Mẹ chồng, cứ cho tiền là ổn hết!
Mẹ bảo, con cái phải có trách nhiệm với bố mẹ, hàng tháng phải cho bố 2 triệu, mẹ 2 triệu, đó là tiền báo hiếu.
Không biết các bạn thế nào chứ tôi thì đúng là như vậy. Trong hoàn cảnh gia đình tôi, khi có một bàmẹ chồng tham tiền, tôi luôn nghĩ, chỉ cần đáp ứng được như cầu của mẹ là được, không vấn đề gì.
Mẹ chồng tham tiền
Mẹ chồng tôi vốn là người tiết kiệm, nhưng cái sự tiết kiệm &’chính hiệu’ thì không nói làm gì. Giá như mẹ biết dành dụm để tiền lo cho con cháu, giữ hộ con cháu thì không nói, đằng này bị chỉ tính bòn rút của con cái, lo cho thân mình.
Ở cái tuổi của mẹ, chuyện tiền nong vẫn còn rất quan trọng. Mẹ chưa phải già để không biết dùng tiền vào việc gì vì mẹ vẫn chưa nghỉ hưu. Mẹ tôi làm giáo viên, cái nghề mà người ta bảo là nhã nhặn, cao quý. Tôi không nói gì tới cái nghề ấy, nhưng nếu là người như mẹ thì đúng là có chút lệch lạc. Mẹ lên lớp, giảng dạy cho các em học sinh phải biết chia ngọt sẻ bùi, biết quan tâm nhau, lo lắng cho nhau, đối xử tốt với người xung quanh, nhất là người thương yêu mình. Thế nhưng, với những đứa con như tôi, là con dâu của mẹ, mẹ lại coi không ra gì, chỉ nghĩ chuyện bòn tiền của con cái.
Vợ chồng tôi ở riêng, chẳng liên quan tới nhà mẹ. Tôi làm kinh doanh cho một công ty, thu nhập cũng ổn ổn. Còn chồng tôi làm thuế hải quan. Mỗi lần lĩnh lương là được tới 2 chục triệu, số tiền ấy với tôi mà nói là lớn. Hai vợ chồng gom góp, chịu khó tiết kiệm cũng được khá nhiều tiền. Tôi tính toán dành dụm để xây một cái nhà lớn, sau này có con cái cho nó rộng rãi.
Video đang HOT
Lúc nào mẹ cũng muốn quản tiền của vợ chồng tôi (Ảnh minh họa)
Nhưng mẹ nhất định không để yên cho vợ chồng tôi. Mẹ bảo, con cái phải có trách nhiệm với bố mẹ, hàng tháng phải cho bố 2 triệu, mẹ 2 triệu, đó là tiền báo hiếu. Tôi thấy kì kì, vì xưa nay, có ai lại đòi tiền báo hiếu đâu. Bố mẹ lo cho con còn không xong lại đi đòi tiền của con. Trong khi bố mẹ tôi lại chưa nghỉ hưu, tiền cũng tự kiếm được, vậy thì hà cớ gì lại bắt chúng tôi cho nhiều tiền như thế mỗi tháng. Kể như bố mẹ già rồi, con cái phụng dưỡng thì không nói làm gì, đằng này, con cái còn chưa có nhà cửa, tiết kiệm để xây mà mẹ cũng không hài lòng.
Mẹ còn nói với chồng tôi, phải đưa tiền cho mẹ, đừng đưa cho vợ. Vì vợ chồng khác máu tanh lòng, biết đâu được lúc nào đó tôi lại &’cắm sừng’ chồng tôi, cuỗm tiền thì sao. Nên cứ đưa tiền cho mẹ giữ. Mẹ mua hết thành vàng rồi đeo vào người, cất đi. Nhưng chỗ cất chỉ có mình mẹ biết.
