Mẹ chồng – con dâu như nước với lửa suốt 7 năm chung sống nào ngờ nghe con trai bàn chuyện ly hôn thì mẹ bảo ngay……
Anh ấp úng trước lời mẹ. Anh thật sự không hiểu tại sao bình thường mẹ anh và vợ mình như nước với lửa, thế mà hôm nay lại đứng ra bênh vực chị.
Câu chuyện mẹ chồng – con dâu như nước với lửa xưa nay vốn chẳng còn là chuyện hiếm hoi gì. Hai con người vốn dĩ chẳng có chút gì quen biết với nhau bỗng một ngày vì chung một người đàn ông mình quan tâm mà chấp nhận về chung sống cùng với nhau. Thế nhưng cũng chính và cái mối quan tâm ấy lại khiến cho mẹ chồng – con dâu chẳng bao giờ sống hòa thuận được với nhau. Lý do đơn giản cũng bắt nguồn từ chính người đàn ông ấy.
Trong mắt mẹ chồng, con trai mình luôn là số một, là nhất, làm bất cứ việc gì, đi đâu cũng sẽ chỉ nghĩ đến một mình con trai. Không những thế, bất kể ai bắt nạt hay làm tổn hại một chút gì đến con trai của họ thì cũng không yên với họ đâu. Nhiều khi chính bản thân những người mẹ chồng cũng biết rằng con trai mình sai nhưng hình như cái sai ấy lúc nào cũng có thể tha thứ được. chính vì thế, trong mắt những người mẹ, đứa con trai của mình mãi mãi là một cậu trai bé bỏng không bao giờ trưởng thành được.
Còn với những người vợ, những người con dâu, người mà họ chấp nhận trao thân gửi phận, gửi gắm cả cuộc đời nhất định phải là người đàn ông làm sai biết nhận lỗi, biết sửa lỗi. Sống không thể ích kỉ cho riêng mình mà phải biết nghĩ đến cả những người thân xung quanh, nhất là vợ. Một người chồng không chỉ đơn giản là có trách nhiệm ra ngoài kiếm tiền về đưa vợ lo cho gia đình mà quan trọng, người chồng ấy còn phải biết chia sẻ với vợ mọi công việc nhà, quan tâm và đặc biệt là phải chung thủy với vợ. Có lẽ người đàn ông ấy phải là một người đàn ông đã trưởng thành và bắt buộc phải trưởng thành khi đã lập gia đình.
Chính vì những quan điểm khác nhau ấy mà mẹ chồng – con dâu mãi mãi chẳng bao giờ có thể chung sống hòa thuận được với nhau. Kể cả có không ở chung một nhà đi chăng nữa thì những mâu thuẫn xuất phát từ cùng một người đàn ông cũng sẽ kéo họ lại gần nhau. Chị với mẹ chồng chị cũng vậy, cả hai chung sống bên nhau thế mà cũng đã được 7 năm trời rồi. 7 năm qua chị chưa một ngày quên đi bổn phận và trách nhiệm của một người con dâu với gia đình nhà chồng. Thế nhưng mẹ chồng chị vẫn không có chút nào thể hiện sự hài lòng với chị. Lúc nào cũng vậy, bà có thể tìm mọi cách và mọi lý do để gây khó dễ, để tranh luận với chị. Một ngày nếu mẹ chồng và chị không xảy ra ít nhất một lần cãi vã thì xem như hôm đó căn nhà sẽ thấy trống vắng lắm.
Còn anh, anh chưa từng một lần nào đứng ra bênh vực chị. Mỗi khi chị muốn nhờ anh làm một việc gì đó là y như rằng mẹ chồng chị sẽ lườm nguýt chị ngay. Việc chăm cháu bà cũng giành làm vì bà không muốn để con trai bà đi làm về phải vất vả. Nhưng chị cũng đi làm về thì tại sao mọi công việc trong nhà lại đổ dồn hết lên một mình chị như thế. Rồi anh bắt đầu đi sớm về khuya, chị động nói thì mẹ chồng chị lập tức đứng ra bênh anh:
- Nó là đàn ông, phải ra ngoài giao tiếp xã hội đương nhiên phải nhậu nhẹt rồi. Mà kể có đi sớm về muộn một chút cũng chẳng sao. Là vợ, là đàn bà thì đương nhiên phải có trách nhiệm lo hết mọi công việc trong nhà rồi. Than trách cái gì chứ??
