Mẹ chồng chỉ sợ con trai Tết ngoại nhiều, con dâu đáp lời khiến bà đứng im đỏ mặt
Cho tới hôm qua, đi chợ về ngang qua phòng mẹ chồng, vô tình em lại nghe thấy mẹ con lão nói với nhau về chuyện biếu Tết nhà ngoại. Nghe mẹ chồng nói mà em uất nghẹn tận cổ. Lần này em quyết không giả câm giả điếc nữa mà gõ cửa đi vào, nghiêm mặt lên tiếng.
Từ xưa đến nay, mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vẫn luôn tốn nhiều giấy mực. Vốn là hai người đàn bà xa lạ, không có quan hệ máu mủ, mẹ chồng nàng dâu nay lại về chung một gia đình, sống chung dưới một mái nhà. Cả hai đều có mối quan hệ mật thiết với một người đàn ông, một bên là quan hệ mẹ con, một bên là quan hệ vợ chồng. Sự khác nhau về nề nếp, phong cách sống, cách cư xử khiến mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu khó tránh khỏi xung đột.
Ngày nay, khi tư tưởng của mỗi người đều có phần cởi mở và thoáng hơn, mối quan hệ trên cũng nhiều phần đỡ căng thẳng. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những con sóng ngầm vẫn lăn tăn dưới đáy, nhất là với nhiều gia đình khi ngày Tết Nguyên đán đang đến gần cũng là lúc căng thẳng chuyện biếu Tết nội ngoại.
Từng hạnh phúc vì lấy được chồng gần, với suy nghĩ sẽ có điều kiện chăm sóc bố mẹ đẻ song nàng dâu trong những dòng tâm sự dưới đây lại không ngờ “đời chẳng như mơ” khi gặp phải mẹ chồng khó tính. Câu chuyện như giọt nước tràn ly khi trong một lần tình cờ ngang qua phòng mẹ chồng, cô nghe thấy bà đang thủ thỉ với con trai về việc biếu Tết nhà ngoại.
“Ngày trước em hạ quyết tâm lấy chồng gần vì nhà chỉ có 2 cô con gái nên em nghĩ lấy chồng gần cho dễ chạy đi chạy lại, chăm lo cho nhà đẻ. Thế nhưng nói trước bước chẳng qua mọi người ạ. Chồng lấy gần thật đó mà có được qua lại thường xuyên chăm lo cho nhà đẻ đâu vì mẹ chồng em khó tính, bảo thủ.
Bà nói nhà bà đã mất tiền “mua” dâu thì em phải tập trung chăm lo vun vén cho gia đình nhà chồng, không thể tí tí lại về ngoại được. Bà cứ nói là bà mất tiền “mua” dâu chứ ngày vợ chồng em cưới, bà bỏ phong bì lễ đen có 1 triệu bạc. Sau hôm cưới bố mẹ em cho luôn lại 2 đứa, tiền cỗ bàn thì vợ chồng em bóc tiền mừng gửi trả bà chứ đâu để bà chịu đồng nào đâu. Vậy mà động chút bà lại cậy mình mất tiền “mua” dâu.
Ảnh minh họa
Em nản nhất mẹ chồng em ở chỗ bà sống lúc nào cũng chỉ tiền với tiền. Trong khi bố mẹ chồng em cũng là công nhân viên chức nghỉ hưu, lương lậu một tháng ngót nghét 13, 14 triệu, ăn uống sinh hoạt thì một tay em với chồng lo, bố mẹ chồng hầu như không phải bỏ đồng nào thế mà bà vẫn cứ chi li tính toán.
Đặc biệt, trong lòng bà lúc nào cũng sợ em giấu tiền của chồng mang về cho nhà ngoại. Ngày trước mới cưới, bà còn yêu cầu vợ chồng em đi làm phải đưa lương bà giữ. Lão nhà em thì ậm ờ, mẹ nói sao nghe đấy. Em thì nhất quyết không đồng ý, sau bà cũng đành chịu. Không quản được kinh tế của chúng em, bà lại quay sang xúi con trai không được để vợ cầm kinh tế kẻo vợ tích quỹ đen quỹ đỏ hùn về ngoại.
Video đang HOT
Bà vẫn đứng sau điều khiển con trai nhưng em cũng không phải diện khù khờ. Lúc chỉ có hai vợ chồng, em quán triệt rõ ràng: “Của chồng công vợ, nếu anh không tin vợ thì tốt nhất giải tán cho sớm chợ”. Em cương quyết nên lão cũng không dám làm theo ý mẹ nữa. Cũng vì chuyện này mà mẹ chồng khó chịu với em lắm song em mặc kệ.