Đang cãi nhau, cho tiền, mẹ chồng cười ngay
Vì cái chuyện tiền nong mà mẹ bực tức tôi, khó chịu với con dâu, không coi tôi ra gì. Mẹ bảo tôi thao túng chồng con, quản chồng chặt, không cho con trai mẹ thở. Tôi nào làm gì anh, chỉ là kế hoạch tiế kiệm chúng tôi đã vạch ra và cứ thế là tiến hành. Tôi cũng bỏ ra tiền lương hàng tháng chứ có phải là tiết kiệm tiền của mình, lấy tiền của chồng ăn tiêu, hay là không cho tiền của mình vào quỹ đâu. Vợ chồng dù sao cũng rõ ràng về tài chính.
Mẹ chửi bới tôi là đứa con dâu láo lếu, không biết nghĩ cho bố mẹ chồng. Bảo tôi chỉ chăm chăm mang tiền cho mẹ đẻ, lo cho nhà mình, không lo xây dựng nhà chồng. Nói mãi cũng mệt, nếu mà về nhà ngày nào thì cãi nhau ngày đó, nên có khi cả tháng tôi không dám về thăm bố mẹ chồng.
Mẹ chửi bới tôi là đứa con dâu láo lếu, không biết nghĩ cho bố mẹ chồng. Bảo tôi chỉ chăm chăm mang tiền cho mẹ đẻ, lo cho nhà mình, không lo xây dựng nhà chồng.(ảnh minh họa)
Bố tôi thì không có vấn đề gì, chỉ mẹ tôi là như vậy. Tôi tham khảo ý kiến chị em, làm thế nào để &’trị’ mẹ chồng, thì họ mách tôi một cách rất hay. Họ bảo, không phải con dâu láo nhưng với bà mẹ chồng như thế, cứ dùng tiền mà mua chuộc. Tôi không cho mẹ được 4 triệu thì cũng nên cho 1-2 triệu, âu cũng là việc nên làm. Hoặc thi thoảng đưa mẹ đi mua sắm đồ đẹp, dù sao mẹ cũng vẫn chưa già, cũng cần ăn diện.
Tôi đã thử cách đó. Tôi nhẫn nhịn, mỗi tháng tôi mua cho mẹ một bộ đồ thật đẹp, có khi thì cái đồng hồ, có khi thì đôi giày đẹp. Quy ra tiền thì cũng chỉ triệu bạc, chẳng thấm vào đâu so với số tiền mẹ đòi, nhưng cũng là niềm an ủi, động viên với mẹ. Tháng nào không mua được quà thì tôi cho mẹ 1 triệu khi lĩnh lương. Bố thì tôi không cho vì bố chẳng màng.
Nhưng có vẻ như tính xấu khó lòng mà thay đổi. Mẹ chồng được thể suốt ngày gây sự cãi vã với tôi để vòi tiền. Và sau mỗi lần cãi nhau, tôi lại nhịn, lại phải cố cười khi mẹ gây sự, đưa cho mẹ vài trăm hay 1 triệu để mẹ ăn tiêu. Có khi thì tôi chê cái tóc của mẹ dài quá rồi, mẹ đi cắt đi, và lại đưa cho mẹ 5 trăm cắt tóc. Thi thoảng tôi làm như vậy rồi cũng thành thói quen. Dù sao thì mẹ cũng biết tôi đã có ý giảng hòa, và cũng là cách tôi thể hiện sự quan tâm. Nghĩ lại, mẹ chồng nào chả khó tỉnh, ai chẳng sợ con dâu quản tiền của con trai mẹ. Dù là mẹ có tiền nhưng thi thoảng cho mẹ ít, lại quà cáp cho mẹ thì có lẽ họ cũng vui.
Thôi thì mẹ chồng con dâu muôn đời vẫn vậy, bảo một người mẹ chồng tốt với mình như mẹ ruột thì đúng là không bao giờ có. Thế nên, cố gắng biến những thứ không thể thành có thể, dù là có miễn cưỡng đi chăng nữa cũng phải cố làm. Hi vọng, cách làm của tôi sẽ dài lâu và sẽ giữ được hòa khí mẹ chồng nàng dâu. Chị em cũng thử cách của tôi xem sao nhé!
