Mẹ chồng bắt rút tiền tiết kiệm trả nợ cho em rể, tôi đáp trả 1 câu khiến bà ngượng chín cả mặt
Mẹ chồng không chỉ nắm giữ hết tiền lương của Hải, đã thế còn lớn tiếng yêu cầu tôi đưa sổ tiết kiệm cho bà để giúp em rể trả nợ. Tức quá, tôi mới bật lại khiến bà ngượng chín mặt.
Cuộc sống hôn nhân của tôi với Hải nói tệ cũng không hẳn quá tệ nhưng hạnh phúc thì chắc chắn không. Bởi mẹ chồng là người nắm giữ và kiểm soát tài chính của chồng tôi, làm sao mà thoải mái được.
Từ ngày tôi về làm dâu, tôi chưa bao giờ được cầm vào tiền lương của chồng. Bởi người mẹ chồng quá mưu mô và tính toán. Đầu tiên, bà kiên quyết không cho Hải đưa tiền vợ giữ vì bảo:
- Mẹ là mẹ con, mẹ đẻ con ra, mẹ nuôi con lớn, trên đời này chẳng có ai thương các con hơn mẹ được. Vợ thì vợ, vẫn là người dưng. Chưa biết chừng còn mang đi biếu ngược nhà đẻ ấy chứ.
Nghe mẹ chồng nói xong, tôi tức muốn chảy nước mắt, nhưng Hải ngăn tôi nói rồi thẻ thỏ thưa:
- Mẹ ơi, con biết mẹ thương con nhất, nhưng con cũng có gia đình riêng rồi. Mai này chúng con còn sinh con đẻ cái, lại lo cho chúng nó nữa. Mẹ cứ để vợ con giữ, cho cô ấy tự quyết, tự chi tiêu. Cũng như mẹ giữ tiền lương của bố ấy.
- Mẹ khác, đừng có so sánh với bất cứ đứa nào. Sống với nhau 30 – 40 năm chưa ăn ai, con mới cưới biết được thế nào. Mẹ giữ cũng là giữ cho các con thôi, mai này có công to việc lớn như làm nhà, mua xe thì cũng có.
Cuối cùng, bà còn làm căng khiến Hải cũng đành nhịn. Về phòng riêng, anh dỗ dành tôi:
- Thôi, cứ tạm cho mẹ giữ đã. Đợi 1 thời gian ngắn nữa anh sẽ nói chuyện lại để mẹ đưa em giữ.
- Chuyện vợ giữ tiền là hiển nhiên, trước khi cưới anh cũng đã hứa nhưng em không ngờ mẹ anh lại khó khăn tới vậy. Thôi, vậy từ giờ tiền anh mẹ giữ, tiền em, em tự giữ.
Hải biết tôi giận, chẳng nói gì chỉ ngại ngùng rồi im lặng. Đấy, ngay từ khi mới về làm dâu bà đã thẳng thừng tuyên bố trước mặt tôi như vậy, thử hỏi làm sao 2 mẹ con chung sống hòa bình?
Suốt hơn 1 năm chung sống, tôi cũng học được cách nhẫn nhịn mẹ chồng dù nhiều lúc bà tác oai tác quái. Đã giữ tiền của Hải, lại còn bắt tôi nộp thêm tiền ăn, tiền ở hàng tháng. Tôi nghĩ thầm, không rõ mình đi làm dâu hay đi ở trọ kiêm osin mất phí? Nhưng nói vậy thôi, tôi vẫn cắn răng mỗi tháng đưa cho bà 2 triệu để mọi thứ êm xuôi. Còn về phía bà, nhiều lần bóng gió nói tôi đưa thêm, nhưng tôi tuyên bố thẳng:
- Con làm còn lo cho tương lai của con con sau này nữa. Nếu mẹ cảm thấy 2 triệu ít quá, con về nhà đẻ con ăn, ở đó.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa)
Biết tôi không phải đứa ngu ngơ, dễ bắt nạt, lại cầm hết tiền của Hải rồi, nên mẹ chồng tôi cũng xuôi. Bà tạm nhượng bộ tôi chuyện đó, nhưng công việc nhà như nấu nướng, dọn dẹp thì có phần bắt chẹt tôi nhiều hơn.
