Mẹ chồng bắt tôi tuyệt giao với bố mẹ đẻ
Tôi không vay được tiền để đưa cho mẹ chồng. Bà túm lấy điện thoại của con dâu rồi vứt điện thoại vỡ tan tành. Bà bắt tôi tuyệt giao với nhà đẻ vì đã coi tiền hơn con gái.
Ngồi buồn vào mạng dạo chơi, thấy những dòng tâm sự của các chị em thật ai oán. Đúng là “mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh”. Song sự tham lam của mẹ chồng thì chân trời góc biển đều ghi nhận chứ chẳng phải nói oan.
Chị Cẩm Bình biết không, dù chị “Ngã ngửa với sổ ghi tiền trông cháu cho con dâu của mẹ chồng” thì kết cục mẹ chồng chị cũng không xấu lắm. Chị vẫn còn sự an ủi vì đã lấy lại được số tiền đóng góp của mình. Chị và mẹ chồng lại được tiếng “kẻ công, người cóp”. Vẹn cả đôi đường còn gì nữa chị nhỉ.
Còn câu chuyện của tôi cứ đi hoài đi mãi tới lối cụt. Tôi đã cố nhảy cao lên để tìm hướng, song quanh tôi chỉ toàn bóng đêm cụt lủn được bao bọc bởi đồng tiền.
Ngày trước bạn bè tếu táo bảo “Tiền là tiên là phật, là sức bật của lò xo, là cơm no của loài người, là tiếng cười của tuổi trẻ” thì tôi chẳng tin. Thậm chí tôi còn ném tiếng cười nhạt như nước ốc về phía đám bạn.
Ảnh minh họa
Thế mà hôn nhân đã khiến cho suy nghĩ của tôi đảo vành một cách chóng vánh quá. Tôi kết hôn mới được hai năm thôi mà cuộc sống của tôi dài ngang một thế kỷ. Tôi đang sống mòn trong vòng lốc của giá trị đồng tiền nơi nhà chồng.
Mọi người đừng chớ trách vội tôi hèn. Tôi đã năm lần bảy lượt xếp tư trang vào vali để về nhà mẹ đẻ. Song bước chân ra khỏi nhà chồng thì dễ mà bước vào khó lắm. Thương đứa con gái bé bỏng chưa đầy một tuổi. Tôi đành nuốt nghẹn nhẫn nhịn.
Chuyện nhà chồng tôi kể ra thì dài lắm. Nhưng chỉ cần điểm qua việc nào là tức anh ách việc đó bà con ạ. Xoay quanh toàn bộ bức xúc của tôi là trục mẹ chồng.
Mấy hôm trước trời bắt đầu chuyển mùa. Mẹ chồng tôi kho lụ khụ vài ba tiếng. Bà la toáng lên bắt con dâu chịu trách nhiệm vì không lau cửa sổ phía giường bà, để gió cuốn bụi vào người bà.
Tôi tức tốc gửi con qua nhà hàng xóm để đưa mẹ chồng đi viện khám. Sau hàng loạt xét nghiệm (tôi phải thanh toán viện phí), bác sĩ kết luận mẹ tôi chỉ bị ho khan nhẹ, chỉ cần về súc miệng nước muối là khỏi.
Mẹ chồng tôi rất thích ăn cay nên bắt con dâu cho ớt vào mọi món ăn. Đến rau luộc mà còn cho mấy lát ớt mùi ngai ngái thì ai nuốt nổi. Thế là tôi phải “hứng đòn” vụng về của những người còn lại trong nhà chồng. Tôi đành phải mua thêm thức ăn để nấu phần riêng cho mẹ chồng.
Thảm nhất là chuyện mẹ chồng tôi đi hùn vốn làm ăn bị thua lỗ. Về nhà bà cứ đổ tại con tôi nhỏ nên vía dữ. Việc làm ăn thất bại do mẹ chồng tôi nóng vội, không tính toán kỹ chứ sao lại đổ lên đầu đứa bé chưa tròn một tuổi chứ. Mẹ chồng tôi bắt đầu nhục mạ mẹ đẻ tôi vía xấu nên mới lây sang cho con dâu và giờ lây sang cháu nội bà.
Khi tôi lên tiếng thanh minh thì bà tát vào mặt con dâu quát: “Nói ngu thì câm mồm ngay”. Bà còn chửi chồng tôi không biết dạy vợ.
Video đang HOT
Tôi cố gắng dùng lời hay ý đẹp để lấy lòng mẹ chồng. Song tất cả chỉ như nước đổ lá khoai. Với mẹ tôi, chỉ có cách dùng tiền để nói chuyện. Trong đầu bà lúc nào cũng chỉ có tiền, tiền, tiền thôi.
Cực chẳng đã, tôi đành giao nộp toàn bộ lương của hai vợ chồng để mẹ chồng toàn quyền chi tiêu. Tôi mong mẹ chồng thấy sự thành tâm của con dâu mà trở nên mát tính. Song tất cả suy nghĩ của tôi chỉ là sai lầm.