Theo VNE
Cậy có bệnh, mẹ chồng 'đè đầu' con dâu
Huyền luôn nói rằng, một bà mẹ chồng bị bệnh tim sẽ lợi hại gấp ba lần mẹ chồng khỏe mạnh, và cô chính là &'vật kiểm chứng' sự lợi hại đó.
"Em phải nhịn, mẹ bị bệnh tim đấy"
Đó là lời mà chồng Huyền vẫn nhắc đi nhắc lại mỗi khi cô định kêu ca về sự vô lý của mẹ chồng. Anh bảo, dù em có ấm ức đến mấy thì cũng không chết được, nhưng nếu em làm mẹ anh tức, mẹ lên cơn đau tim mà chết thì em đừng có trách.
Trước đây Huyền không biết chuyện mẹ chồng có bệnh tim vì trông bà hoàn toàn khỏe mạnh, cho đến sau đám cưới khoảng ba tháng. Hôm đó mẹ chồng bảo cô ướp miếng thịt ba chỉ để quay, cô làm theo. Nhưng một giờ sau, bà lại đem các thứ khế chua, chuối chát ra bảo thái mỏng để ăn kèm với thịt ba chỉ luộc. Huyền ngơ ngác: "Luộc nữa hả mẹ? Con đem ướp để quay hết rồi". Mẹ chồng cáu, bảo tao đang thèm ăn thịt luộc, thế mà mày lại đem quay là sao. Nàng dâu ngạc nhiên mà rằng, con làm theo lời mẹ dặn.
Mẹ chồng quát lên: "Tao bảo mày quay bao giờ? A con này láo, đã làm sai lại còn dám đặt điều cho tao hả?". Huyền bảo, chắc tại mẹ quên, chứ rõ ràng mẹ bảo con ướp để quay. Đến đây thì mẹ chồng hét: "Mày còn dám nói tao lú lẫn nữa hả? Trời ơi", rồi bà ôm ngực nhăn nhó, kêu thảm thiết, khiến cô em chồng từ phòng riêng lao ra, rối rít đỡ mẹ. Thấy mẹ tay ôm ngực, tay chỉ về con dâu, mắt trợn lên nói không ra hơi, em chồng xót xa mắng: "Chị định hại chết mẹ tôi phải không?".
Mẹ chồng quát lên: "Tao bảo mày quay bao giờ? A con này láo, đã làm sai lại còn dám đặt điều cho tao hả?". (ảnh minh họa)
Huyền tâm sự: "Lúc đó tôi sợ quá, nghĩ bà ấy mà chết hay bị làm sao thì tôi thành kẻ giết người. Thế là tôi dù biết mình không sai cũng xin lỗi rối rít. Tối hôm đó, cả nhà dặn tôi rất kỹ là không được làm trái ý mẹ, kẻo mẹ chết vì đau tim thì tôi sẽ phải ân hận suốt đời".
Từ đó, mẹ chồng công khai hành hạ Huyền, cả nhà ai cũng biết nhưng đều coi chuyện cô phải chịu là đương nhiên. Đôi lần Huyền tức quá, bật lại vài câu thì bà lại ôm ngực, có lần còn đau đến nỗi con cái phải đưa đi cấp cứu. "Đến bệnh viện thì bà ấy lại bảo đỡ rồi, đòi đi về. Mà lần nào cũng vậy, hễ tôi biết tội mà xin lỗi, rồi bị cả nhà trách mắng xong là bà ấy khỏe ngay, chả còn dấu hiệu đau đớn gì nữa", Huyền nói.
Bức bối quá, Huyền than với chồng, nói rõ mẹ vô lý thế nào, mình phải chịu oan ức ra sao. Nhưng anh bảo: "Con dâu nhịn mẹ chồng một chút là bình thường. Sao em cứ so đo với cả người bệnh thế?". Mới cưới có một năm mà Huyền đã thấy dài như cả thế kỷ. "Em muốn ly dị. Nhưng chẳng lẽ khi ra tòa, người ta hỏi lý do ly hôn, em lại bảo vì mẹ chồng bị bệnh tim?", Huyền cười khổ.
