Mẹ chồng chăm dâu ở cữ cả tháng cho ăn trứng hấp nước mắm nhưng khoe với con trai thịt cá đầy đủ, nàng dâu nhanh trí ra tay khiến bà cam tâm thay đổi
Một, hai ngày đầu Nga còn cố ăn được, chứ một tuần liền ăn như thế đúng là nhìn thấy trứng mẹ chồng đưa cô đã rùng mình…
Đối phó với mẹ chồng tai quái, nàng dâu luôn phải khôn khéo mới không làm mất lòng, lại được sống thoải mái. Chị em thử tham khảo mẹo ứng phó với mẹ chồng của Thanh Nga dưới đây xem có áp dụng được với hoàn cảnh của mình không nhé.
Nga kể, cô lấy Khương – chồng cô tính tới nay cũng được 3 năm. Vì vợ chồng cô chưa có điều kiện nên vẫn phải sống chung với gia đình nhà chồng.
Mẹ Khương khó tính lại kẹt xỉ, thành ra sống với bà nhiều khi Nga cũng không được thoải mái. Nhất là lúc mang bầu, cô ăn gì, mua gì bà cũng để ý. Uống hộp sữa bầu bà cũng hỏi giá bao nhiêu, xong chẹp miệng bảo con dâu lãng phí, vẽ chuyện. Bà bảo ngày trước bà đẻ mấy đứa con chẳng uống giọt sữa nào mà vẫn khỏe như vâm có sao đâu.
Nga nghe vậy chỉ biết cười trừ, sau cô phải mang sữa lên cơ quan uống. Nghén ngẩm muốn ăn thêm gì thì hai vợ chồng dẫn nhau ra ngoài ăn. Tuyệt nhiên không dám ăn ở nhà sợ bà nói ra nói vào.
Ảnh minh họa
Nga sinh được gần 1 tuần thì Khương nhận quyết định vào miền Trung công tác 2 tháng. Hiểu tính mẹ, trước khi đi Khương dặn đi dặn lại bà giúp anh chăm sóc mẹ con Nga thật cẩn thận. Đồng thời anh cũng đưa cho bà 20 triệu để lo chi tiêu những ngày anh vắng nhà.
Con trai dặn thế, mẹ Khương tươi cười gật đầu bảo anh cứ yên tâm. Song đúng như Nga lo lắng, mẹ Khương chẳng thèm đi chợ luôn. Ngày ba bữa bà hấp trứng rim nước mắm cho con dâu ăn. Nhưng mỗi lần con trai gọi về hỏi han tình hình thì bà lại hớn hở khoe tẩm bổ con dâu chu đáo lắm. Ngày nào cũng chim quay, gà tần.
1, 2 ngày đầu Nga còn cố ăn được, chứ một tuần liền ăn cơm cữ như thế đúng là nhìn thấy trứng cô đã rùng mình. Ngán quá Nga bảo mẹ chồng đổi món, song bà toàn viện lý do bận này bận kia không đi chợ được. Hôm nào miễn cưỡng đi thì bà mua vài ba miếng thịt về kho đi kho lại cho con dâu ăn cả tuần. Sau Nga cũng không dám nói nữa, sợ bà lại mắng cô ‘có cháo đòi chè”.
Video đang HOT
Nga kể, thời gian ấy cô thật sự bị stress. Nếu chỉ mình cô thì bà cho ăn thế nào cô cũng chấp nhận. Đằng này còn con, suốt ngày ăn thế, cô lấy đâu ra sữa cho con bú.
Thương con quá, Nga quyết định phải thể hiện thái độ để mẹ chồng biết. Vậy là trưa hôm ấy, đến bữa mẹ chồng lại dọn lên cho Nga bát cơm trắng, đĩa bí xanh luộc với 2 quả trứng gà hấp. Bà vừa đặt xuống bàn, Nga liền cười tươi bảo: “Ui chết, con quên không bảo với mẹ. Nay con gọi cơm ngoài hàng về ăn rồi. Tại cả tháng ngày nào cũng ăn trứng, con ngán quá”.
Mẹ Khương còn chưa kịp nói gì đã thấy Shipper phi xe tới cổng gọi Nga ra lấy đồ. Nhìn con dâu khệ nệ xách nào đùi gà quay, nào gà ác tần ngải cứu còn thêm cả bát cháo yến nữa mà bà hoa mắt.
