Mẹ chồng cười đắc ý vì tưởng làm xấu mặt được con dâu, không ngờ thế cờ lật ngược, chính bà mới là người bị cả họ “ném đá”
Vừa vào đến cửa nhà, mẹ chồng đứng chống nạnh, bên cạnh là 3 bà thím cùng mấy ông chú ngồi ở bàn uống nước, bà cao giọng quát…
Sau nhiều lần tác động, phân tích rõ lợi, hại của việc ở chung để Tiến hiểu thì Yến đã thành công trong việc xin ra ở riêng. 5 tháng sống với mẹ chồng, với Yến là quá đủ. Trong tâm cô luôn nghĩ, ra ngoài sống dù mất tiền thuê trọ, chật hẹp, thiếu thốn vẫn còn hơn ở trong ngôi nhà 5 tầng khang trang, rộng rãi, đầy đủ tiện nghi mà luôn phải đối diện với bóng dáng mẹ chồng.
Đến tận bây giờ Yến vẫn luôn tự hỏi không biết làm sao mà mẹ chồng lại ghét cô đến vậy. Từ khi về làm dâu, chưa bao giờ Yến hỗn hào hay có thái độ gì quá đáng với bà. Cô luôn giữ đúng đạo làm con, tháng nào cũng biếu bà tiền tiêu vặt, chăm sóc lúc bà ốm đau mà vẫn không thể tạo được thiện cảm với mẹ chồng.
Ảnh minh họa.
Yến tâm sự, lúc còn ở chung cô đã suýt mắc bệnh trầm cảm vì áp lực từ mẹ chồng quá lớn. Đi làm thì thôi chứ về tới nhà là cô bị mẹ sai làm việc nhà luôn chân, luôn tay. Thậm chí cô lau nhà đằng trước thì bà rắc muối ở phía sau rồi yêu cầu quét dọn lại từ đầu. Yến ngơ ngác không hiểu chuyện, còn mẹ chồng thì thản nhiên bảo: “ Thôi chết, cái bà Lan sao bán cho túi muối rách, rắc từ ngoài cổng rắc về có khổ không? Con chịu khó dọn cho mẹ nhé!”.
Nhìn thái độ của mẹ, Yến biết là bà cố tình nên dù oan ức, cô vẫn phải cố nhịn cho xong. Một lần mẹ chồng mổ ruột thừa, Yến tự mình đi mua loại sâm và nước Yến tốt nhất mang về. Không ngờ vừa vào đến phòng bà đã “mặt nặng mày nhẹ” quát tháo: “ Bổ béo gì, cô mua hàng hết hạn cho tôi đúng không? Tôi lạ gì, cô lúc nào chả mong bà già này chết sớm”.
Lần ấy, Tiến về nhà đột xuất nên đã chứng kiến tất cả đầu đuôi câu chuyện. Không để vợ giải thích, anh đứng ra tuyên bố: “Vợ con hiếu thảo như vậy mà mẹ chê thì con đành chịu. Từ ngày mai chúng con sẽ dọn ra ở riêng để không phiền đến bố mẹ nữa”.
Câu nói của Tiến chính là mồi lửa khiến tức giận trong lòng mẹ bùng nổ, bà ném cả túi đồ xuống chân 2 vợ chồng quát lớn: “Cút, cút hết đi. Loại đàn ông bám váy vợ thì không làm được trò trống gì đâu con ạ”.
Cũng từ đó, mối thù mẹ chồng dành cho Yến càng ngày càng sâu, càng không thể hóa giải. Tuy nhiên, Yến vẫn tậm tâm, làm hết trách nhiệm vợ hiền dâu thảo của mình. Cô bảo, mẹ có căm ghét hay chửi đuổi thì vẫn là mẹ sinh ra chồng, cô không được phép hỗn láo hay trả treo với bà.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Cuối tuần trước có đám giỗ ông nội chồng. Yến thấy lạ vì mẹ chồng lại chủ động gọi điện nhờ cô đi mua gà lễ, điều mà trước đây chưa bao giờ có. Bà còn dặn thêm: “ Nhớ không phải mua gì nữa, cỗ bàn mẹ đã đặt xong cả rồi”. Nghe lời mẹ dặn, Yến cứ vậy mà làm.