Mẹ chồng của Thu không bị đau tim nhưng huyết áp lại rất cao. Bác sĩ cảnh báo gia đình phải lưu ý chuyện ăn uống, nóng lạnh và cả tâm trạng của bà, vì nguy cơ đột quỵ khá lớn. Chả cần ai trong nhà chồng phải nhắc, chính Thu đã chứng kiến ngay trong tuần đầu tiên về làm dâu. Hôm đó bố chồng uống hơi say, mắng oan vợ mấy câu, bà cãi không được, mặt đỏ bừng, thở hồng hộc, tay vịn vào cạnh bàn, khiến cả nhà chết khiếp, vội vàng đỡ bà ngồi xuống, pha ngay ly trà tâm sen. Cô con gái đem máy ra đo, thấy huyết áp tăng vọt, ai nấy lè lưỡi.
Thu hết hồn, tự nhủ mình phải cư xử thận trọng, kẻo giận chồng mà bà đã như vậy, nếu giận con dâu thì không biết cơn tăng xông của bà còn ghê đến đâu. Vì thế, cô nhịn mẹ chồng trong mọi tình huống, có bị mắng oan hay đối xử bất công cũng cứ cười trừ cho qua chuyện. Tuy nhiên, nhiều lúc Thu cảm thấy căng thẳng và bức xúc quá mức chịu đựng.
Mẹ chồng ốm, con dâu cũng phát bệnh
Khi chị Oanh về làm dâu thì mẹ chồng đã bị tiểu đường được mấy năm. Bà không ăn kiêng được như chỉ dẫn của bác sĩ nên bệnh ngày càng nặng, sức khỏe sa sút, bắt đầu có dấu hiệu biến chứng ở thận. Bệnh tật và sự kiêng khem khiến bà khó tính và khó ở, lúc nào cũng muốn tìm người trút giận mà con dâu là mục tiêu lý tưởng.
Bệnh tật và sự kiêng khem khiến bà khó tính và khó ở, lúc nào cũng muốn tìm người trút giận mà con dâu là mục tiêu lý tưởng. (ảnh minh họa)
Những lúc thấy mẹ chồng ăn bánh kẹo, Oanh lo lắng can ngăn, bị bà mắng là cố tình làm cho bà đói chết. Hễ gặp ai bà cũng tố, con dâu tiếc với bà từng mẩu bánh, đang ăn dở cái kẹo cũng bị nó nói nặng nói nhẹ; nó đi siêu thị tha về cho con cả đống bim bim, thế mà bà nhờ mua giúp vài phong chocolate thì nó tiếc tiền, chỉ mang về mấy loại trái cây nhạt hoét, lại còn xoen xoét nói là lo cho mẹ.
Không thèm kiêng đồ ngọt nhưng có lần, mẹ chồng Oanh hét toáng lên, kêu cả nhà ra "xử" chị vì tội đầu độc mẹ chồng, dám cho đường vào món thịt kho tàu. Thực ra, Oanh luôn lưu ý nấu những món ăn phù hợp với bệnh tật của mẹ chồng, nhưng con trai chị đòi ăn thịt kho tàu và nhất thiết phải có đường, nên chị nấu riêng cho nó một ít, còn cả nhà đã có nhiều món khác. Oanh giải thích như vậy, nhưng mẹ chồng vẫn khăng khăng bảo cô hành hạ bà, biết bà thích đồ ngọt nên cố ý nấu món này cho bà chết thèm, dụ bà ăn cho chóng chết.
Điều đáng nói là cả gia đình, từ bố chồng đến chồng và các em, đều không hiểu và thông cảm cho Oanh, nên thường xuyên theo lời bà mẹ để mắng mỏ, răn đe chị. Dù cố gắng đến mấy, Oanh vẫn cứ bị mang tiếng ác là ngược đãi người bệnh, có bụng xấu với mẹ chồng.
