Mẹ chồng “đầu hàng” trước con dâu siêu bẩn
Nhiều bà mẹ chồng bản tính sạch sẽ, gọn gàng nên không ưa nổi cô con dâu ăn ở bừa bộn, thậm chí là siêu bẩn.
Khi nàng dâu “siêu bẩn”
Là một người mẹ mẫu mực, hết lòng chăm sóc con cái nhưng bà Minh (Hàng Chiếu, Hà Nội) không thể chấp nhận được cô con dâu quý hóa của mình.
Nhìn bề ngoài, chị Linh – con dâu bà lúc nào cũng quần là áo lượt, xúng xính váy vóc như tiểu thư với toàn hàng hiệu, nước hoa Pháp thơm lừng. Thế nhưng, khi vào phòng riêng của hai vợ chồng mới biết bản chất thực của Linh thế nào.
“Nói ra thì bảo mẹ chồng nói xấu con dâu chứ thực sự tôi hết chịu nổi rồi. Trông bên ngoài thì bóng bẩy thế kia mà về đến nhà nó chẳng chú tâm vào việc gì cả. Quần áo cởi đâu quăng đó, dép guốc mỗi nơi vứt một chiếc” – bà Minh phàn nàn.
Không chỉ có vậy, Linh còn bẩn tới mức quần áo thay ra vài ngày mới chịu giặt. Trời khô ráo còn đỡ, hôm nào lỡ dính mưa về thì y như rằng, quần áo bốc mùi nặng sau vài hôm Linh “ngâm dấm”.
Rồi có hôm không chịu nổi, bà Minh phải gọi Linh vào phòng “chỉnh đốn”: “Con phải xem thế nào chứ ai đời, hai vợ chồng lại được cả đôi. Dùng bao cao su xong bạ đâu quăng đó. Lúc thì mẹ thấy &’nó’ nằm chềnh ềnh ở dưới gầm giường, lúc thì nằm ở ngay ngoài ban công”.
Không ít lần mẹ chồng đã phải nhắc nhở cách ăn ở bừa bộn, siêu bẩn của con dâu quý hóa (Ảnh minh họa).
Chị Linh lại gãi đầu gãi tai hứa hẹn “Từ nay về sau con sẽ…”. Thế nhưng điều chị hứa hẹn “con sẽ…” mãi chẳng thấy đâu.
Video đang HOT
Chưa hết, mỗi lần chị “đến ngày”, bà Minh mới “nhiều việc”. Đã rất nhiều lần,bà là mẹ chồng lại phải kiêm thêm nhiệm vụ đi thu gom băng vệ sinh đã dùng rồi để vứt vào thùng rác cho con dâu.
Linh có tính buông rơi bỏ vãi và hay quên. Vì thế, đến những ngày “bị”, khi thay băng vệ sinh ra là chị cứ bạ đâu vứt đó. Hiếm hoi lắm chị mới nhớ vứt băng vệ sinh vào thùng rác. Còn lại, hầu hết chị đều thay đồ ở đâu thì vứt “hàng nóng” ở đó hoặc tiện tay “phi qua cửa sổ”.
Thế mới có chuyện lúc thì bà Minh tìm được băng vệ sinh dưới gầm tủ quần áo, khi thì bà phát hiện nó nằm lăn lóc trong nhà tắm nhìn rất kinh hãi và chướng mắt.
“Khuyên bảo, mắng mỏ, tôi đã dùng hết cách rồi mà con dâu tôi vẫn chứng nào tật nấy. Nó cứ vâng vâng, dạ dạ rồi nhanh chóng tống khứ lời tôi nói ra khỏi đầu. Hình như cái tính luộm thuộm hay quên và siêu bẩn của con dâu tôi đã hết thuốc chữa rồi” – bà Minh ngán ngẩm.
