảo trong khi chồng mình hiền lành, chậm chạp. Nếu để căn nhà cho cả hai vợ chồng, chắc gì mình đã chịu chung thủy cùng anh lâu dài. Sau này, nếu ly hôn, con trai bà sẽ chịu thiệt thòi. Bà làm như vậy cũng là nghĩ xa cho chồng mình.
Chồng mình chưa biết việc này. Trong khi đó, mình cảm thấy tổn thương sâu sắc. Bà nói coi mình như con gái, nhưng lại âm thầm tính toán, đề phòng mình.
Bao năm mình vất vả, lo toan cho nhà chồng nhưng vẫn chưa khiến bà hài lòng. Trước đây, làm được bao nhiêu, mình cũng đều chi ra lo cho chồng con và nhà chồng, chưa một lần nào, mình có ý định tích góp một khoản riêng cho bản thân mình.
Một số ý kiến của cư dân mạng.
Mình sống đâu có tệ với nhà chồng vậy mà nhận lại lại là sự nghi kỵ như vậy. Mấy hôm nay mình buồn, không có tâm trí để làm việc.
Mấy hôm nay mình buồn, công việc làm ăn đành giao hết cho người làm thuê. Mình cũng không muốn qua lại nhà chồng bởi mình thấy mình chăm sóc, quan tâm hết lòng như vậy nhưng cuối cùng mình vẫn chỉ là người dưng nước lã.
Liệu mình có nên đấu tranh đòi lại công bằng?".
Cảm thấy tài sản gia đình chồng chia không ổn, cô con dâu buồn bã và có suy nghĩ khác. Trong cuộc sống, nhiều trường hợp như vậy cũng diễn ra. Cư dân mạng tranh cãi sau khi rơi vào trường hợp này.
Đầu tiên, cần xác định rõ tư tưởng rằng tài sản là của bố mẹ, cho ai là quyền của họ. Bản thân cô vợ phận dâu con cũng không nên can thiệp quá sâu vào. Chuyện bố mẹ chồng để nhà cửa, đất đai cho ai là chuyện họ tự quyết định được.
Tuy nhiên, xét một chút về mặt tình cảm thì chuyện cô vợ buồn cũng đúng. Cô dốc hết lòng vì nhà chồng nhưng lại bị đánh giá không hay. Dù buồn thì buồn nhưng để "đòi lại công bằng" trong trường hợp trên là không hề chính xác.
Cư dân mạng đã đưa ra nhiều bình luận khác nhau. Đa số đều thấu hiểu cho cảm nhận của cô con dâu nhưng đều muốn cô nghĩ lại về tư tưởng của mình. Tốt nhất cô nên xác định rằng tài sản của mình là những gì mình làm ra, còn chuyện bố mẹ cho thừa kế, cho ai, như thế này thì đừng nghĩ ngợi đến hay tìm cách tác động nữa.
Mẹ chồng "thay trời hành đạo" giúp con dâu phá đám cưới của con trai và tiểu tam, màn võ chiến khiến dân mạng vô cùng hả hê Những chuyện ngoại tình, phản bội chưa bao giờ được ủng hộ nên sự việc người mẹ chồng giúp con dâu này đang rất gây chú ý. Mẹ chồng - nàng dâu dường như là mối quan hệ mà theo nhiều người là hiếm khi có chuyện cơm lành canh ngọt. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, những gì họ thể hiện...