Mẹ chồng dạy tôi trở thành một người vợ tốt hơn
Ngay khi chúng tôi kết hôn rồi dọn đến ở căn hộ mới của hai vợ chồng, mẹ chồng tôi đã tới thăm…
Ảnh minh họa
Tôi lên kế hoạch nấu ăn rất cẩn thận, lau dọn nhà cửa sạch sẽ tinh tươm, tôi không muốn có bất cứ sơ suất nào, mọi thứ đều chu đáo.
Vừa hồi hộp vừa hào hứng, tôi bày biện từng chiếc đĩa lên bàn ăn. Và khi chuông cửa reng lên, tôi lao ngay ra đón mẹ. Mẹ chồng tôi ở đó, với một chiếc giỏ đầy thức ăn.
Có món tráng miệng, có salad, có đĩa giấy, có tách chén, giấy ăn, một ít đồ ở cửa hàng tạp hoá như bánh mì, phô mai và sốt cà chua. Chỗ mẹ chồng tôi mua đủ ăn cho cả bữa trưa ngày mai. Chồng tôi bê cái giỏ vào nhà trong khi tôi thì cảm thấy “giận bay màu” luôn ấy.
Tôi hỏi nhỏ vào tai chồng lúc mẹ không để ý: “Mẹ có ý gì vậy? Mẹ nghĩ em không nấu ăn được, không chăm sóc nổi mẹ hay con trai mẹ sao?”.
Chồng tôi trả lời khôn khéo: “Mẹ vẫn hay làm thế ấy mà”.
Chồng tôi đã lớn chưa vậy? Tôi muốn anh ấy nói lên tiếng nói của anh ấy với mẹ, cho mẹ biết vợ anh nấu ăn giỏi thế nào và chúng tôi không cần sốt cà chua. Nhưng anh không làm vậy. Chúng tôi ăn thức ăn mẹ mang tới và tất nhiên là phải cất đi một đống đồ ăn thừa.
Không lâu sau buổi ghé thăm của mẹ chồng, tôi kể lại chuyện đó cho một người bạn nghe. “Cậu tin được không? Mẹ chồng mình mang mấy thứ đồ ấy đến!”.
Bạn tôi ngước mắt nhìn: “Đó là cách mọi người ở bang Iowa bày tỏ tình yêu của họ. Mẹ chồng cậu tuyệt đấy chứ”.
Tôi không lớn lên ở vùng Midwest. Dù rất yêu thích các món ăn nóng hổi thì tôi cũng sống phần lớn đời mình ở Texas với người mẹ miền Nam và người cha Yankee làm nghề luật sư. Cách mẹ tôi bày tỏ tình yêu là mua cho tôi những đôi tất sặc sỡ mỗi dịp lễ, đảm bảo rằng tôi luôn mang giày và dạy tôi cách giặt tẩy vết bẩn trên quần áo bằng bột tẩy đúng cách.
Video đang HOT
Bà ngoại tôi thì bày tỏ tình yêu với con cháu bằng cách không hút thuốc trong nhà, trong khi bà nội thì mua cho các cháu bánh Oreo 2 lớp kem. Nói chung là, ý tưởng bày tỏ tình yêu bằng một giỏ nhồi đầy thức ăn rất xa lạ với tôi.
Nhưng kể từ lần phát hiện đó, đồ ăn đã trở thành “ngôn ngữ tình yêu” mà tôi học được từ mẹ chồng mình.
Bất cứ khi nào tôi ghé thăm mẹ, mẹ sẽ làm cho tôi món tôi yêu thích nhất – khoai tây phô mai. Vào sinh nhật tôi, mẹ làm cho tôi bánh sô cô la siêu ngon, siêu cầu kỳ. Và tôi bắt đầu học được việc cảm thấy không vấn đề gì khi “bị” mọi người yêu cầu đừng có mang món ăn đến dịp kỷ niệm ngày lễ nào đó, không phải vì họ nghĩ tôi không biết nấu ăn, chỉ là vì mọi người muốn được bày tỏ tình yêu của họ.
Một cách nào đó, việc bày tỏ yêu thương đặc biệt này khá là hiệu quả. Em chồng tôi là người khá khác biệt với tôi. Chú ấy hay nói chuyện săn bắn, câu cá, bóng chày, đua xe… trong khi tôi thích nói chuyện về sách, kể những câu chuyện tôi nghe được về cụ già cất giữ những tấm hình “xì căng đan” của cụ trong một cái hộp kín đem cất trong két sắt.
Để khỏa lấp chỗ trống trong giao tiếp đó, tôi làm cho chú ấy bánh táo, thay lời nói “chị thấy săn bắn thì lãng xẹt nhưng chú là chàng trai tuyệt vời”.