Cho tới hôm qua, đi chợ về ngang qua phòng mẹ chồng, vô tình em lại nghe thấy mẹ con lão nói với nhau về chuyện biếu Tết nhà ngoại. Không rõ lão nói gì mà mẹ lão rít giọng: “Dốt thế, nhà vợ con biếu Tết vài gói kẹo cho có hình thức là được rồi. Con có dám chắc sau lưng con, con M. (tên em) không cho tiền bố mẹ nó không, việc gì phải biếu nhiều nữa”.
Nghe mẹ chồng nói mà em uất nghẹn tận cổ. Lần này em quyết không giả câm giả điếc nữa mà gõ cửa đi vào, nghiêm mặt lên tiếng.
“Mẹ ạ, con vô tình nghe được câu chuyện của mẹ với chồng con về chuyện biếu Tết bố mẹ con bên nhà. Việc mẹ tư vấn cho chồng con biếu bố mẹ vợ như thế nào con đều cảm ơn bởi con nghĩ bố mẹ con cũng giống mẹ, con cái biếu gì không quan trọng bởi họ chỉ cần tấm lòng hiếu thảo của con cháu.
Về vật chất xưa nay bố mẹ con chưa bao giờ đòi hỏi gì ở chúng con, thậm chí ông bà còn cho vợ chồng con gấp nhiều lần thế, điều này chắc chồng con là người rõ nhất nên cũng không có chuyện con giấu biếu riêng bố mẹ đẻ. Mẹ đừng nói thế mà mang tiếng cho con mẹ ạ”.
Ảnh minh họa
Vừa nói em vừa nhìn thẳng mặt chồng khiến lão đứng yên quay sang gật gù với mẹ: “Vợ con nói đúng đó mẹ. Ông bà ngoại trước giờ có bao giờ lấy cái gì của vợ chồng con đâu. Ngược lại mỗi lần chúng con khó khăn toàn là ông bà đứng ra lo liệu nên mẹ đừng nghi ngờ vợ con kẻo tới tai bố mẹ cô ấy, con không dám ngẩng mặt lên nhìn ai”.
Cả em với chồng kết hợp lại nói khiến bà đứng im đỏ mặt. Không nói được lại bà vờ kêu mệt muốn đi ngủ. Sáng sớm nay vừa thấy con dâu, bà đã giục hai đứa em đi mua đồ sắm sửa biếu nhà ngoại, còn bảo khi nào em về thì để bà gửi thùng bia với giỏ hoa quả biếu thông gia nữa. Thấy bà thay đổi vậy em cũng mừng”.
Việc các thành viên trong gia đình nói chung hay mẹ chồng và nàng dâu nói riêng, hàng ngày sinh hoạt chung trong một không gian thì việc va chạm hay bất đồng quan điểm là khó tránh khỏi. Để dung hòa mối quan hệ này, mỗi bên đều nên học cách tha thứ, rộng lượng và bao dung.
Trong câu chuyện của nàng dâu trên, rất may sau khi cô nàng và chồng bày tỏ quan điểm của mình, mẹ chồng đã hiểu ra nhiều chuyện và thay đổi cách ứng xử của mình. Mong rằng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu sẽ luôn hòa hợp, suôn sẻ.
Theo khám phá
Vừa nhìn thấy phòng tân hôn, tôi cho chồng sắp cưới 1 cái tát rồi tuyên bố hủy cưới
Nhưng khi cánh cửa phòng tân hôn mở ra, tôi chết đứng với cảnh tượng trước mắt. Đây là phòng tân hôn của chúng tôi ư? Tôi ngỡ mình vào nhầm cái nhà kho nào chứ?
Tôi và anh yêu nhau gần 1 năm thì quyết định làm đám cưới. Thú thực, thời gian quen nhau không quá ngắn nhưng tôi vẫn khá lạ lẫm với gia đình anh. Chúng tôi chỉ về ra mắt đúng 1 lần trước khi tiến hành đám hỏi.
Cách ngày cưới 5 hôm, tôi có việc đi ngang qua nhà anh. Nghe anh nói bố mẹ vắng nhà, tôi nghĩ nghĩ rồi tạt vào chơi. Nói thật, do tôi mò tò phòng tân hôn mà anh và bố mẹ chuẩn bị cho chúng tôi thì đúng hơn.
Thực lòng tôi cũng như rất nhiều các cô gái khác, đều muốn 2 vợ chồng tự tay đi sắm vật dụng trong phòng tân hôn. Vì đó sẽ là nơi chúng tôi ở lâu dài, mua và trang hoàng theo sở thích của chúng tôi là hợp lý nhất. Nhưng anh nói mẹ anh muốn chuẩn bị cho các con, tôi đành chấp nhận.