Mọi chuyện chẳng có gì, cho tới dịp khu tôi có mở bán lô đất ngoài mặt đường quốc lộ. Đương nhiên, giá thì toàn hơn tỷ đồng. Tôi bàn với Hải, nếu như tiền của anh mẹ giữ cho từ ngày anh đi làm, tới giờ cũng phải có vài trăm triệu. Còn tôi, có sổ hơn 300 triệu nữa. Vay thêm bố mẹ 2 bên mỗi người 1 chút chắc có khả năng mua được.
Tối đó, chúng tôi vừa ngồi xuống thưa rõ ngọn ngành câu chuyện, mẹ chồng bất ngờ gạt phắt đi:
- Tiền nào, tiền của thằng Hải làm gì còn!
- Ơ, mẹ bảo mẹ giữ cho con, mai này mua nhà, mua đất thì mẹ đưa mà! – Hải ngơ ngác hỏi.
- Thì thằng Tuấn (em rể – chồng em gái ruột của Hải) nó vừa phá sản, nợ nần hơn 400 triệu, mẹ không cho vay thì ai cứu được nó.
- Mẹ, thế sao chuyện quan trọng thế mà mẹ không nói với con nửa lời?
- Thì mẹ không muốn làm con lo lắng. Chuyện này chỉ cần có chút tiền là giải quyết được rồi.
- Mẹ!
- Thôi, em nó đang gặp khó khăn, đợi nó làm rồi từ từ nó trả. 2 con cứ sống đây với bố mẹ. Mai này bố mẹ ra đi, đất này cũng của 2 đứa chứ đi đâu mà thiệt! Mua bán làm gì!
Sau vụ đấy, tôi còn dằn vặt Hải nhiều. Giờ thì anh cũng mới ngỡ ngàng vì sự vô lý của mẹ. Thế nhưng, chuyện cũ chưa qua thì mẹ chồng lại khiến tôi sốc thêm lần nữa. Khoảng 2 tuần sau, bà gọi chúng tôi xuống, ngọt nhạt bảo:
- Này, Uyên. Hôm trước con có nói có sổ tiết kiệm 300 triệu hả? Chưa dùng tới thì cho thằng Tuấn nó mượn đi. Vợ chồng nó tính mở cửa hàng, chúng nó làm ăn được thì sẽ nhanh trả lại tiền cho 2 con nhanh thôi.
Tôi nghe mà tức lộn ruột. Nhìn sang Hải cũng đầy bực bội, tôi biết, tới lúc mình bật lại bà rồi. Tôi hít 1 hơi, cố giữ bình tĩnh rồi đáp:
- Mẹ ơi, em gái con cũng muốn kinh doanh, nó mượn trước rồi mẹ ạ.
- Con đi lấy chồng rồi, chẳng vun vén cho nhà chồng chỉ chăm chăm lo cho nhà đẻ là sao? Em chồng nó còn đang nợ nần, khó khăn không giúp đỡ nó. Con sống ích kỷ như thế à?
- Mẹ ơi, tiền anh Hải mẹ giữ và giúp các em nó cả rồi. Mẹ còn bảo con ích kỷ sao? Mẹ là mẹ thế mẹ giúp con rể được bao nhiêu rồi? Họ hàng bên nội nhà chú ấy góp bao nhiêu?
Tóm lại, hơn 1 năm qua, con là vợ mà không được động tới tiền lương chồng, không biết có bao nhiêu, sử dụng vào việc gì, mẹ còn thấy con chưa đủ rộng lượng và bao dung ạ? Còn từ nay về sau, con xin phép được giữ tiền lương của chồng con. Hai vợ chồng con phải lo tích cóp cho bản thân, rồi còn tính chuyện sinh con đẻ cái nữa.