Khi bà ngoại chồng dạy tôi làm bánh mì dẹt truyền thống của Na Uy, mặc cho bà quay cuồng vì tốc độ lăn bánh chậm của tôi, và không thể ngừng thúc giục mọi người, tôi biết rằng tôi đang cho bà thấy tôi yêu bà, gia đình bà, và cháu trai tuyệt vời của bà như thế nào. Đổi lại, bằng cách dạy tôi làm bánh, bà đưa tôi vào gần hơn với gia đình.
Đối với gia đình chồng tôi, thức ăn là tiền tệ của tình yêu. Tôi đã học cách hiểu và chấp nhận lòng tốt và sự hào phóng của gia đình chồng, cho họ thấy tôi quan tâm họ nhiều như thế nào.
Tôi cũng đã học cách hiểu chồng mình hơn. Tôi học cách nuôi dưỡng một phần trong anh ấy bằng ngôn ngữ yêu thương của những bữa ăn nóng và những chiếc bánh quy còn ấm.
Rút ra bài học từ “bài dạy” của mẹ chồng, tôi cố gắng hết sức để làm cho chồng bữa trưa vào mỗi sáng, bởi vì tôi biết đối với anh ấy, chiếc bánh sandwich đó còn tốt hơn câu nói “em yêu anh”.
Tôi yêu chồng và gia đình anh đã dạy tôi rất nhiều về tình yêu thương, sự kiên nhẫn, lòng hào hiệp, mồi câu cá, cả cách chế biến món gà phô mai ngon nhất. Nhưng trên hết, họ dạy tôi hiểu chồng mình và cách trở thành một người vợ tốt hơn.
Nghe được mẹ chồng và chồng bàn chuyện "nhà ngoại", nàng dâu quyết định bất ngờ bởi đôi khi chỉ một câu nói cũng đủ nói lên tất cả
"Em phải đấu tranh nhiều chồng em mới rụt rè đề nghị với mẹ sẽ tự giữ tiền. Phen đó mẹ chồng giận mất 1 tuần. Thật sự vô lý", nàng dâu kể.
Người ta cứ nói rằng chẳng dễ dàng gì mà hai bên đến được với nhau. Bởi vậy nên có chuyện xảy đến nếu chưa quá nghiêm trọng hãy cứ mắt nhắm mắt mở cho qua.
Thế nhưng cuộc sống hôn nhân nếu để "cắn răng" chịu đựng thì còn gì là hạnh phúc nữa. Một câu nói tưởng chừng như vô tư nhưng hình thành nên sự tổn thương thì thật khó cứu vãn mối quan hệ.
Trinh, 28 tuổi vừa mới ly hôn chồng. Cô kể câu chuyện hôn nhân và ly hôn trên mạng xã hội và nhận về nhiều lời động viên, chuyện như sau:
" Em 28 tuổi, kết hôn được hơn 1 năm thì ly hôn. Bây giờ em nói ra rằng mình quyết định rời ngôi nhà đó chỉ vì vài câu nói thì nhiều người bảo em ngu ngốc. Nhưng thật sự, những gì mẹ chồng và chồng em nói ra khiến bản thân em cảm thấy mình không có chút tôn trọng nào nữa.
Em dân quê, học đại học rồi lập nghiệp trên thành phố. Sau này em yêu rồi cưới chồng em là dân trên này luôn.
Em là một người học giỏi có tiếng trong vùng, nhan sắc cũng có. Ở quê em là hình mẫu lý tưởng, là kiểu 'con nhà người ta' đấy. Bởi vậy nên sau này em lấy chồng thành phố, hàng xóm láng giềng không bất ngờ. Tuy nhiên, ai cũng bảo là em may mắn, có chồng tài giỏi rồi dân phố nọ kia.
Em về sống chung cùng mẹ chồng. Chồng em con một, bố chồng mất đã lâu nên nhà chỉ có hai mẹ con. Cuộc sống của em trở thành 'sống chung với mẹ chồng' đúng nghĩa khi chồng quá mức nghe mẹ, chẳng biết phân biệt đúng sai".
Mới nghe kể chừng này, người ta đã cảm thấy có quá nhiều vấn đề trong cuộc sống. Chẳng rõ cuối cùng thế nào để khiến cho Trinh cảm thấy buồn bã đến vậy.
" Dù chồng em có vợ nhưng trong mắt mẹ chồng đối xử với con trai vẫn như hồi anh ấy độc thân. Hai mẹ con tâm sự gì đó với nhau thì vẫn bình thường nhưng nhiều lúc mẹ chồng khiến em có cảm giác em như người thừa trong nhà.
Ví dụ mẹ đi đâu về mua quà thì chỉ mua cho chồng em. Sau khi mang quà ra bà mới bắt đầu nói kiểu: 'Ôi mẹ quên mất không có quà cho con rồi'.
Em thì không giận dỗi hay gì nhưng lúc ấy em khó xử thật sự. Rồi chuyện tiền nong nữa, đến cả khi cưới em rồi chồng vẫn đưa tiền cho mẹ giữ. Em phải đấu tranh nhiều chồng em mới rụt rè đề nghị với mẹ sẽ tự giữ tiền. Phen đó mẹ chồng giận mất 1 tuần. Thật sự vô lý!