Không lôi thôi và bạ đâu vứt đó như Linh nhưng cái tính ở bẩn của chị Thoa (Quận 7, TP HCM) lại được thể hiện trong việc nấu ăn. Mà nghịch lý ở chỗ, bà Giang – mẹ chồng chị lại vô cùng coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm. Với bà, mọi thứ đều không quan trọng bằng đồ ăn cho vào miệng.
Thế nên bà Thoa mới không chấp nhận được cách nấu ăn siêu bẩn mà chị “diễn” hàng ngày. Cải bắp sau khi thái, chị để dưới vòi nước xì xì vài cái rồi cho luôn vào nồi vì “lá cải bắp cuộn chặt thế, bụi bẩn làm sao bay vào được mà cần rửa kĩ”.
Rau sống chị cũng chẳng rửa qua, ngâm nước muối mà dội qua vài gáo nước rồi sắp lên mâm cho cả nhà ăn. Ghê nhất là chuyện chị thường xuyên mang thực phẩm vào nhà vệ sinh để rửa.
Nhà chị vốn chật chội nên WC cũng chỉ đủ chỗ lắp đặt bồn cầu, vòi nước rửa tay và một chỗ đứng khiêm tốn để tắm. Thế nên mỗi khi chị rửa đồ, thực phẩm gần như toàn phải tiếp xúc với bồn cầu.
Bị mẹ chồng nhắc nhiều lần nhưng chị không chừa vì… lười di chuyển, “chạy vào đó cho nhanh”.
Lại thêm, chị thường nấu cơm vào khoảng 6h chiều, thời điểm nước rất yếu, nhỏ từng giọt. Muốn nước chảy mạnh, chị phải lên tầng 2 bật máy bơm. Chị than như vậy mất thời gian lắm, cứ vào nhà vệ sinh rửa cho nhanh (nhà vệ sinh nhà chị lấy nước trực tiếp từ bể nên ít khi bị mất nước).
Mẹ chồng “đầu hàng” con dâu siêu bẩn
Vợ chồng chị Linh nói trên hiện vẫn đang sống cùng bố mẹ chồng và cậu em trai. Có lần bà Minh bước vào nhà vệ sinh thấy cậu út ngơ ngẩn trước bao cao su dùng rồi của anh chị vứt ngay dưới sàn. Bà xấu hổ thay con dâu nhưng vẫn lẳng lặng mang vứt vào thùng rác.
Sau sự cố đó, bà gọi con dâu ra dạy dỗ thẳng thắn: “Còn một lần quên nữa thì vợ chồng đi ra khỏi nhà và ở riêng ngay đấy”. Chị lại vâng vâng, dạ dạ và hứa hẹn sẽ cẩn thận hơn.
Thế rồi “tai nạn” tiếp tục xảy ra khi chị vứt “hàng nóng” linh tinh ngay trong ngày sinh nhật bố chồng. Hôm đấy, các anh chị và các cháu chồng đến rất đông đủ. Cả nhà đang ăn thì cu Thanh 6 tuổi – con chị chồng, bước vào nhà tắm và khóc ầm ĩ “Máu máu”. Tưởng cu Thanh bị tai nạn, cả nhà chạy xúm vào nhà tắm và phát hiện sự thật. Lúc đó, bà Minh vừa ngượng vừa xấu mặt với con dâu.
Ngay tối hôm đó, khi các con trai, con gái và đã về hết, bà họp gia đình và tuyên bố từ nay nếu chị Linh không ngăn nắp gọn gàng thì bà không có con dâu là chị Linh nữa. Chuyện hai vợ chồng tự giải quyết với nhau. Bà chỉ đồng ý cho con trai anh chị sống trong ngôi nhà của bà.
Sau một tuần, bà vẫn chưa nguôi giận cho con dâu. Bà bảo, con dâu ở bẩn đã khó chấp nhận, đằng này nói mãi mà không sửa được thì đành phải từ thôi.
Gia đình bà Giang lại khác, bà rất khó chịu với con dâu. Nhắc nhở con mãi không được, bà quyết định ăn riêng. Mấy tháng trở lại đây, gia đình chị xảy ra chuyện dở khóc dở cười: hai cặp vợ chồng ngồi ăn cơm ở hai góc nhà.
