Mẹ chồng cố ý chia cắt mẹ con tôi
Được một tuần sau sinh, mẹ chồng tôi ôm cháu về phòng, mọi thứ bà đều giành làm.
Mẹ chồng luôn muốn gần cháu và “khéo léo” nghĩ cách khiến để chia mẹ cắt con (ảnh minh họa)
Tôi lấy chồng ngay khi mới vừa ra trường vì trót lỡ có em bé. Mẹ chồng anh không thích tôi cho lắm vì so ra, tôi với anh bằng tuổi, gia đình tôi lại chỉ là gia đình buôn bán bình thường: Mẹ bán tạp hóa ngoài chợ, bố chạy xe ôm. Vậy nhưng vì đứa cháu tôi đang mang trong mình, bà vẫn bấm bụng để tôi và chồng thành hôn.
Là cô dâu mới về nhà chồng, tôi rất hồ hởi và háo hức cho một cuộc sống mới. Bản tính gia đình từ xưa không giàu có, tôi vốn hay lam hay làm nên mọi việc ở nhà chồng coi như cũng ổn thỏa. Mẹ chồng thấy tôi tháo vát, đảm đang, lại lo liệu ngăn nắp cho cả nhà chồng thì thái độ với tôi cũng êm xuôi phần nào. Bà cũng bắt đầu khen tôi, bảo chồng tôi là: lấ vợ bằng tuổi cũng có cái sướng, nó lo cho chồng gọn gàng chu đáo. Thêm vào đó, từ ngày biết tôi sinh con trai, gia đình có cháu đầu lòng, mẹ chồng cũng càng thêm hài lòng về tôi. Cứ thế, tôi ở nhà chồng 9 tháng mang bầu với cái bụng dần lớn vượt mặt nhưng lại thêm niềm vui vì mối quan hệ với mẹ chồng được cải thiện.
Ngày tôi sinh Bí Ngô, lần đầu tiên trong gia đình có tiếng khóc trẻ thơ. Đứa trẻ là món quà chung của cả dòng họ nhà nội. Khỏi phải nói, mẹ chồng tôi thích đến nhường nào. Nhìn đứa cháu trai đầu lòng với những đường nét y hệt bố nó, y hệt cả dòng họ nhà nội có lẽ đã khiến mẹ chồng tôi nảy sinh cảm giác làm mẹ, như một lần nữa được quay trở về ngày xưa, chăm chút cho con trai mình. Vậy là, bà bắt đầu thay tôi làm mẹ từ đấy.
Hồi mang bầu,cả tôi và chồng rất thích đặt cho con cái tên Anh Minh với mong muốn sau này con sẽ khôi ngô, thông minh sáng lạn. Vậy nhưng mẹ chồng tôi không thích cái tên tôi đặt. Bà chẳng nói chẳng rằng với ai, tự đặt cho Bí Ngô một cái tên mới rồi đi khoe với tất cả mọi người. Cảm giác khi vừa từ viện về, gặp gỡ họ hàng, bố mẹ chồng,..ai cũng gọi con mình bằng một cái tên lạ hoắc khiến trong tôi có phần tủi thân và buồn lòng. Chồng tôi không có ý kiến gì. Anh bảo, “tên kia của mẹ đặt cũng được mà”.
Bố mẹ chồng tôi yêu Bí Ngô lắm. Ngày nào hai ông bà cũng ở trong phòng tôi từ sáng đến tối để chơi với cháu. Mẹ chồng tôi bảo “Con mới sinh xong còn mệt. Cứ nghỉ ngơi đi, mọi chuyện chăm cháu để mẹ lo cho”. Thấy mẹ chồng thương mình, tôi cũng cố gắng nghỉ ngơi theo ý mẹ. Nhưng hóa ra không phải như vậy. Mẹ chồng tôi chỉ làm những việc liên quan đến cháu. Bà có thể cho cháu ăn, thay tã cho cháu, tắm cho cháu, bồng bế cưng nựng cháu…Còn những việc khác, tôi phải theo dọn. Bình sữa cho cháu ăn xong, bà gọi tôi đi rửa. Cái tã thay ra cho cháu, bà bảo tôi vào vứt đi. Tăm táp cho cháu xong xuôi, bà ới tôi ra dọn phòng tắm và mang đồ của con đi giặt. Đến giờ ăn cơm, bà nhắc tôi vào bếp nấu cơm cho hai bà cháu “để mẹ bế cháu hộ cho con đỡ mệt”.