(Ảnh minh họa)
Chị biết lúc này mà có nói lại với mẹ chồng thế nào hai mẹ con cũng sẽ mâu thuẫn to chuyện cho mà xem. Nhưng cũng chính từ đâu xuất hiện những vết rạn trong cuộc hôn nhân của anh chị. Rồi một ngày…
Mẹ chồng chị đi qua cửa phòng và vô tình nghe thấy anh nói với chị:
Video đang HOT
- Chúng ta ly hôn đi. Tôi đã không còn cảm giác gì khi chung sống cạnh cô nữa rồi.
- Anh đang nói gì vậy?? Tại sao chứ?? Em đã làm gì sai ư??
- Cô không sai, là tôi thấy chán rồi mà thôi. Tôi không muốn chung sống cùng cô nữa.
Anh bỏ ra ngoài, để mặc chị khóc nức nở trong phòng. Anh đòi ly hôn chỉ vì một chữ chán ư?? Anh định ra ngoài cho đỡ chán thì bị mẹ chặn cửa lại, nhìn anh, bà gằn giọng:
- Mày mà bỏ con Lan (tên chị) thì tao cũng bỏ mày!!
- Mẹ, chẳng phải mẹ không thích cô ấy hay sao?? Con bỏ thì mẹ chẳng sướng hơn con ấy chứ.
- Đó là việc của tao, việc của mày là chăm sóc tốt cho vợ con chứ không phải là bỏ nó. Là đàn ông mà vô trách nhiệm như thế à??
Anh ấp úng trước lời mẹ. Anh thật sự không hiểu tại sao bình thường mẹ anh và vợ mình như nước với lửa, thế mà hôm nay lại đứng ra bênh vực chị. Rút cuộc thì giữa họ có mâu thuẫn thật sự hay không đây??
Tố Quyên
Theo kenhsao.net
Ông bà "tuân lệnh'" cháu, bố mẹ khó dạy con
Không có hướng dẫn về việc làm ông bà như thế nào nhưng ông bà là người phải chịu áp lực rất lớn với việc hỗ trợ con cái chăm sóc cháu.
Để bà đánh chừa nhé!
Đó là câu nói thường dùng nhất của bà Đinh Thị Huế (ở Ba Đình, Hà Nội) đối với đứa cháu nội mới hơn 3 tuổi. Bất cứ khi nào bé Su không hài lòng về chuyện gì, bà cũng tìm được một "kẻ xấu" để "đánh chừa" thì bé mới không ăn vạ hoặc khóc lóc. Mỗi khi bé Su bắt bà phải "xử" ai hay "xử" đồ vật nào làm bé khó chịu là bà ngay lập tức... "tuân lệnh".
Buổi chiều khi mẹ bé Su về, thấy 2 chị em đang chơi nhưng cô chị nhỡ tay làm rơi món đồ chơi của Su xuống đất, bé giẫy đành đạch, đòi mẹ đánh chị. Dù đã được mẹ an ủi, chị xin lỗi nhưng Su vẫn cứ khóc. Bé muốn mẹ đánh chừa chị là phải được như ý thì mới chịu. Chị Bảo nhất quyết không làm theo ý thì mẹ chồng chị vội chạy ra ôm cháu rồi bảo: "Nín đi, để bà đánh chừa chị Bống nhé".
Đây không phải lần đầu bé Su đòi hỏi rồi bướng bỉnh như thế. Chị đã làm đủ cách nhưng không "trị" được con, vì chị cứ vắng nhà là lại đâu vào đấy. Chị tủi thân rồi cũng ngồi khóc. Cả nhà loạn lên mỗi người một ý chỉ vì một đứa trẻ.
Chị Bảo tâm sự: "Mẹ chồng rất tốt, cách sống của bà cũng khá hiện đại chứ không cổ hủ, thế nhưng cái cách nuông chiều cháu thì bà không bỏ được. Bà xót cháu 5 thì tôi cũng xót con 10. Tôi cũng đã thử áp dụng nhiều cách dạy con không đòn roi, cũng cố hiểu tâm lý của con nhưng chẳng áp dụng được. Thằng bé rất bướng và không phải là đứa trẻ có thể thỏa hiệp ngoài việc làm theo ý nó. Cũng may mẹ chồng tôi là người dễ tính và thương con cháu, nếu không thì chắc mẹ chồng con dâu đã căng thẳng vì bất đồng trong cách nuôi dạy trẻ".
Vì sao ông bà "nghe lệnh" cháu?
Không có hướng dẫn về việc làm ông bà như thế nào nhưng ông bà là người phải chịu áp lực rất lớn với việc hỗ trợ con cái chăm sóc cháu.