Sau khi tôi tuôn 1 tràng, mẹ chồng á khẩu. Bà có lẽ không ngờ tôi lại thẳng thừng bóc mẽ trước gia đình như thế, mặt bà đỏ lên vì ngượng, vì tức. Nhưng tôi kệ, cùng lắm thì ra ngoài sống riêng chứ không chịu cảnh mẹ chồng giữ tiền thế này nữa!
Theo Afamily
Mang tiếng "chuột sa chĩnh gạo", tôi nhục nhã ê chề chỉ vì 5 nghìn hành mua ngoài chợ
Giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy may khi ngày đó không đồng ý với lời đề nghị của mẹ chồng. Dù nhà rất rộng, những 7 tầng liền nhưng bà nhất quyết không thuê người giúp việc. Ngày nhận tôi về làm dâu cũng là ngày bà chuyển tất cả những công việc nhà đó sang cho tôi.
Nhà chồng tôi sinh được 2 người con trai nhưng vợ chồng anh chồng tôi sinh sống bên nước ngoài nên vợ chồng tôi sống cùng bố mẹ chồng. Đúng là phải ở trong chăn mới biết chăn có rận, người trong cuộc mới biết sự tình mọi chuyện thế nào.
Ngày biết tôi sắp về làm dâu nhà đó, ai cũng chúc mừng rồi khen ngợi ra mặt. Họ nói tôi có mắt nhìn người rồi thì nói tôi kiếp trước phải tu tốt lắm kiếp này mới được lấy chồng giàu.
Chẳng hiểu sao, tôi nghe những lời đó mà trong lòng chẳng thấy vui chút nào. Có thể họ khen xuất phát từ sự vô tư song với tôi lời khen đó nghe như kiểu đời này kiếp này mục đích sống của người phụ nữ chỉ là làm sao lấy được chồng giàu, càng giàu càng tốt.
Tiền rất quan trọng, giàu dĩ nhiên là tốt hơn nghèo rồi nhưng đó không phải thước đo duy nhất để đánh giá một con người. Chồng tôi cũng phải là người thế nào thì tôi mới đồng ý nhận lời yêu anh và quyết định sẽ gắn kết đến cuối cuộc đời này chứ.
(Ảnh minh họa)
Tôi còn nhớ ngày cưới xong dọn về nhà chồng ở, chị chồng tôi khi đó còn nói một câu tôi nhớ mãi: "Chị là chị phục em đấy. Vài năm nữa chị về mà vẫn thấy em ở đây thì đúng là sức chịu đựng của con người quá ghê gớm".
Tôi thấy chồng kể vợ chồng anh chị lấy nhau lúc còn ở Việt Nam. Thời gian đầu anh chị cũng sống cùng nhà chồng nhưng sau một thời gian thì cả hai quyết định ra nước ngoài. Nghe chồng kể chuyện mà sao tôi thấy anh chị dại dột thế nhỉ. Ra nước ngoài có phải sung sướng gì cho cam, anh chị cũng mở một cửa hàng ăn nho nhỏ, làm việc tối ngày chứ có phải được chơi như ở đây.
Vậy nhưng có về làm dâu rồi tôi mới hiểu được phần nào cơ sự đó. Nhà chồng tôi đúng là rất có điều kiện. Trước đây bố chồng tôi mở một salon ô tô cũng thuộc dạng có tiếng ở vùng. Vài năm gần đây chồng tôi bắt đầu tham gia quản lý cùng bố, mẹ chồng tôi thì trước giờ chỉ ở nhà quán xuyến việc gia đình.
Cũng vì bà chỉ ở nhà nên sau khi đám cưới kết thúc, bà có đề nghị tôi nghỉ việc để ở nhà chu toàn việc chồng con. Bà nói phụ nữ việc quan trọng là làm vợ, làm mẹ. Nhà điều kiện chẳng thiếu nên đi làm được vài đồng thì thôi ở nhà chăm chồng cho chu đáo.
Giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy may khi ngày đó không đồng ý với lời đề nghị của mẹ chồng. Dù nhà rất rộng, những 7 tầng liền nhưng bà nhất quyết không thuê người giúp việc. Ngày nhận tôi về làm dâu cũng là ngày bà chuyển tất cả những công việc nhà đó sang cho tôi.