Mẹ chồng bắt tôi về nhà ngoại kêu khổ vì hết tiền, con không có sữa uống, quần áo thiếu mặc. Bố mẹ tôi thương con thương cháu nên chu cấp tiền để nuôi cháu ngoại.
Thế mà dã tâm của mẹ chồng tôi vẫn chưa hết. Bà bày đặt chuyện đang bệnh nặng và yêu cầu tôi về nhà đẻ xin tiền cho mẹ chồng chữa trị. Tôi đề nghị mẹ chồng cho xem bệnh án. Nhưng bà một mực từ chối. Mắt bà nhìn liếng thoáng như đang ẩn chứa mưu mô gì đó.
Ảnh minh họa
Tôi đem chuyện này kể với bố mẹ đẻ. Bố mẹ tôi từ chối cho vay tiền và nói: “Bố mẹ chỉ còn chút tiền để dưỡng già. Không phải là cái kho để đáp ứng lòng tham của mẹ chồng con”.
Tôi không vay được tiền để đưa cho mẹ chồng. Bà túm lấy điện thoại của con dâu rồi vứt điện thoại vỡ tan tành. Bà bắt tôi tuyệt giao với nhà đẻ vì đã coi tiền hơn con gái.
Tôi đang ở thế bế tắc nên buồn lắm. Ngày nào tôi cũng khóc. Chồng tôi cũng biết mẹ chồng như vậy nhưng không dám ý kiến gì. Cứ sống như thế này, tôi thấy mình chẳng bằng ô sin trong nhà. Xin các độc giả hiến kế giúp tôi với!
Theo VNE
Hành trình trở về nhà sau 23 năm bị bắt cóc
Khi Luo Gang 5 tuổi, kẻ xấu bắt cóc cậu và bán cho một gia đình ở tỉnh khác tại Trung Quốc. Vì không nhớ tên gia đình và quê quán, Luo không hy vọng sẽ có cơ hội đoàn tụ với người thân. Tuy nhiên, 23 năm sau, điều kỳ diệu đã đến.
Sự việc xảy ra năm 1990. Khi đó, Luo mới 5 tuổi và có tên là Huang Jan. Cậu bé sống cùng cha mẹ và em trai tại làng Yaojia, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc). Cha cậu làm thợ nề, mẹ bán hàng. Cuộc sống gia đình không khá giả nhưng êm đềm, hạnh phúc. Một ngày kia, cuộc sống của cậu hoàn toàn thay đổi.
"Tôi đang đến trường mẫu giáo thì một người đàn ông và một phụ nữ xuất hiện. Tôi nghĩ rằng họ là bạn của cha tôi nên tôi đi theo. Sau đó, họ chuyển tôi từ ô tô này sang ô tô khác. Cuối cùng, họ bán tôi cho một gia đình ở vùng núi thuộc tỉnh Phúc Kiến".
Luo qua thời gian. Bức ảnh bên trái do ba mẹ nuôi chụp khi họ mới mua Luo. Ảnh: BBC.
Bọn buôn người bán Luo cho một gia đình có một con gái ở Tam Minh, nơi cách quê cậu 1.500 km. Gia đình mới đặt tên mới cho cậu là Luo Gang.
Lục lại trí nhớ mỗi đêm
"Dù rất sợ nhưng tôi không còn lựa chọn nào khác", Luo tâm sự khi cậu về gia đình mới.
Ban đầu, cậu bé suy nghĩ rất ngây thơ rằng cậu chỉ tạm thời ở với gia đình mới. Sau này, cậu sẽ tìm về nhà bố mẹ đẻ. Tuy nhiên, thời gian sau, Luo nhận ra rằng có thể cậu sẽ không còn cơ hội đoàn tụ với cha mẹ ruột. Vậy nên hàng đêm, Luo bắt đầu cố nhớ lại những việc đã diễn ra và hy vọng một ngày nào đó cậu sẽ tìm được cha, mẹ ruột.
Luo nhớ rằng cậu và em trai từng chơi trên một chiếc cầu đá đối diện với căn nhà nhỏ lợp ngói của gia đình. Luo từng ngã trên cầu và đau ở lưng. Cậu nhớ, hai dòng sông nằm gần nhà và Luo thường phải đi bộ qua cánh đồng để tới trường.
"Những ngày ấy tôi giống như chiếc máy tính. Tôi cố gắng lưu giữ những ký ức về gia đình và khung cảnh xung quanh ngôi nhà tuổi thơ, nhưng không nhớ tên của bản thân".
Cha mẹ nuôi của Luo đã qua đời cách đây 2 năm. Họ và ông bà nội nuôi đều chưa bao giờ đề cập đến nguyên nhân khiến họ mua cậu.
"Tôi rất giận gia đình mua tôi nhưng họ đối xử rất tốt với tôi", Luo nói.
Theo lời Luo, gia đình mới trả tiền cho bọn bắt cóc giống như trả tiền đẻ thuê. Giờ đây, cậu không còn giận bố mẹ nuôi.