Được một tuần sau khi sinh trở về nhà, tôi chính thức bị cô lập hoàn toàn với con mình. Mẹ chồng tôi ôm cháu về phòng bà, ăn, ngủ, vệ sinh, tất tật mọi thứ bà đều giành làm. Bình sữa, bỉm thay, quần áo bẩn bà vứt ngay ngoài cửa phòng. Tôi chỉ việc nhặt đi dọn. Mỗi lần tôi cố bước sang ôm con, bà cứ ngó nghiêng, trách bóng trách gió rằng tôi mới sinh con đầu lòng, chăm thằng bé không khéo. Tôi muốn bế con, bà để tôi bế chưa được 1 phút thì giành lạnh, bảo sợ tôi làm gãy lưng thằng bé. Tôi muốn cho con ăn, bà bảo nó khó ăn lắm, chỉ quen bà thôi.
Video đang HOT
Tôi cố nghĩ, chẳng phải mẹ ghét bỏ gì tôi, chẳng qua bà quá yêu cuồng đứa cháu đầu tiên của dòng họ nên đâm ra độc quyền mà bà không hề nhận thấy. Tôi chỉ biết đứng nhìn đứa con nhỏ với đôi bàn tay bé xíu, cái miệng chúm chím cùng mái tóc tơ đáng yêu đang ngủ ngây ngô như thiên thần từ xa. Nhiều đêm nằm cạnh chồng, nỗi nhớ con khiến tôi khóc ướt đẫm gối. Chồng tôi một mặt bảo với tôi “anh sẽ nói với me”. Nhưng khi gặp mẹ chồng, anh lại chẳng nói được câu nào bảo vệ tôi. Khi quay về, anh còn trách mắng “Em đừng so đo với mẹ. Mẹ đã vất vả chăm con thay em. Ai sung sướng gì mà em còn nói mẹ. Em có biết em đã làm bà khóc không?” khiến tôi nghẹn lời.
Cuộc sống khổ sở ấy của tôi cứ thế trôi cho đến khi đầy tháng, bố mẹ tôi tay xách nách mang từ quê lên thăm cháu. Ông bà ngóng Bí Ngô đã từ lâu nhưng vì mẹ chồng nói kiêng không cho cháu gặp ai nên bây giờ mới được lên gặp.Tiếp đón ông bà thông gia, mẹ chồng tôi tỏ ra vô cùng lạnh nhạt. Mẹ tôi mới sung sướng bế cháu chưa kịp rõ mặt, Bí Ngô vặn vẹo, mẹ chồng ôm thằng bé chưa được dăm phút thì mẹ chồng tôi đã vội vã “giựt” cháu lại, mang ra chỗ khác. Tôi thương bố mẹ từ xa đến thăm mà chẳng được nhìn rõ cháu ngoại, mới vội vàng bảo mẹ “Bố mẹ chụp ảnh Bí Ngô về nhà còn ngắm cho khỏi nhớ cháu”. Nghe thấy ý kiến của tôi, bố tôi mừng rỡ rút vội từ trong túi ra chiếc điện thoại với màn hình màu đã cũ từ lâu lắm. Ông đang loay hoay mò mẫm cách sử dụng chiếc điện thoại “đồ cổ” chỉ dùng để liên lạc với con gái ở xa thì mẹ chồng tôi hoảng hốt giật vội Bí Ngô vào lòng rồi lấy tay che khuất mặt cháu. Bà giả bộ nựng cháu “Ôi chết rôi! Người ta sắp chụp ảnh Bí Ngô rồi. Điện thoại “Tàu” như thế mà chụp cháu bà thì xấu lắm mất thôi!”. Bố tôi “chết đứng” và tỏ ra vô cùng ngại ngùng. Ông không muốn làm mối quan hệ thông gia xấu đi, cũng không muốn con gái phải khó xử. Bố mẹ tôi về.