Sau mấy năm, Oanh bị trầm cảm nặng, đến mức bố mẹ đẻ phải sang đem chị về nhà mình. Mẹ đẻ Oanh đay nghiến thông gia: "Bà bảo bà ốm cái gì? Chính bà đày đọa con tôi đến phát bệnh thần kinh thì có". Đến giờ đã gần 1 năm, Oanh vẫn ở nhà mẹ, chồng chị bảo có chân đi thì phải tự về chứ không sang đón. Chắc sớm muộn gì họ cũng ly hôn.
Bệnh của mẹ chồng là vòng kim cô của nàng dâu
Thực ra, cũng có nhiều ông chồng biết đến sự thiệt thòi của vợ khi phải nhịn bà mẹ chồng hay làm mình làm mẩy bởi trong người có bệnh. Anh Vinh, 37 tuổi, sống ở Đống Đa, Hà Nội, kể, mẹ anh không mắc các loại bệnh mà hễ tức giận là có thể "đi" ngay, nhưng căn bệnh gan khiến bà cũng hay chán ăn, mệt mỏi. Hễ giận con cháu điều gì là bà tuyệt thực, nhịn đến mấy ngày cho lả cả người đi, bảo "để tao chết sớm cho chúng mày rảnh nợ". Trong trường hợp ấy, để bà chịu ăn uống, người nào bị bà giận thì người ấy phải xin lỗi và "nghiêm khắc tự kiểm điểm" trước mặt bà.
"Có điều qua nhiều lần mẹ tôi tự hành hạ bản thân để dằn mặt con cháu, tôi nhận ra bà chỉ làm thế với mỗi vợ tôi, cho dù cô ấy đối với mẹ rất tốt, còn thằng em út nhà tôi mới là đứa ngỗ ngược hay gây chuyện. Nhìn vợ oan ức mà vẫn phải xin lỗi, nịnh nọt để mẹ cho phép y tá truyền nước kẻo kiệt sức, tôi thấy thương. Lúc mẹ khỏe mạnh, bình tĩnh, tôi có góp ý thì bà lại khóc ầm lên, bảo tôi có vợ thì bênh vợ, hắt hủi mẹ, rồi lại đòi nhịn ăn. Tôi cũng đành thua", Vinh nói.
Để giải tỏa stress cho vợ, anh luôn phải an ủi chị, tỏ ra thấu hiểu. Được chồng quan tâm, vợ anh trào nước mắt, dúi đầu vào ngực chồng, xổ ra một tràng ấm ức, cả tiếng đồng hồ vẫn chưa trút hết. Vinh cười, vỗ vỗ vào lưng vợ: "Được rồi, có gì oan uổng cứ trút hết cho anh, rồi chịu khó chiều mẹ tí nhé. Coi như bệnh của mẹ là cái vòng kim cô siết lên đầu em đi, em phải chịu vậy. Sau này em thành chính quả là cái vòng ấy tự khắc sẽ bung ra, như con khỉ Ngộ Không ấy".
Vợ anh phì cười, bụng nghĩ chắc mẹ trăm tuổi thì mới tháo nổi vòng. Nhưng vì được chồng thấu hiểu nên chị cũng nhẹ lòng, thành tâm chăm sóc, chiều chuộng mẹ chồng mà không thấy oán giận nữa.
Theo Eva
Mẹ của bạn gái thường xuyên "xin đểu" Thái và Lan yêu nhau được gần hai năm nay. Ban đầu, Lan rất ngần ngại và không dám nhận lời yêu Thái, vì cô cho rằng hoàn cảnh gia đình mình không xứng đáng với anh. Ba Lan mất sớm, mẹ Lan phải ôm con về ở với mẹ ruột, nhưng Lan lớn lên là do một tay của bà ngoại nuôi...