Biết mẹ chồng choáng nhưng Nga cứ điềm nhiên bỏ thức ăn ra bắt rồi vui vẻ mời bà ngồi xuống ăn cùng. Bà lắp bắp hỏi: “Sao,… tiền đâu mà con mua lắm đồ thế này?”.
Ảnh minh họa
Nga cười đáp: “Tiền anh Khương gửi về mẹ ạ. Ngày nào anh ấy cũng gọi về dặn con phải ăn uống tẩm bổ mới đủ chất cho con bú. Mà con thấy mẹ bận quá không nấu nướng được giúp con nên con tính từ giờ tới hết cữ sẽ gọi món ở nhà hàng thế này cho tiện. Đắt tí nhưng cũng dễ ăn”.
Nhìn bữa cơm bạc triệu của con dâu mà mẹ Khương tái mặt. Nga mời cỡ nào bà cũng nhất quyết không ăn mà lặng lẽ đi ra ngoài. Song từ hôm sau mẹ Khương thay đổi hẳn, ngày nào bà cũng đi chợ mua thịt cá, hoa quả về chăm cho dâu ăn. Thậm chí bà còn dặn Nga, nếu muốn ăn gì cứ bảo bà làm đừng mua ngoài quán đắt lại không đảm bảo. Thấy mẹ chồng vậy, Nga bụm miệng cười thầm.
Nga chia sẻ, thật ra cũng chẳng phải Khương dặn dò gì vợ đâu. Là cô tự làm thế để mẹ Khương xót tiền của con trai mà chịu khó đi chợ nấu đồ của cho cô ăn lấy sữa cho em bé bú. Nếu không cô lại nổi hứng gọi nhà hàng ăn cả tháng thì chết tiền.
Nga kể thêm, sau khi diễn xong, cô cũng gọi điện kể mọi chuyện với chồng. Nghe vợ nói, Khương phì cười động viên rằng vợ làm vậy để mẹ thay đổi cho dễ sống.
Theo afamily.vn
Xem phim "Về nhà đi con", tôi khóc òa cay đắng cho cuộc đời chết mòn của mình
Lời của ông Sơn nói với con gái Thư: "Bố có tình yêu và một ngôi nhà, để bất cứ lúc nào các con cũng có thể trở về! Về nhà đi con! Về nhà với Bố" trong phim Về nhà đi con khiến tôi bật khóc. Suốt mười mấy năm sống trong địa ngục, chồng đánh đập, ngoại tình, phỉ bang nhưng tôi vẫn cố chịu đựng.
Tôi lấy chồng được 14 năm thì có đến 13 năm chịu cảnh chồng đánh đập. Lúc yêu thì chồng tôi cũng ngọt ngào, quan tâm, tôi chỉ thấy anh ta có tật xấu là hay la cà uống rượu. Nhưng lúc 18 tuổi, nào có ai nghĩ được sâu xa, cứ liếc mắt ưng nhau là cưới.
Nhưng về nhà chồng được 2-3 tháng, tôi đã bị chồng đạp lăn từ giường xuống đất chỉ vì "thấy chồng say mà không dậy lấy nước, chăm sóc". Tôi đau khổ, giận dỗi, ôm quần áo về nhà mẹ đẻ thì mẹ tôi khuyên "phụ nữ cố nhịn, nó đánh có mấy cái có sao".
Rồi cuộc đời tôi cứ vậy, hai ngày một trận đòn nhỏ, 5 ngày một trận đòn lớn vì bất cứ lý do gì. Tôi làm quần quật ngoài ruộng, về nhà lại vất vả chăm hơn chục con lợn, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc hai con, hầu hạ bố mẹ chồng, cơm nước cho cả đại gia đình.
Tôi ước có người cha nói với tôi "Về nhà đi con" như trong phim Về nhà đi con này.
Nhưng chồng tôi chiều chiều đi làm về, uống vài ba chén rượu là chửi mắng, đá thúng đụng nia, gặp chuyện không vừa ý là giơ tay đánh vợ. Lúc anh ta chê nước nóng khiến anh ta bỏng, lúc chê canh mặn, khi lại dằn hắt cơm chỉ có đậu rán.