Ngày hôm đấy, tôi trốn vào gác xép, khóc một trận đã đời. Nước mắt cứ thế tuôn ra như mưa. Tôi phải làm gì đây, phải làm gì để được bên con mình, phải làm gì để bố mẹ già ở quê thôi phải lo lắng vì đứa con gái bất hiếu như tôi.
Theo VNE
Mẹ con tôi không đáng 1 xu
Thế đấy, với chồng tôi giờ tiền bạc là trên hết, mẹ con tôi không đáng một xu.
Vợ chồng có thể cùng nhau vượt qua hoạn nạn, nhưng để cùng nhau hưởng giàu sang thì khó vô cùng (Ảnh minh họa)
Tôi và chồng đến với nhau khi cả hai đều không có gì trong tay. Tôi là một cô gái có chút nhan sắc nên rất nhiều chàng trai theo đuổi, trong đó có cả những người được liệt vào danh sách đại gia. Nhưng tôi yêu Kha bởi tôi tìm thấy ở anh ấy những thứ mà nhiều người đàn ông khác không có. Kha đàn ông nhưng cũng đầy tình cảm, nhiều quan tâm, thông minh hài hước, tôi và Kha nói chuyện rất hợp nhau.
7 năm yêu nhau, với nhiều người là nhàm chán, nhưng chúng tôi lúc nào cũng dính với nhau như đôi chim ri. 7 năm yêu nhau, hai đứa chưa từng một lần giận nhau quá 2 ngày.
Sáng sáng, Kha đến đưa tôi đi làm dù công ty anh ngược đường với cơ quan tôi. Buổi trưa rảnh là hai đứa lại lên mạng chát chít, nhắn tin qua điện thoại. Chiều tan làm Kha lại đến đón tôi, rồi hai đứa đi ăn, đi chơi tối. Đêm về trước khi ngủ lại "buôn" điện thoại đến lúc chiếc điện thoại nóng ran mới chịu ngủ.
Ngày nào cũng như ngày nào trong 7 năm liền mà chưa bao giờ tôi và Kha thấy chán nhau.
Với cả hai, lúc nào cũng thấy không đủ thời gian để dành cho nhau, không có đủ thời gian để hôn nhau cho đã dù gần như ngày nào cũng gặp.
Rồi sự "chịu đựng" lên đến đỉnh điểm, cả hai đều cảm thấy không thể chờ đợi thêm được nữa. Vậy là, dù ở nhà đi thuê, công việc bập bõm, lương thấp, hai đứa vẫn quyết định xin gia đình cho tổ chức đám cưới.
Ngày cưới, lúc trao nhẫn tôi đã hỏi chồng: "Anh sẽ yêu thương vợ con mãi mãi chứ?". Chồng tôi đã nhìn vào mắt vợ và gật đầu quả quyết.
Hai năm đầu hôn nhân là hai năm mà tôi thấy hạnh phúc nhất. Cả hai "yêu nhau" không biết chán, yêu bất cứ chỗ nào có thể: tranh thủ ở quê chồng một ngày mưa tầm tã; ở ban công khách sạn một sáng bình minh... Tối nào căn phòng thuê cũng ngập tràn tiếng cười hạnh phúc. Giống như nắng hạn gặp mưa rào, cả hai lại càng quấn quýt nhau hơn hồi chưa cưới.
Rồi những tối tôi nằm gối đầu lên tay chồng "vẽ" lên những viễn cảnh tốt đẹp cho tương lai. Hay những buổi chiều, đi làm về, vừa bước chân vào phòng đã nhận được cái ôm chặt cùng nụ hôn nồng say của chồng...
Hạnh phúc luôn đủ đầy dù nỗi lo cơm áo gạo tiền đè chặt lên đôi vai cả hai vợ chồng. Có những thời điểm hai vợ chồng chỉ ăn cơm trộn nước mắm vì trong nhà không còn đến vài đồng bạc lẻ, hay những bữa cơm chồng gắp cho mình miếng rau bắp cải luộc và tếu "miếng đùi gà này ngon, nhường cho vợ!".
Ba năm sau ngày cưới, hai vợ chồng vẫn chẳng tích cóp được gì nhưng hạnh phúc thì lúc nào cũng dư giả. Rồi tôi có thai, tôi không thể quên tiếng cười sung sướng của chồng khi điện thoại thông báo "hai vạch rồi anh ạ".
