Mẹ chồng cho 1 chỉ vàng khi cưới, bắt con dâu “chi lại” 3 chỉ, góp tiền mua xe, lo cỗ cưới cho em chồng
“Ngày trước bà đối với chúng tôi như thế, nay lại ưu ái mọi phần cho cô em. Bà thương con gái, cho con phần hơn tôi không dám ý kiến, nhưng bắt vợ chồng tôi phải góp tiền mua xe máy, phải trao quà cưới ba chỉ vàng, phải thêm tiền lo mâm cỗ thì tôi không đồng ý…”
Tôi lấy chồng tôi là con cả trong nhà. Ngày cưới, hai đứa vừa ra trường, tay trắng tay. Chồng tôi phải mượn tiền mua nhẫn cưới, mượn tiền đưa cho mẹ làm mâm đãi khách. Anh nói: “Bố mẹ nuôi anh học hết đại học là vất vả lắm rồi, coi như xong trách nhiệm. Giờ có công ăn việc làm rồi thì phải tự thân vận động”. Sau này tôi mới biết đó không phải là suy nghĩ của anh mà là tuyên bố của mẹ chồng.
Ngày cưới, tôi được mẹ chồng trao cho một chỉ vàng, còn lại đều là quà nhà ngoại. Sau cưới, tiền anh em họ hàng bè bạn mừng cho đem đi trả nợ tiền vay làm cỗ trước đó. Bố mẹ chồng không chịu bỏ ra đồng nào cho, ngoài chỉ vàng ấy.
Bữa cơm đầu tiên ở nhà chồng, mẹ chồng nói: Bố mẹ làm nông, chỉ lo cho các con học hành đến nơi đến chốn để có cái cần câu cơm là kiệt sức, con trai cũng thế, con gái cũng thế, có gia đình rồi thì tự lo. Tôi nghĩ nhà chồng nghèo, cũng không thể đòi hỏi gì hơn nên vui vẻ với những gì mẹ chồng nói.
Hai vợ chồng làm ở thành phố, nhà phải đi thuê, rồi thì con mọn. Ba tháng sau sinh đã phải đi làm, gọi điện nhờ mẹ chồng ra trông cháu thêm ít lâu cho cháu cứng cáp hơn rồi đi trẻ. Bà nói: “Mẹ còn trẻ, cũng phải làm mà ăn chứ. Mẹ ra đó thì chúng mày cũng phải nuôi, vậy tiền đó thuê người trông không nhàn hơn à?”. Thực ra thì bà ngoại bảo nếu cần trông cháu bà sẽ thu xếp việc nhà cửa ra trông giúp cho, nhưng tôi nghĩ gì thì gì cũng phải nhờ mẹ chồng trước kẻo sau này đã không được nhờ còn bị trách.
Năm năm làm dâu, tôi chưa được nhờ nhà chồng cái gì. Đến mua chục trứng gà sạch cho cháu ở quê tôi cũng đưa tiền cho bà nội. Lúc nào bà cũng nói “chúng mày đi làm có tiền chứ mẹ ở quê quanh năm nhìn vào vài sào ruộng, tiền ở đâu ra”. Thì tôi lại nghĩ mình là con cái, chưa phải nuôi ông bà là tốt rồi, mong gì được nhờ cậy.
Video đang HOT
Tết rồi về ăn tết, cả nhà họp gia đình bàn chuyện cưới xin cho cô em chồng vào tháng hai tới, tự nhiên mẹ chồng giao hết trách nhiệm cho vợ chồng tôi. Bà nói em vừa ra trường, chưa có xe máy đi làm, mẹ cho một nửa, nhà tôi góp một nửa mua cho em cái xe máy. Ngày cưới sắp tới, mẹ cho cô ba chỉ vàng, nhà tôi cũng phải có chừng ấy cho em để em mát mặt khi về nhà chồng. Rằng nhà được cô con gái, gả đi cũng phải đàng hoàng. Và vì một lý do tế nhị nữa là cô ấy đã có bầu, người ta cưới cho là may, mình phải làm thế nào để nhà trai họ không coi thường mình được.