Nhà chồng tôi không bao giờ ăn sáng ở ngoài, đó là thói quen đã được duy trì cả 2 chục năm nay. Sau khi tôi về làm dâu, mỗi buổi sáng bắt đầu đều là sự mệt mỏi. Thay vì ngủ đến 7 giờ mới dậy đi ăn sáng rồi đi làm như trước đây, giờ tôi phải dậy từ 5 rưỡi để đi chợ rồi nấu ăn cho cả gia đình.
Mà có phải cả nhà đều ăn uống giống nhau hay nấu gì thì ăn nấy đâu. Trong khi mẹ chồng tôi đặc biệt thích những món ăn truyền thống và khẩu vị mặn thì bố chồng tôi lại thích ăn đồ tây. Cứ thế mỗi sáng tôi phải nấu vài món để phù hợp với từng người trong gia đình.
Rồi đến khi nhà có việc, tôi mới thấm được hết nỗi khổ đi làm dâu. Nhà có công có việc, tầm 4-5 mâm cỗ là mẹ chồng tôi chẳng khi nào thuê người hay đặt cỗ. Chị dâu thì ở nước ngoài không về, nhà lại vai vế thấp nên hầu như chỉ có tôi là người làm. Những hôm có việc như vậy tôi đều phải nghỉ nửa buổi làm về sớm. Ăn xong nhìn cả đống mâm bát đang đứng chờ, tôi chỉ dám khóc thầm trong lòng.
Nhà chồng tôi luôn có một cuốn sổ chi tiêu để ở trên tủ giày ngay cạnh cửa. Hàng ngày mẹ chồng tôi sẽ kẹp tiền ở đấy để tôi lấy đi chợ buổi sáng. Cũng chính vì điều này mà tôi muốn được ở riêng hay chí ít là ăn riêng vô cùng.
Từng khoản chi tiêu trong gia đình, dù là vài nghìn tôi cũng phải ghi lại. Mẹ chồng tôi nói làm như vậy thành thói quen sẽ không bị tiêu vung tay. "Chồng mình kiếm ra tiền nhưng mình phải biết trân trọng từng đồng, như thế mới được. Con nhìn nhà này đâu phải tự nhiên mà có được như ngày hôm nay".
(Ảnh minh họa)
Hôm đó vội vội đi làm nên tôi ghi nhanh rồi vội dắt xe đi cho kịp. Chiều vừa về, mẹ chồng tôi đã đứng cạnh tủ giày cầm quyển sổ chi tiêu.
"Con về rồi đấy à. Sáng nay con ghi nhầm hay làm gì mà mua cả 5 nghìn hành lá thế? Đi chợ bao nhiêu lâu mà vẫn bị chúng nó lừa thế à. Đi chợ mua rau mua thịt thì tranh thủ bốc xin luôn ít hành. Ai đời đi chợ mà lại phải mua những 5 nghìn hành. Không biết quý từng đồng thì rồi cái cơ ngơi này cũng tan hết mà thôi".
Lúc đầu nghe tôi định giải thích là do tối nay tôi làm món chả cá nên mua nhiều hành và thì là nhưng nghe đến mấy câu sau, tôi thấy xót xa cho thân phận mình thật sự. Đấy, những người ở ngoài kia đâu có biết cảnh làm dâu "chuột sa chĩnh gạo" của tôi nó khắc nghiệt đến thế nào.
Theo Ái Như (Khám phá)
Đang đến màn trao nhẫn cưới cho tôi thì chuông điện thoại của chú rể vang lên, phản ứng của anh khiến tất cả đều chết lặng Đang hạnh phúc lâng lâng với đám cưới của cả đời người thế nhưng tôi bị đóng băng khi nghe cuộc điện thoại giữa giờ phút quan trọng nhất. Tôi và anh yêu nhau được 4 tháng thì gia đình nhà trai liên tục thúc ép cưới. Chính vì thế tôi thực sự chưa hiểu hết về con người lầm lì ít nói...