Mẹ chồng chê dâu phố tiêu hoang, nhìn bảng chi chị em ngỡ ngàng: “Thế là giỏi lắm rồi!”
Câu chuyện chi tiêu gia đình luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Chi làm sao để phù hợp với khả năng, đảm bảo các nhu cầu mà vẫn có khoản tiết kiệm, dự phòng cho tương lai là bài toán khiến nhiều người không khỏi đau đầu.
Trước khi quyết định cưới, chị T.B (Ba Đình, Hà Nội) từng được bạn bè, người thân đưa ra những lời khuyên về khó khăn có thể gặp phải khi lấy chồng hơn nhiều tuổi và là con trưởng ở quê. Tuy nhiên tin tưởng vào người đàn ông mình đã chọn, hơn nữa nghĩ rằng thời buổi này chuyện con dâu trưởng cũng không khắt khe như xưa nên T.B vẫn quyết lên xe hoa về nhà chồng.
Cuộc sống hai vợ chồng sau khi cưới không gặp phải điều gì quá khó khăn. Thu nhập hai vợ chồng đều khá song chưa có nhà riêng nên chị T.B luôn cố gắng chi tiêu hợp lý để sớm mua được nhà. Thế nhưng mẹ chồng chị lại không nghĩ vậy về nàng con dâu phố. Những dòng tâm sự của chị chia sẻ trên mạng xã hội đã nhận được nhiều sự quan tâm.
“Nhà em có 2 vợ chồng và 1 đứa con thôi. Bố mẹ chồng em vẫn đang công tác ở quê. Nhà hiện tại bọn em đang ở là của bố mẹ em cho mượn. Thực ra bố mẹ em mua nhà này là để cho em nhưng chồng em muốn tự lập nên xin bố mẹ cho ở nhờ trong 5 năm, sau đó sẽ mua nhà riêng.
Chồng em hơn em 9 tuổi, làm cho công ty nước ngoài. Thu nhập của hai vợ chồng khoảng hơn 50 triệu/tháng, các khoản thêm thắt bên ngoài thì chồng em sẽ cầm để tự chi tiêu cá nhân.
Ảnh minh hoạ.
Nhà chồng em chỉ có một cậu con trai lại khá thành đạt nên mẹ chồng em tự hào lắm. Tuần vừa rồi bà lên chơi với cháu rồi có hỏi chuyện mua nhà đến đâu rồi. Tính em vô tư nên cũng nói chuyện hai đứa có bao nhiêu tiền tiết kiệm rồi, dự định vẫn phải 2 năm nữa mới mua nhà.
Vậy là mẹ chồng em tròn mắt rồi hỏi sao lương cao thế lại mới tiết kiệm được có từng đấy. Thú thật mẹ chồng nói thế khiến em rất tự ái. Đúng là chồng em có thu nhập cao hơn em thật nhưng em cũng không phải phụ thuộc chồng. Em chỉ nói qua rằng ở thành phố chi tiêu tốn kém rồi tưởng câu chuyện kết thúc ở đó.
Tối qua cho con ngủ xong, em lấy đồ chuẩn bị đi tắm thì vô tình nghe thấy chồng em đang nói chuyện với mẹ. Nghe những gì anh ấy nói thì là mẹ chồng thấy em dâu phố tiêu hoang quá, không biết vun vén gia đình. Cũng may mà chồng bênh em, chứ không tủi thân chết mất.
Chồng em chưa bao giờ hỏi em chuyện chi tiêu trong nhà vì anh ấy biết em không phải là đứa hoang phí. Nhưng thực sự em thấy buồn quá.
Hàng tháng cầm tiền chồng đưa xong em đều gửi luôn 30 triệu tiết kiệm, thanh toán các khoản tiền điện, nước, học phí của con và mua những đồ cần thiết luôn để dễ tính toán chi tiêu với phần còn lại hơn.
Theo mọi người, em có nên in bảng chi tiêu gia đình ra rồi bảo anh ấy đưa cho mẹ xem không? Các chị góp ý xem có phải là em nhạy cảm quá hay thực sự chi tiêu không hợp lý thật với!”.
Video đang HOT
Đăng kèm câu chuyện là bảng chi tiêu được chị T.B ghi lại một cách khá chi tiết. Cụ thể:
“ Bảng chi tiêu hàng tháng:
Tiền học của con: 5 triệu
Tiền vitamin, thuốc bổ của con: 1,5 triệu
Tiền sữa bột, sữa tươi, sữa chua, váng sữa: 2 triệu
Tiền điện, nước: 2 triệu
Tiền ga, mạng internet, gia vị, dầu gội..: 0,8 triệu
Tiền ăn: 10 triệu (Do cuối tuần chồng hay đưa nhân viên về nhà liên hoan)
Tiền quần áo, mỹ phẩm: 1 triệu.
Tổng chi: khoảng 23 triệu”.
Bảng chi tiêu hàng tháng của gia đình chị T.B.