Tôi nghe mẹ chồng nói, thực lòng không thấy phục. Ngày trước bà đối với chúng tôi như thế, nay lại ưu ái mọi phần cho cô em. Bà thương con gái, cho con phần hơn tôi không dám ý kiến, nhưng bắt vợ chồng tôi phải góp tiền mua xe máy, phải trao quà cưới ba chỉ vàng, phải thêm tiền lo mâm cỗ thì tôi không đồng ý.
Vợ chồng tôi khó khăn thế nào bà chưa bao giờ biết, còn từng nói “thân ai nấy lo”, sao giờ lại bắt vợ chồng tôi phải lo cho em chồng. Tôi đã nói với chồng tôi là làm thế không được, chúng tôi không có khả năng, cũng không cần thiết phải làm thế. Chồng tôi lúc đầu còn ậm ờ không nói gì, sau thấy tôi bảo phải nói rõ ràng với mẹ thì nổi cáu: “Nhà có mỗi đứa em, bố mẹ không lo được thì anh chị lo chứ để cho ai lo nữa. Người ta nói “quyền huynh thế phụ”, anh chị có thể thay thế vai trò của cha mẹ. Giả sử bố mẹ không có thì chẳng anh chị thì ai lo”. Tôi bảo “thà rằng không có cha mẹ”. Chồng tôi chỉ vin vào câu đó mà chửi bới tôi không ra gì, nói tôi hỗn láo, ích kỷ, mới đầu năm đã trù ẻo điều xui xẻo cho nhà chồng.
Đành rằng bố mẹ chồng không biết, chứ chồng tôi mà cũng vậy thì tôi thua. Nói thật, nếu làm theo yêu cầu của mẹ chồng thì số tiền tiết kiệm ít ỏi mấy năm qua của vợ chồng tôi coi như đi tong. Chồng tôi vẫn đi làm bằng chiếc xe cũ mua lại của người ta, tôi tiện đường hơn nên đi làm bằng xe buýt, ki ki cóp cóp giờ bắt bỏ ra mua xe máy xịn cho em chồng, càng nghĩ càng cay.
Dù sao tiền tiết kiệm cũng là tôi giữ, nếu tôi nhất quyết không chi thì liệu có xào xáo gia đình không? Tôi có nên vì sự sĩ diện của nhà chồng mà cắn răng chịu đựng sự bất công vô lý này?
Theo Dantri
Ngay tối đầu tiên về làm dâu, mẹ chồng lập tức bàn giao sổ sách, trong đó có một khoản tiền khiến em chết sững
Khi nghe số tiền thách cưới của bố, cả nhà trai hốt hoảng. Em còn lo sợ bố mẹ chồng sẽ không cho kết hôn nữa, nào ngờ...
Em là giáo viên mầm non, còn chồng là nhận viên giao hàng cho cửa hàng điện tử. Em và chồng yêu nhau được 6 tháng thì kết hôn. Bây giờ em cảm thấy ân hận lắm. Nếu trước đây em chịu khó tìm hiểu kỹ hơn về chồng và gia đình chồng thì sẽ không thất vọng như lúc này.
Chúng em quen nhau khi anh hay đến đón cháu. Thi thoảng vào những dịp lễ, anh thường nán lại tâm sự và tặng quà cho em. Nói chuyện được 1 thời gian thì em cảm thấy quý anh nên đã nhận lời làm người yêu của anh.
Yêu nhau rồi em mới biết anh đã từng có 1 đời vợ. Hoàn cảnh gia đình cũng không phải khá giả. Thậm chí khi ấy, bố mẹ anh vẫn đang còn nợ ngân hàng vì vay tiền để sửa nhà. Nhưng lúc đó vì quá yêu anh nên em đã bỏ qua và chấp nhận tất cả những khuyết điểm ấy.