Còn nhiều, nhiều câu chuyện nữa mà em kể ra ai cũng khuyên em nên ly hôn cho sớm. Thế nhưng cũng như suy nghĩ của nhiều chị đấy, vợ chồng dễ gì đến được bên nhau đâu mà nói ly hôn dễ dàng. Em cứ cố gắng chịu đựng.
Nhưng cho đến 1 hôm, em nghe được cuộc trò chuyện giữa mẹ chồng và chồng khiến em hạ quyết tâm ly hôn.
Đợt đó em đi du lịch về, có mua tặng bà cái váy mới. Bẵng đi vài hôm sau chẳng hiểu sao mẹ chồng và chồng em lại bàn đến chuyện quà cáp, cái váy lại bị lôi ra trở thành vấn đề. Lúc đó không có em, chỉ là em về nhà, vô tình thấy hai người đang nói với nhau.
Mẹ chồng em nói đại khái rằng em mua cái váy quá quê mùa rồi chê với chồng, không thể nào mặc được cái váy ra đường. Cuối cùng bà kết luận là chồng em lấy một con nhà quê thì phải chịu thôi.
Sau đó, mẹ chồng em còn nói sang kiểu gia đình em quê mùa không xứng với nhà chồng. Ngày cưới mẹ em mặc cái áo dài chắc phải sử dụng đến mấy năm rồi.
'Mẹ đứng cạnh bà thông gia mà mẹ chẳng muốn chụp ảnh, khiếp cái áo dài xấu quá thể. Con thấy mẹ có thèm đăng ảnh lên không. Từ đầu mẹ đã cấm con qua lại với nó mà con cứ cố. Giờ nó không hòa nhập được với nhà mình đâu, cả nhà nó nữa. Nhìn cái kiểu quê mùa của nhà nó mà mẹ sợ', mẹ chồng nói như vậy đấy.
Lúc mẹ chồng nói xong em choáng váng. Thật sự em chỉ mong chồng có một câu gì đó phản bác nhưng không các chị ạ. Anh ấy tỏ ra thông cảm cho mẹ mình thiệt thòi vì có thông gia với nhà em. Chồng em nói lại:
'Thật sự ai biết đâu được mẹ ơi, dù sao con cũng lỡ rồi. Nhà ngoại ở xa có qua lại mấy đâu mà mẹ lo'.
Lúc đó em suýt khóc luôn, chẳng biết phải suy nghĩ gì hay nói gì. Thay vì vào nhà, em tiếp tục ra ngoài.
Sau đó em đã nói chuyện với chồng. Em hỏi về việc đó thì anh còn quay sang mắng mở em. Anh bảo là mẹ anh chẳng có gì sai khi nói vậy. Ngay lúc đó em tuyên bố ly hôn luôn. Chồng em không có vẻ gì là sốc. Anh ta còn cay cú bảo em rằng nhà quê mà không thèm nhận. Cái chính ở đây em muốn nói chính là sự tôn trọng dành cho nhau thôi mà. Em không quan tâm, không nói nhiều, quyết định làm đơn bất chấp mọi người ùa vào hỏi han, chất vấn.
Các chị ạ, đôi khi đừng sợ hãi sự ly hôn. Cuộc hôn nhân một khi mất đi sự tôn trọng không chỉ dành cho con dâu mà còn cả gia đình bên ngoại thì cố gắng để làm gì.
Có thể lời nói của chồng và mẹ chồng 2 ngày họ quên nhưng với em chắc hẳn nỗi đau sẽ đeo đẳng dài lâu".
Trong hôn nhân, sự tôn trọng là điều cực kỳ quan trọng để gắn kết mối quan hệ. Nếu như người vợ hay người chồng cảm thấy rằng mình và gia đình mình không còn nhận được điều cơ bản đó nữa thì việc tiếp tục hôn nhân sẽ trở thành gánh nặng.
Một người chồng không biết cách bảo vệ vợ sẽ khiến cho người vợ tổn thương, chịu đựng nhiều hơn là hạnh phúc. Bởi vậy, đôi khi đừng nghĩ rằng ly hôn là kết thúc. Có thể quyết định đó sẽ khiến người phụ nữ mở ra một hành trình mới tốt đẹp hơn!
Tâm sự của người phụ nữ ly hôn không muốn bước vào hôn nhân lần nào nữa Tôi đã là một người phụ nữ ly hôn với trái tim và thể xác từng chết mòn trong hôn nhân. Khi bước ra khỏi nơi đó, tôi biết mình đã đánh mất rất nhiều, nhưng cũng sẽ có được rất nhiều. Tôi là người phụ nữ ly hôn 35 tuổi, làm mẹ đơn thân của một con gái 4 tuổi. Tôi đã...