Câu chuyện chi tiêu gia đình luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm. Chi làm sao để phù hợp với khả năng, đảm bảo các nhu cầu mà vẫn có khoản tiết kiệm, dự phòng cho tương lai là bài toán khiến nhiều người không khỏi đau đầu.
Sau khi đọc câu chuyện của chị T.B và xem bảng chi tiêu hàng tháng mà chị đưa ra, đa phần đều cho rằng mức chi tiêu này là hợp lý, thậm chí phải khá khéo léo mới chi tiêu được trong khoảng như vậy.
“Mình nghĩ mẹ nó cứ đưa bảng chi cho mẹ chồng xem để biết chứ không lại bị tiếng oan. Mình biết nhiều bà mẹ chồng tự hào về con rồi cứ nghĩ là con dâu tiêu hết tiền của con mình. Vợ chồng thu nhập cao mà chi tiêu thế kia là em thấy còn tiết kiệm giỏi đấy.”
“Xem bảng chi của em, chị thấy có tiền chi cho con và tiền ăn là tốn kém nhất. Tiền ăn, nghe 10 triệu thì nhiều thật nhưng nếu là cuối tuần còn làm cơm đãi nhân viên của chồng thì số tiền đó cũng không phải to đâu. Tiền học, tiền sữa, vitamin cho con thì có thể nhiều người sẽ nói sao không cho con học trường rẻ hơn, đổi sữa khác kinh tế hơn. Chị thì nghĩ quan trọng mình chi phù hợp với khả năng. Vợ chồng em thu nhập khá cao, hơn nữa chuyện mua nhà cũng không vội, sao phải tằn tiện quá rồi để con không được hưởng điều kiện học tập tốt?”.
“Các cụ ở quê sẽ không nghĩ nuôi con rồi ăn uống ở thành phố tốn kém thế đâu chị ơi. Em nghĩ không cần đưa bảng chi ra nhưng lần nào ngồi nói chuyện vui vẻ, chị cứ khéo léo kể vài khoản chi lớn như tiền nuôi con với tiền ăn rồi tuần nào chồng cũng đãi nhân viên… Bà nghe ra sẽ dần hiểu mà thôi”.
Chi bao nhiêu cho mỗi khoản cần phù hợp với nguồn thu cũng như nhu cầu riêng của từng gia đình. Các chị em có thể tham khảo thêm về các phương pháp chi tiêu, tập thói quen ghi chép hàng ngày để có thể dễ bề kiểm soát. Hiện bài chia sẻ của chị T.B vẫn đang nhận được nhiều quan tâm, đóng góp.
Hình ảnh cốc cháo từ thiện và câu chuyện cay đắng của người phụ nữ mới sinh khiến hàng nghìn chị em xót xa
"Nhìn cốc cháo lạnh trên bàn, chồng thản nhiên ra hành lang chơi game cho "yên tĩnh", mặc kệ mình ôm con trên giường bệnh. Bao người cùng phòng nhìn ái ngại", người phụ nữ trải lòng.
Người ta thường nói "phụ nữ lấy chồng như canh bạc", nếu may mắn thì gặp được người chồng tốt, biết chia sẻ, yêu thương, còn ngược lại, chỉ toàn nhận về những đắng cay cùng nước mắt!
Mặc dù hôn nhân là khi hai người cùng xác định nắm tay nhau đi đến cuối cuộc đời, cùng nhau chia sẻ mọi niềm vui cũng như cuộc đời. Thế nhưng khi bước qua cánh cửa ấy rồi, có những người phụ nữ mới xót xa nhận ra rằng sự thật không phải vậy. Đôi vai mỏng manh nay phải gồng mình lên thật mạnh mẽ để có thể cáng đáng hết mọi việc, kể cả lúc bản thân yếu ớt, đau đớn nhất!
Mới đây, một người phụ nữ đã trải lòng, kể lại câu chuyện cay đắng ngỡ như cả đời chẳng thể quên nổi vào thời khắc lâm bồn.
Người phụ nữ tâm sự: "Năm 2015 mình sinh bé gái, sinh mổ. Lúc đầu mình đăng ký khoa dịch vụ theo yêu cầu. Chồng và mẹ chồng khi ấy gạt phắt đi vì lí do: "Đang sửa nhà, phải tiết kiệm tiền. Ngày xưa đẻ mấy đứa có sao đâu. Giờ bày đặt dịch vụ". Mình nghe nuốt nghẹn vào trong chấp nhận ở phòng thường vất vả hơn nhưng tiết kiệm tiền dù lương mình gấp rưỡi lương chồng.
Ngày lâm bồn, thể trạng mình yếu. Lên bàn mổ lúc 3 giờ chiều hôm trước mà đến 6 giờ sáng hôm sau mới rời khỏi khoa hồi sức cấp cứu về phòng nằm.
Vết mổ hết thuốc tê đau chảy nước mắt. Nhưng cố, nghĩ về con, cố ăn để có sữa về, nhờ chồng đi mua ít cháo loãng thì nó đi "xin" cháo từ thiện từ đâu về nguội ngơ nguội ngắt. Đau không nuốt được thì nó bảo:
- Bao nhiêu người ăn được có sao đâu? Cứ làm như một mình em sinh mổ ấy mà đòi hỏi thế!.