9h sáng, Tiến đèo Yến mang theo con gà về nhà bố mẹ. Vừa vào đến cửa nhà, mẹ chồng đứng chống nạnh, bên cạnh là 3 bà thím cùng mấy ông chú ngồi ở bàn uống nước, bà cao giọng quát: “ Đấy, các chú bác nhìn dâu vàng, dâu ngọc nhà tôi đấy. Nhà có giỗ, mẹ nhờ đi đặt mấy mâm cỗ mà giờ mới vác cái xác không về. Hôm nay nó cho cả họ nhịn đây mà”.
Yến ú ớ không hiểu chuyện gì thì thím út bảo: “ Thím bảo để thím lo phần cỗ bàn cho mà mẹ cháu không cần, bảo có con dâu lo tinh quân rồi. Các ông, bà ở quê ra đây đầy đủ mà giờ cháu làm thế này thì chết rồi”.
Tiến quay sang hỏi vợ: “Sao vậy? Có đúng là mẹ bảo em đặt cỗ không? Sao giờ thành ra thế này?”.
Yến lúng túng nhìn chồng mà va đúng cái nhìn sắc lẹm và nụ cười đắc ý của mẹ chồng khiến cô bừng tỉnh. Cô nhanh ý lấy điện thoại ra mở lại phần ghi âm cuộc gọi của mẹ chồng hôm trước. Mọi người ai cũng chăm chú lắng nghe.
Nghe xong như đã hiểu ra mọi chuyện, ông bác cả lên tiếng trách móc mẹ chồng cô: “ Thím còn gì để nói nữa không? Thím là bậc làm cha mẹ mà cư xử như vậy thì sao cái con nó phục. Giờ nó là con mình, khôn thì dạy ít, dại dạy nhiều. Cái Yến nó hiền chứ như đứa khác thì không để thím chèn ép vậy đâu. Mà những chuyện năm xưa, thím cũng bớt để bụng đi. Nhớ mà rút kinh nghiệm”.
Mỗi người nói mỗi câu thêm vào khiến mẹ chồng Yến xấu hổ, bà vùng vằng bỏ vào phòng chốt cửa cả ngày hôm ấy. Thì ra nguyên nhân bà ghét Yến là do ngày trước yêu nhau bà đã nói 2 đứa không hợp tuổi, Tiến vẫn cố tình cưới rồi còn bao lần ra mặt bảo vệ Yến khiến bà cảm giác như mình bị mất con trai.
Cũng may một điều là công việc của Yến yêu cầu phải ghi âm các cuộc gọi của khách hàng nên cô mới có ứng dụng ấy, nếu không cô đã bị mẹ chồng cho ăn một “vố” đủ rồi cũng nên.
Nhật Quỳnh
Theo toquoc.vn
Tôi sinh con thứ 2, mẹ chồng bảo mang đứa lớn về quê chăm giúp, tôi cứ nghĩ bà tốt bụng cho đến ngày không thể gọi điện được cho con mới tá hỏa
Mỗi khi tôi gọi điện về quê thì mẹ chồng đều lấy cớ để không cho tôi gặp con.
Tôi và chồng lấy nhau từ hai bàn tay trắng. Cưới được 5 năm mới gom đủ tiền mua một căn hộ chung cư nho nhỏ, nợ nần mãi tới năm ngoái mới trả hết. Bố mẹ chồng ở quê chưa từng giúp được một đồng nào, nhưng ông bà cũng không đòi hỏi vợ chồng tôi phải gửi tiền.
Khi sinh đứa con đầu lòng thì tôi về quê ngoại, vì lúc đó còn đang ở nhà thuê, mẹ tôi vẫn đi làm nên không thể ra chăm được. Mà lúc đó em chồng cũng sinh con nên mẹ chồng tôi khá bận rộn.