Cách ngày cưới 5 hôm, tôi có việc đi ngang qua nhà anh. (Ảnh minh họa)
Hôm nay bố mẹ anh không có nhà, tôi ngỏ ý bảo anh đưa lên phòng tân hôn ngắm trước. Anh ngần ngừ một lát cũng đồng ý. Nhưng khi cánh cửa phòng tân hôn mở ra, tôi chết đứng với cảnh tượng trước mắt. Đây là phòng tân hôn của chúng tôi ư? Tôi ngỡ mình vào nhầm cái nhà kho nào chứ?
Duy nhất cánh cửa bên ngoài được phết sơn lại, còn trong phòng cũ kỹ và sơ sài tới quá đáng. Đây vốn là phòng riêng của anh, được sắp xếp làm phòng cưới cho vợ chồng tôi. Nhưng mọi vật dụng trong phòng vẫn y nguyên như lúc trước anh còn độc thân, chẳng vì đám cưới của chúng tôi mà thay đổi
Giường cũ, đệm chăn cũ, màn cũ nốt. Được chiếc ga trải giường là mới, song lại là loại rẻ tiền, đường may ẩu đến khó chịu. Không có bàn trang điểm cho tôi, tủ quần áo cũ chật chội của anh tôi treo đồ thế nào đây?
Giá kể đồ dùng của anh còn mới đã đành, đằng này cái tróc sơn, cái sờn gỗ, cánh cửa tủ thì lủng lẳng sắp muốn rơi, sơn trên tường xước từng mảng... Tôi không thể hiểu nổi nhà anh nghĩ gì mà gọi đó là phòng tân hôn?
Có lẽ chồng sắp cưới cũng ý thức được căn phòng tân hôn có vấn đề, nên ngượng nghịu nhìn tôi. Tôi cố vớt vát hỏi: "Phòng tân hôn chưa sắm sửa gì hả anh? Hay mai mình cùng đi sắm nhé! Thôi chúng mình tự bỏ tiền mua đồ, không phải phiền bố mẹ nữa".
"Mẹ anh bảo mọi thứ vẫn dùng tốt, trải cái ga giường mới lên là có không khí rồi. Tiền... anh đều đưa lương cho mẹ nên giờ muốn sắm cũng chẳng có...", anh lí nhí đáp lời tôi.
Tôi nghẹn họng không còn gì để nói, bực dọc quát lên: "Thế này mà anh muốn cưới vợ à?". Anh cúi đầu nín lặng. Tôi giận điên người, giơ tay quăng cho anh ta một cái tát rồi quay người đi thẳng.
Tôi nghẹn họng không còn gì để nói, bực dọc quát lên: "Thế này mà anh muốn cưới vợ à?". (Ảnh minh họa)
Về nhà, tôi kể lại mọi chuyện cho bố mẹ nghe, rồi tuyên bố sẽ hủy hôn. Ông bà chán nản, song ai cũng hiểu, căn phòng tân hôn chỉ là chuyện nhỏ, cung cách ứng xử của mẹ chồng cũng như sự hèn nhát, yếu ớt của chồng sắp cưới của tôi mới là vấn đề. Những điều đó sẽ khiến tôi có một cuộc hôn nhân bi kịch nếu còn nhắm mắt đưa chân.
Nhà chồng không có tiền, tôi sẵn sàng bỏ tiền ra sắm phòng tân hôn cùng chồng. Nhưng mẹ chồng độc đoán giữ sạch tiền lương của con trai, rồi chuẩn bị cho chúng tôi phòng tân hôn chả khác cái nhà kho như thế, thử hỏi bà có chút nào coi trọng tôi, thậm chí là chính con trai mình bà cũng chẳng để vào mắt!
Chồng sắp cưới nghe tối nói muốn hủy hôn thì rối rít xin lỗi, cơ mà mẹ anh vừa lên tiếng một cái, anh lập tức cun cút nghe lời bà, không thiết tha gì đám cưới với "đứa con gái chả ra làm sao" như tôi nữa.
Vậy là cuộc tình sắp đi đến cái kết có hậu của tôi trong phút chốc tan vỡ chỉ vì 1 căn phòng tân hôn. Có người nghe xong nói tôi hành động nông nổi quá, nếu tôi nhẫn nhịn hơn thì đã chẳng đến mức đường ai nấy đi. Tôi liệu có sai không? Xin mọi người cho tôi lời khuyên.
Theo Giadinh.net
Bí kíp giữ chồng cực đỉnh của phụ nữ thông minh Người ta đến với nhau, yêu nhau không khó, thậm chí nhiều người vừa gặp đã yêu ngay song giữ mãi được tình yêu đó mới là khó. Cưới một người chồng cũng không khó, nhưng giữ được chồng bên mình và sống chung với nhau cho đến trọn đời là điều mà những người vợ mong muốn nhất. Hạnh phúc hay bất...