Trong khi chồng đau đầu vì tự dưng bị rơi vào hoàn cảnh chia năm xẻ bảy thì chị Thoa lại thấy thoải mái lắm. Chị thậm chí còn thở phào nhẹ nhõm vì từ bây giờ không còn phải nghe những lời thuyết giáo vô vị từ bà mẹ chồng khó tính nữa.
Từ ngày ăn riêng, chị càng thoải mái “phát huy” “tài năng” nấu nướng siêu bẩn và siêu bừa bộn của mình. Nếu trước đây, khi còn ăn chung, mẹ chồng chị thường xuyên đi theo dọn “bãi chiến trường” của chị thì bây giờ bà mặc kệ.
Vì vậy, nhiều khi nấu nướng xong, quay lại nhìn đống lộn xộn, bản thân chị cũng thấy ghê. Nhưng rồi chị tặc lưỡi cho qua. Với chị cứ thuận tiện, thoải mái là được, vệ sinh thì… vừa vừa thôi.
Đỉnh điểm nhất của cái thuận tiện, thoải mái đã đưa gia định chị vào ba chiếc giường trong… bệnh viện. Hai vợ chồng và cu Nam – con trai chị bị ngộ độc thực phẩm, nôn thốc, nôn tháo. Cu Nam nặng nhất phải nằm viện cả tháng trời mới bình phục.
Thương con, thương cháu, lúc này bà Giang không thể “nể” con dâu được nữa. Dù con dâu mới khỏi bệnh, bà vẫn ra tối hậu thư “hoặc sửa đổi cái tính này hoặc ra khỏi nhà mà đi ở riêng cho khuất mắt. Tôi không nói chơi đâu”.
Theo afamily
Yêu bạn thân của chồng, tôi không hối hận
Tôi ly dị chồng, đến với anh và chung sống hạnh phúc. Tôi cảm thấy thoải mái và hạnh phúc viên mãn với người bạn thân của chồng, bởi đó là người đã cưu mang tôi, đã cùng tôi vượt qua bao khó khăn sóng gió. Anh đến với tôi như một người anh trai, người đàn ông thấy tôi khổ sở mà thương cảm. Thế rồi, chúng tôi hàn gắn hai trái tim tổn thương và rồi chúng tôi yêu nhau, hạnh phúc ấm êm.
Còn nhớ cái ngày anh đi qua nhà, định tạt vào nhà thằng bạn thân chơi vì có khi nay nó ở nhà vì cuối tuần. Đùng một cái bát cơm văng ra ngoài cửa, anh giật bắn mình, ngó vào trong nhà, thấy cậu bạn thân đang túm tóc vợ mà tát lia lịa. Tôi ngước mắt lên, nước mắt đầm đìa và bắt gặp ánh mắt anh đang lén nhìn trộm, ngượng ngùng và xấu hổ, tôi chạy vội lên nhà, còn chồng mình thì đứng dậy mời vào bạn vào nhà uống nước.
Chồng tôi không ngớt lời: "Số tôi khổ ông ạ, lấy phải con mụ vợ ăn hại. Chẳng làm gì ngoài việc ở nhà dọn nhà, lau nhà, trông con vậy mà tháng nào cũng ngửa tay ra xin tiền. Người ta đã đưa cho rồi thì biết thân biết phận đừng có mà xin nữa, tiêu pha cho nó hạn chế, cứ hoang phí. Không đi làm chỉ được cái ăn bám, lại còn lắm mồm. Tôi cờ bạc mặc tôi, liên quan gì nhà nó, tôi được tôi thua là tiền của tôi, nó có cho tôi tiền đánh bạc đâu mà phải nhiều lời. Tôi điên không chịu được, tôi tẩn cho nó bao nhiêu trận rồi mà nó không kinh, cứ lèo nhèo".