Nửa tháng trước tôi sinh con gái thứ 2. Lần này tôi ở cữ tại nhà mình, mẹ tôi từ quê ra chăm. Nhưng có một việc khiến tôi rất không thoải mái và thường xuyên nghĩ ngợi. Trước khi tôi sinh được 10 ngày thì mẹ chồng tôi từ quê ra nói rằng muốn đón con trai đầu của tôi về quê chăm, để bà thông gia chỉ chăm tôi ở cữ cho đỡ vất.
Để con trai ở nhà, cứ nhìn mẹ ôm em lại sinh ra tị nạnh hoặc tủi thân thì cũng tội. (Ảnh minh họa)
Lúc đầu tôi không đồng ý, vì như thế thì tôi sẽ nhớ con lắm. Nhưng nghĩ ngợi mãi, sợ mẹ tôi không kham được bởi con trai tôi khá nghịch ngợm, cháu mới 3 tuổi thôi. Chồng tôi đi vắng cả ngày, tối mới về bế con gái được chút ít chứ làm gì có thời gian chơi với con trai. Mà để con trai ở nhà, cứ nhìn mẹ ôm em lại sinh ra tị nạnh hoặc tủi thân thì cũng tội. Thế nên tôi đồng ý để mẹ chồng đưa cháu về quê.
Lúc đó tôi cũng chỉ nghĩ đơn giản là thỉnh thoảng bà nội sẽ mang con trai ra chơi với tôi. Tôi đâu ngờ mẹ chồng đưa cháu về là bặt tin một mạch cả tháng nay.
Mỗi khi tôi gọi điện về quê thì lúc bà bảo con đang ngủ, lúc lại bảo con đang đi chơi với ông nội. Thế nên chẳng mấy khi tôi nhìn thấy mặt con. Có lần bà còn nói thẳng rằng, con mãi mới quen cuộc sống ở quê, giờ nói chuyện điện thoại với mẹ lại nhớ mẹ rồi quấy khóc thì ông bà không trông được.
Chẳng lẽ tôi nằng nặc đòi chồng về quê đón con lên? (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng nói thế khiến tôi rất tủi thân. Tôi nhớ con vô cùng. Tôi cũng không biết con sẽ suy nghĩ thế nào khi mẹ vừa sinh em bé thì đã gửi thẳng con cho ông bà nội như thể không cần con. Tôi tâm sự với chồng thì anh gạt đi bảo là bà làm vậy là muốn tốt cho tôi, tôi ở cữ cũng yên tâm mà chăm con gái nhỏ. Đấy, chồng tôi vô tư vô tâm như thế đấy.
Mẹ tôi cũng bảo tôi gọi điện cho bà nội xin đón cháu về. Mẹ tôi chăm cả 3 mẹ con được. Nhưng khi tôi gọi cho mẹ chồng thì bà lại bảo: "Nó đang ở đây yên ổn, chị cứ thích vẽ thêm chuyện thế làm gì? Đưa nó về rồi sau này chị lại nói chị ở cữ mà có mình mẹ đẻ chăm nom. Giờ tôi chăm đỡ cho chị đứa đầu, chị phải cảm thấy nhàn thân chứ".
Tôi cảm thấy buồn quá các chị ạ. Nhớ con đến mức nước mắt cứ rơi mà mẹ chồng thì cương quyết không trả con. Chẳng lẽ tôi nằng nặc đòi chồng về quê đón con lên? Như thế thì sợ rằng tình cảm mẹ chồng nàng dâu sứt mẻ. Tôi phải làm gì bây giờ hả mọi người?
(thanhth...@yahoo.com.vn)
Phuong Nam
Theo toquoc.vn
Không ở nhà làm cơm cho "giặc bên Ngô" mà tôi bị mẹ chồng đuổi thẳng cổ và lời đáp trả khiến bà giận tím mặt Tôi thấy mình chẳng sai, vì thế không cần phải nhẫn nhịn nghe mẹ chồng mắng chửi nữa. Tôi về làm dâu nhà Quân được hơn 1 năm thì ngần ấy thời gian đều sóng gió. Nguyên nhân cũng bởi mẹ chồng quá khó tính. Tôi đi làm 5h30 tan, bà bảo: "Nhà mình cách công ty con 4km, tính cả tắc đường,...