Đứa con đầu ra đời trong tình yêu thương của cả hai gia đình. Kể từ khi con trai ra đời, như có "thần hộ mệnh" (cách nói tếu của chồng tôi), công việc làm ăn của chồng tôi lên như diều gặp gió. Anh trở thành giám đốc kinh doanh của một công ty liên doanh với Nhật. Lương của chồng tôi từ mức vài trăm nghìn khi hai vợ chồng mới cưới giờ được tính bằng tiền đô.
4 năm sau ngày cưới, hai vợ chồng có được ngôi nhà riêng ở khu phố sầm uất bậc nhất của Hà Nội. Nỗi lo cơm áo gạo tiền chỉ còn trong quá khứ. Nhưng cũng từ đó, những ngày tháng hạnh phúc cũng "lên xe" về vùng kỉ niệm.
Những bữa cơm gia đình ngày càng trở lên hiếm hoi, chồng tôi luôn về nhà trong tình trạng say xỉn, rồi những "dấu vết lạ" cũng thường xuyên xuất hiện trên áo, trên cổ hay ở một nơi nào đó trên người anh ấy. Sáng hôm sau tôi có hỏi thì chồng chỉ lạnh lùng "Đàn bà chỉ giỏi ghen bóng ghen gió, có phúc mà không biết hưởng, đừng để tôi phát khùng".
Cứ vậy, tiếng nói chung của hai vợ chồng không còn. Kỉ niệm 5 năm ngày cưới, tôi đã tốn bao công sức chuẩn bị một bữa tối lãng mạn, mặc bộ váy đẹp, gợi cảm nhất ngồi chờ chồng. 9 giờ...10 giờ... rồi 1 giờ đêm mà chồng vẫn như "bóng chim tăm cá". Điện thoại của chồng thì luôn không liên lạc được. Cả đêm tôi không thể ngủ, cứ ngồi như một cái xác không hồn ở bàn ăn.
Sáng hôm sau chồng về, tôi hỏi thì anh ấy nói "Tôi đi đâu là việc của tôi, ở nhà để đói dã họng ra cả lũ à. Kỉ với chả niệm, có mài ra mà ăn được không. Đúng là nhàn dỗi sinh nông nổi".
Tôi không thể ngờ người chồng từng vô cùng lãng mạn, chưa bao giờ quên bất kì ngày lễ, ngày kỉ niệm nào giờ lại thốt ra những lời vô tình đến vậy. Với anh ấy, mọi cố gắng hàn gắn của tôi chỉ giống như hành động của một kẻ ngốc.
Bỗng nhiên tôi ước, giá những thứ phù phiếm sa hoa này biến mất, trả về cho tôi một người chồng biết quan tâm đến gia đình. Tôi thà sống trong thiếu thốn mà gia đình luôn rộn rã tiếng cười chứ không ham giàu sang mà luôn thấy lạnh lẽo.
Tôi đề nghị li hôn, chồng cười nhạt "Tôi cũng chả thiết tha gì cái gia đình này nữa, nhưng nếu muốn tôi kí đơn li hôn, cô phải cam đoan không tơ hào một đồng nào ở cái gia đình này thì tôi mới đồng ý. Cô muốn nuôi con thì cứ đem nó đi theo mình, nhưng tuyệt đối đừng nghĩ đến việc moi được đồng nào từ tôi".
Thế đấy, với chồng tôi, giờ tiền bạc là trên hết, mẹ con tôi không đáng một xu. Giờ tôi mới thấm thía câu nói của các cụ: Vợ chồng có thể cùng nhau vượt qua hoạn nạn, nhưng để cùng nhau hưởng giàu sang thì khó vô cùng...
Theo VNE
Phải làm người thứ ba dù tôi có con với anh? Biết Nam có vợ nhưng tôi vẫn yêu anh. Đó là điều điên rồ nhất mà tôi từng làm trong đời mình. Có lẽ do lúc ấy tôi đã quá lứa lỡ thì nên gặp anh lần đầu, tôi đã say mê, muốn trao cho anh tất cả. Tôi nói với Nam: "Em sẽ không làm gì ảnh hưởng đến gia đình anh....