Bố mẹ đẻ Luo rất đau buồn khi mất con. Họ phát tờ rơi và đăng tin trên báo tìm cậu. Cảnh sát địa phương bất lực với trường hợp bắt cóc này và cậu bé Huang Jan vẫn biệt vô âm tín.
Năm tháng trôi qua, nguồn tài chính cạn kiệt nên cha mẹ Huang đành sống chung với nỗi đau mất con. Mấy năm sau, họ nhận nuôi một bé gái.
Nhà bố mẹ đẻ Luo theo trí nhớ của cậu (ảnh dưới). Ảnh: BBC.
Khao khát trở về nơi chôn rau cắt rốn
Sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, Luo trở thành lính cứu hỏa. Lúc này, khát vọng trở về nơi chôn rau cắt rốn càng mãnh liệt hơn nữa. Cậu đăng ký thành viên của một website do chính phủ lập nên để tạo điều kiện cho các trẻ em bị bắt cóc trở về gia đình.
Tháng 10/2012, khi Luo 27 tuổi, chàng thanh niên cập nhật tin tức trên trang Baby Come Home - môt diễn đàn dành cho những người từng bị bắt cóc và người thân của họ. Cậu đăng mọi thông tin chi tiết mà cậu có thể nhớ được về tuổi thơ. Luo viết: "Khi đó tôi có chiều cao 110 cm với đôi mắt to tròn. Tôi có sẹo trên bàn tay trái do va phải đá dưới sông. Nhà tôi lợp ngói. Một đường nhựa ở phía trước nhà. Hàng ngày rất nhiều xe tải chạy qua. Có vẻ nó là đường lớn. Nhiều đồi nhỏ xung quanh nhà. Con sông gần đó chảy về phía thị trấn".
Luo không nhớ chính xác tên làng nhưng nhớ mang máng rằng làng nằm trong tỉnh Tứ Xuyên vì một lần một người hàng xóm nói Luo nói giọng địa phương ở Tứ Xuyên.
Tiếp đó, Luo đăng sơ đồ ngôi làng theo trí nhớ của anh.
Rất nhiều người đã bình luận về trường hợp của Luo và đưa ra nhiều gợi ý để anh cân nhắc. Tháng 3, tình nguyện viên của trang web đưa ra sơ đồ về đường cao tốc năm 1990. Nếu đúng theo trí nhớ của Luo, năm 1990, tỉnh Tứ Xuyên chỉ có 2 khu vực sở hữu đường cao tốc. Luo dùng hình ảnh vệ tinh và bắt đầu mường tượng ra ngôi làng của anh.
Mẹ của Luo Gang khóc khi đứa con lưu lạc 23 năm trở về nhà. Ảnh: BBC.
Dân làng đón Luo trở về
Với sự giúp đỡ nhiệt tình của các tình nguyện viên của website, Luo đã tìm được về làng. Nơi ấy một gia đình cũng mất con vào năm 1990. Qua nhiều thông tin, Luo biết đó là gia đình thật của anh. Bố, mẹ, em trai Luo vui mừng vì gặp lại người thân. Mẹ cậu đã khóc nức nở. Cả làng đón cậu bé mất tích năm nào trở về.
Em trai Huang Chao hỏi Luo còn nhớ phi nước nơi hai anh em chơi đùa ngày bé nữa không. Luo trả lời ngay: "Ngày ấy, anh thường leo lên phi nước và để đồ chơi trên đó". Người mẹ xúc động, vừa ôm con vừa nói: "Đây là nhà của con".
Luo hiện sống với bố mẹ đẻ nhưng cậu không quên gia đình cha mẹ nuôi. Anh nghĩ dù sao bố mẹ nuôi đã chăm sóc anh suốt hơn 20 năm. Bố mẹ đẻ là những người đã sinh ra anh và là máu mủ của anh. Vậy nên, Luo có 2 gia đình. Sang năm, Luo sẽ cưới vợ và anh sẽ mời cả gia đình nuôi tham dự.
Luo đoàn tụ với gia đình cha mẹ đẻ. Ảnh: BBC.
Luo là một trong số hàng nghìn trường hợp trẻ em Trung Quốc bị bắt cóc hàng năm. Rất ít em trong số đó trở về nhà. Chính sách một con và luật nhận con nuôi lỏng lẻo ở Trung Quốc đã thúc đẩy thị trường buôn bán trẻ em ngầm ở đất nước đông dân nhất thế giới này. Đầu năm nay, một cảnh sát trưởng ở Phúc Kiến tiết lộ rằng hơn 10.000 trẻ em tại tỉnh bị buôn bán trong năm 2012.
Theo Tri thức
Tôi phải làm gì khi chồng bỏ nhà ra đi? Chồng tôi đã bỏ đi hơn hai tuần rồi. Tôi vừa có em bé hơn tháng rưỡi. Anh ấy đi không mang theo quần áo hay tiền bạc gì cả. Tôi về nhà bố mẹ chồng ở quê được 1 tháng thì xin phép hai cụ cho tôi về nhà bố mẹ đẻ. Khi biết được điều này anh ấy không đồng ý...