Yêu nhau rồi em mới biết anh đã từng có 1 đời vợ. Hoàn cảnh gia đình cũng không phải khá giả. (Ảnh minh họa)
Em biết mình có thai với anh cách đây 3 tháng. Khi nghe tin em có bầu, bố mẹ chồng em rất vui và còn chuẩn bị chu đáo để đến nhà em xin thưa chuyện. Trước khi bố mẹ chồng đến chơi nhà, em cũng đã nói rõ hoàn cảnh gia đình anh để bố mẹ em biết và thông cảm.
Chuyện là ở quê em có tục lệ thách cưới. Con gái lớn đi lấy chồng nếu thách ít quá thì bị xem là không có giá. Vì thế hầu như nhà nào cũng phải thách cưới trên 20 triệu để không bị người khác xem thường con gái mình.
Hôm bố mẹ chồng em đến thăm nhà, bố em cũng nói rõ ràng quan điểm như vậy và thách cưới nhà trai 30 triệu vì em đã mang thai nên càng phải thách cưới cao. Lúc đó bố mẹ chồng em khá hoảng hốt, mẹ chồng em còn nói khó và xin bố em giảm bớt tiền lễ để cả 2 nhà thoải mái. Nhưng bố em không đồng ý và tuyên bố nếu không có 30 triệu thì không gả con gái.
Bố em còn nói 30 triệu là ít vì em là gái chưa chồng nhưng lại đồng ý lấy trai đã từng có vợ. Có lẽ bố mẹ chồng em cũng phật lòng với câu nói này của bố em. Em còn lo sợ bố mẹ chồng sẽ không cho kết hôn nữa.
Mẹ chồng em còn nói khó và xin bố em giảm bớt tiền lễ để cả 2 nhà thoải mái. (Ảnh minh họa)
Nhưng không hiểu sao tối hôm ấy, mẹ chồng em về và gọi điện cho em thông báo ông bà đã có đủ tiền để lo đám cưới. Vì thế mọi việc vẫn tiến hành bình thường. Vậy là đám cưới của em được tổ chức đúng ý bố mẹ em và số tiền thách cưới là 30 triệu. Số tiền này bố em đã cho em để phụ mua chiếc xe máy mới trước khi về nhà chồng. Xem như của hồi môn của bố mẹ đẻ.
Chuyện tưởng như đã dừng lại và êm xuôi thì ngay tối đầu tiên về làm dâu, mẹ chồng em liền gọi em xuống nhà và bàn giao sổ sách. Điều đáng nói đó không phải tiền mừng cưới hay vốn cho vợ chồng em mà là giấy vay nợ 30 triệu tiền thách cưới kia. Mẹ chồng em nói 30 triệu ấy bà vay lãi ngày để lo đám cưới cho vợ chồng em nên em phải có trách nhiệm trả. Bà còn bảo nếu không có tiền thì em có thể bán chiếc xe mới để chi trả số tiền kia. Còn không thì em bán vàng cưới để trả nợ.
Em không hiểu sao mình lại phải trả khoản nợ đó. Đúng là bố em đòi 30 triệu tiền thách cưới so với hoàn cảnh nhà chồng em là hơi quá đáng. Nhưng sau đó bố cũng đã cho vợ chồng em lại rồi. Sao tự nhiên em lại phải trả nợ thay chồng và gia đình nhà chồng cơ chứ? Em nên làm rõ mọi chuyện với mẹ chồng hay là im lặng và trả số nợ kia để được yên ổn đây các chị?
Theo Afamily
Có bầu trước khi cưới, mẹ đẻ chì chiết tôi là 'đồ hư hỏng', kéo xềnh xệch bắt đi phá thai Phải nói ra những lời này tôi cũng rất buồn. Vì không thể ngờ được khi biết tin tôi mang bầu trước khi cưới, chính mẹ đẻ tôi lại là người đay nghiến, trì chiết tôi nhiều nhất, thậm chí bà còn bắt tôi đi phá thai. Tôi quen anh từ những ngày còn trên giảng đường Đại học. Tình yêu kéo dài...