Tôi đang hạnh phúc bên anh (ảnh minh họa)
Nói rồi, chồng tôi rót nước chè, còn anh bạn thì ngậm ngùi, không nói câu nào đứng dậy xin phép ra về. Xem ra anh đã vào không đúng lúc. Lúc ra cửa, anh ấy chỉ ngoảnh lại nói một câu: "Ông đã bao giờ thử làm việc nhà, trông con cho vợ ông chưa hay chỉ mỗi việc đưa tiền?". Lời nói ấy dù chỉ ngắn ngủi nhưng khiến tôi cảm thấy xúc động vô cùng, ước gì chồng tôi hiểu được tâm tư như thế thì tôi đâu phải khổ thế này? Có sung sướng gì phận người đàn bà ăn bám chồng.
Thế rồi, sau lần ấy, tôi ngượng ngùng mỗi khi gặp lại anh bạn thân của chồng. Anh cũng thường xuyên tới nhà tôi chơi hơn, giống như chuyện dò xét xem chồng còn hay đánh đập tôi không. Tôi cũng cảm thấy được an ủi phần nào mỗi khi anh ấy tới, cảm thấy bớt sợ hơn và dần chuyện anh tới nhà chơi thành thói quen. Cứ cuối tuần anh không tới là tôi lại mong ngóng.
Nhiều lần anh có ý muốn ở lại nhà tôi ăn cơm và cùng vợ chồng tôi nấu món ăn. Tôi cũng trổ tài bếp núc cho anh thấy. À, thì ra tôi nấu ăn ngon vậy, trước giờ chồng tôi chưa từng khen tôi một câu, cuộc sống vợ chồng tẻ nhạt khiến tôi không còn cảm hứng nữa, nhưng sự động viên của người bạn thân chồng khiến tôi thấy phấn chấn và động lực hơn. Anh đến nhà tôi ăn uống cũng thường xuyên hơn.
Tôi không còn là người vợ khổ sở trước đây nữa (ảnh minh họa)
Rồi anh hẹn riêng tôi đi uống nước. Những lần ấy tôi phải trốn chồng. Rồi không hiểu sao, tôi bắt đầu thấy thích anh, nhớ anh. Lần ấy, anh cầm tay tôi và nói &'anh thương em, thật tội nghiệp cho em'. Anh nhìn ra vẻ đẹp trong tâm hồn tôi, nhìn thấy những đức hạnh tốt của tôi, vậy mà cuối cùng tôi lấy phải người chồng vũ phu như vậy. Anh không đồng ý thái độ của chồng với tôi, anh đã nắm tay tôi và nói sẽ cùng tôi vượt qua sóng gió này. Anh muốn được bên tôi, được chở che và bảo vệ tâm hồn trong sáng của người phụ nữ này. Tôi xúc động, gật đầu đồng ý dựa vào vai anh suốt quãng đời còn lại.
Tôi ly dị chồng, đến với anh và chung sống hạnh phúc. Tôi không dám nói quá sớm nhưng những gì chúng tôi dành cho nhau tới giờ phút này cũng đủ để tôi không ân hận về quyết định của mình. Tôi yêu anh, yêu người cha của con tôi và chúng tôi đang vui vẻ. Tôi tin rằng, người đời có thể chê cười tôi nếu họ không hiểu chuyện nhưng lương tâm tôi không làm gì sai cả, tôi thấy mình xứng đáng được như vậy, xứng đáng có được hạnh phúc. Tại sao cứ bắt tôi phải sống cùng người đàn ông vũ phu kia?
Theo Eva
Trong nhà có một "bà dâu" Chuyện mẹ chồng, con dâu không chung quan điểm sống dẫn tới mâu thuẫn gia đình mà kể mãi cũng không hết chuyện. Nếu cứ khư khư lề thói cũ, những thế hệ người già sẽ không nhận được sự hiếu thuận của con cái, ngược lại người trẻ, nếu quá tân tiến thì bất đồng sẽ là chuyện đương nhiên. Khi chồng...