Những đứa trẻ thường có nhiều đòi hỏi và không hiểu được lý do đúng sai, chúng chỉ đòi những gì chúng thích, nếu không thỏa mãn thì chúng khóc theo bản năng. Chính vì "khả năng" khóc lóc và ăn vạ này của trẻ tùy từng mức độ mà ông bà cảm thấy "sợ" và buộc phải chiều theo ý chúng.
Trẻ rất ngây thơ nhưng cũng rất nhạy bén. Nếu được đáp ứng đòi hỏi, ngay lập tức chúng nghĩ rằng mình cứ đòi là được. Nếu ông bà không cương quyết ngay từ đầu thì chắc chắn trẻ sẽ được nước lấn tới.
Chị Hồ Thu An (Đống Đa - Hà Nội) kể lại: "Hôm ấy vừa đi làm về tôi chứng kiến cảnh đứa con nhỏ hơn 2 tuổi của tôi đang đòi ông nội đưa cho cái kéo để cắt giấy, ông lập tức đứng lên với cái kéo rồi đưa cho cháu. Tôi phát hoảng vội chạy vào lấy cái kéo từ tay con, thằng bé khóc thét lên đòi lại. Nó ăn vạ gần một tiếng đồng hồ chỉ vì muốn bằng được cái kéo.
Sợ nhất là hôm ông đưa cả hộp thuốc của ông cho cháu chơi, khi tôi có ý trách thì ông bảo rằng trẻ con làm sao nó mở ra được. Thực tế tôi đã chứng kiến một cậu bé lên 2 được ông bà cho chơi tuýp thuốc bôi da và phải đi cấp cứu vì... ăn gần hết tuýp thuốc.
Cứ cháu đòi là ông bà "tuân lệnh" vô điều kiện. Chẳng hiểu từ bao giờ những đứa trẻ lên 2 lên 3 lại có thể điều khiển được cả người lớn như thế".
Nhiều ông bà không chỉ chiều cháu vì yêu cháu, mà còn chiều cháu vì sợ con cái trách mắng vì đôi khi cháu khóc quá thành ốm thì bố mẹ chúng lại trách ông bà.
Yêu chiều cháu theo cách nào cho đúng?
Ngày nay, cái thời "yêu cho roi cho vọt" không còn nữa, thậm chí các chuyên gia tư vấn tâm lý còn đưa ra rất nhiều phương pháp dạy trẻ không đòn roi, không quát mắng mà vẫn đạt hiệu quả mong muốn.
Yêu thì mới chiều, đó là tâm lý chung của các ông bà thời nay đối với cháu. Nhưng giới hạn của sự yêu chiều đó phải có mức độ nhất định và phải được thống nhất giữa các thế hệ trong gia đình.
Để giúp các con dạy dỗ và trông chừng những đứa trẻ, ông bà không nên quá bảo thủ hoặc tự ái khi nhận được ý kiến từ các con. Đặc biệt đừng để trẻ nhìn thấy sự mâu thuẫn giữa bố mẹ và ông bà, điều đó sẽ không tốt cho suy nghĩ của trẻ về người lớn. Trẻ sẽ làm nũng hơn, bướng bỉnh hơn, bớt nể sợ người lớn và càng khó bảo hơn...
Để thống nhất cách dạy con cháu giữa bố mẹ và ông bà, các chuyên gia tâm lý cũng khuyên bố mẹ nên nói chuyện với ông bà về các nguyên tắc dạy con, cùng lên danh sách những gì trẻ được làm và không được làm. Tốt nhất nên nói từng việc một, đừng một lúc mà đưa ra đủ thứ nguyên tắc, ông bà sẽ không nhớ hết và sẽ khó chịu vì cảm thấy bị chỉ đạo. Nếu bố mẹ phân tích mọi việc dựa trên lợi ích của con trẻ sẽ dễ dàng được ông bà đồng thuận. Đặc biệt bố mẹ chú ý tránh chê bai ông bà cổ điển, lạc hậu. Kinh nghiệm xưa của ông bà cũng rất đáng để cha mẹ ngày nay tham khảo.
Yến Nhi
Theo giadinh.net.vn
Mùng 1 đến nhà sếp chúc Tết thì đụng mặt vợ cũ bèn hỏi đểu: "Làm ô sin xuyên Tết à?" nào ngờ đúng lúc sếp đi ra: "Chú nói gì với vợ yêu của anh đấy?" Đúng là trái đất tròn nhỉ. Anh đến đây làm gì? Đến chúc Tết sếp tôi. Còn cô đói đến mức làm ô sin xuyên Tết à Hà không thể ngờ rằng người đàn ông cô hết mực yêu thương đến mức sẵn sàng nhường 1 quả thận của mình cho anh lại có ngày nhẫn tâm đuổi cô ra khỏi nhà đúng...