Anh ta làm phu hồ trên thị trấn, cũng đầu tắt mặt tối. Nhưng luôn khoe quen cô ở quán nước này xinh, chị ở quán gội đầu đẹp. Nằm ngủ với tôi, anh ta chê tôi mồ hôi chua, tóc khét nắng. Miệng miệt thị tôi nhưng tay chân anh ta vẫn quờ quạng, rồi ép tôi phục vụ tình dục như gái bán hoa. Không làm theo là anh ta la hét, chửi rủa. Không ít lần anh ta công khai nói với tôi ngủ với gái thích thú như thế nào.
Tôi mệt mỏi, ê chề, đau đớn lắm, nhưng đã nhiều lần tôi phản kháng thì tôi bị đánh đau hơn. Có lúc tôi đã nghĩ đến ly hôn nhưng tôi chẳng biết đi đâu, về đâu. Vì tôi ở trên mảnh đất của bố mẹ chồng.
Ngôi nhà là tôi dùng tiền buôn bán, tích cóp từ thời con gái để dựng lên nhưng vẫn đứng tên bố mẹ chồng. Tôi đưa tiền cho chồng tôi đi mua bán, xây dựng nên chả có bằng chứng gì nói rằng đó là tiền của tôi.
Một tay tôi cấy hái ở 10 sào ruộng, nuôi lợn gà, mọi tiền sinh hoạt, tiền học phí của con, viện phí của cha mẹ chồng đều do bán lúa, bán lợn mà có. Chồng tôi mỗi tháng đưa tôi hơn 1-2 triệu nhưng tháng có, tháng không hoặc đưa xong anh ta lại lấy hết đi nhậu nhẹt. Chi phí sinh hoạt ngày càng lớn, tôi chẳng dành dụm được chút tiền nào.
Nhiều lúc đau đớn, tôi muốn ly hôn thì chồng tôi cười khẩy: " Ôm quần áo rách mà đi, chứ nhà này chả có cái gì thuộc về cô". Khi tôi về nhà khóc lóc, xin sự giúp đỡ thì bố mẹ tôi bảo: "Con gái lấy chồng như bát nước đổ đi. Khổ cũng cố mà chịu".
Nhà đất của bố mẹ tôi cũng đã cắt làm 3 mảnh cho 3 anh trai, không có phần của tôi. Mấy anh trai, chị dâu mỗi lần thấy tôi về đều rất cảnh giác, vì sợ tôi về tá túc.
Vậy là tôi không dám ly hôn, vì nếu đi thì mẹ con tôi sống ở đâu?
Ảnh minh họa
Ở xóm tôi có vài chị không chịu nổi cảnh đánh đập của chồng, thậm chí chồng vừa đánh vừa đưa gái về nhà ngủ, không ly hôn không được. Nhưng các chị ấy cũng không có nhà để về. Nên có chị ly hôn xong thì đi làm Osin trên thành phố suốt năm suốt tháng, lễ Tết chỉ về thắp hương bố mẹ rồi lại đi ngay, vì không muốn tá túc ở nhà anh trai, nhìn chị dâu lườm nguýt.
Lại có cô ly hôn xong nhờ người mai mối lấy chồng Trung Quốc, không về nữa. Nghe đâu bên đó cũng khổ lắm nhưng cũng không thể về.
Vì thế, xem phim Về nhà đi con đến đoạn bố Sơn nói với con gái lời nói ấm áp như vậy, tôi đã khóc thật lớn. Nếu như mỗi phụ nữ đều có nơi để về, có người yêu thương, che chở cho mình thì đã có thể dám đấu tranh cho hạnh phúc, dám từ bỏ cuộc hôn nhân tệ hại... Như tôi...
Theo Nguyễn Thị Hoa (Dân Việt)
Tréo ngoe đang trong tháng ở cữ bị nhà chồng chê lười không chịu làm việc, trước khi xách đồ đi vợ đáp trả mấy câu khiến chồng tím mặt "Mình lặng lẽ thu dọn đồ đạc của 2 mẹ con, gọi 1 chuyến taxi. Trước khi bước lên xe, mình cười khẩy trả lời anh ta...", Thu chia sẻ. Lúc mang bầu, sinh con là khoảng thời gian mệt mỏi, khó khăn của người phụ nữ, cần chồng và người thân quan tâm, giúp đỡ. Ấy vậy mà Thu (28 tuổi, nhân...