Nhìn cốc cháo lạnh trên bàn, chồng thản nhiên ra hành lang chơi game cho "yên tĩnh", mặc kệ mình ôm con trên giường bệnh. Bao người cùng phòng nhìn ái ngại.
Đêm đó mình khóc, khi ấy mới thấy nước mắt mặn hơn cả muối. Rồi triền miên những bữa sau tiếp diễn xin đồ từ thiện cho mình ăn như vậy cho tận tới lúc ra viện.
Sau đó một thời gian mình bị u xơ tử cung nên phải cắt dạ con, đồng nghĩa với việc không thể có con được nữa. Nghỉ lâu quá mình mất việc, tiền sinh hoạt, con cái tiêu hết vào khoản tiết kiệm.
Lần này gia đình bên đó thái độ ra mặt luôn. Chồng lấy lí do công việc, nhưng thực ra đang mải với con bồ nhí. Mình phát hiện ra rồi xin ly thân, con gái gửi bà ngoại trông còn bên nhà chồng thì không thấy nói gì.
Mình vét hết tiền, vay mượn bạn bè và bán đi cái nhẫn của hồi môn của mẹ để lại trước khi đi lấy chồng để lo viện phí. Chồng vào chăm duy nhất một buổi và lại đi xin cháo từ thiện.
Xuất viện xong mình dứt điểm làm thủ tục ly hôn. Một mình chăm con không đòi hỏi gì từ bên nhà chồng. Hôm nay đi khám nhìn cốc cháo mà bao nhiêu ký ức lại ùa về, mắt mình lại tự dưng nhoè đi. Thời gian đến giờ cũng vài năm nhưng mình chưa dám động vào món này bất kỳ lần nào nữa".
Dòng tâm sự của người phụ nữ này đã thu hút hàng nghìn người đồng cảm, xót xa. Ảnh chụp màn hình
Quả thật, những dòng tâm sự trên như đã động đến cõi lòng của hàng nghìn người phụ nữ đã từng làm vợ, làm mẹ. Ai cũng biết, phụ nữ vốn đã mong manh, yếu đuối nhưng sau khi sinh nở họ còn dễ xúc động hơn gấp nhiều lần. Họ cần được yêu thương, chăm sóc và động viên, thế nhưng trong tình huống này, người chồng không những thờ ơ mà còn vô tâm đến mức xin cháo từ thiện dù hoàn cảnh không đến nỗi nào!. Trong cuộc sống, đôi khi những việc tưởng chừng khó tin vẫn diễn ra theo cách như vậy.
Thế nhưng may mắn là người phụ nữ này vẫn còn mạnh mẽ, sớm "chào tạm biệt" người chồng tệ hại để làm lại cuộc đời. Dưới phần bình luận, hàng nghìn ý kiến động viên, đồng cảm với người phụ nữ trên. Trong số đó, nhiều người cho rằng, một cuộc hôn nhân mang đến chỉ toàn đau khổ như thế, có lẽ không nên tiếc nuối:
- "Thương bạn rất nhiều, chỉ những ai rơi vào hoàn cảnh như vậy mới hiểu hết được tâm trạng lúc đó tồi tệ đến thế nào. Dù sao thì bạn cũng rất dũng cảm bước khỏi cuộc hôn nhân không hạnh phúc đó. Mong bình an sẽ đến bên 2 mẹ con suốt đời".
- "Thương nhiều và cảm phục cũng nhiều. Bạn tin mình đi, rồi cuộc đời sẽ lại tốt đẹp, một cuộc hôn nhân chỉ toàn đau khổ bên cạnh người chồng vô tâm đến cạn tình như thế thì không nên tiếc nuối! Chúc bạn hạnh phúc".
Thú thực, phụ nữ đơn giản lắm, thứ họ cần ở người người đàn ông của mình có gì nhiều đâu ngoài sự thấu hiểu, cảm thông và chia sẻ. Họ lấy chồng đâu mong mỏi điều gì to tát cho cam. Vậy mà lại có những người đàn ông vô tâm khiến phụ nữ cô đơn trong chính cuộc hôn nhân của mình.
BUN NGUYỄN
Chồng kiếm ra tiền rồi bắt đầu "hư hỏng", vợ khóc lóc thảm thiết nhưng chỉ cần một lần đột ngột đến chơi của mẹ chồng đã giải quyết tất cả "Đêm hôm sau, mẹ chồng đến nhà đột ngột vào buổi đêm và bảo rằng sang thăm cháu. Tôi biết, có lẽ bà muốn kiểm tra", nàng dâu kể. Đối với nhiều cô con dâu, mối quan hệ với mẹ chồng có thể rất đáng sợ. Thế nhưng, một khi cả hai yêu thương và quan tâm đến nhau, nó sẽ khiến hôn...