Mẹ chết trôi 2km trong cống, con ngược xuôi cầu cứu chính quyền
- Một phụ nữ bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi cả người và xe xuống cống ngầm gần 2 km và tử vong vì ngạt nước. Đơn vị thi công hứa hỗ trợ 10 triệu đồng nhưng sau 2 tháng vẫn bặt vô âm tín.
Thi công không phép, tắc trách gây chết người
Cầm lá đơn với những dòng chữ nguệch ngoạc trên tay, anh Tăng Hà Duy (SN 1994) thường trú tại tổ 12, Tân Lập, Thái Nguyên tất tả tới gõ cửa khăp các cơ quan công quyền, những mong nguyên nhân cái chết thương tâm của mẹ mình (bà Tăng Thị Kim Dung, SN 1965) sớm được làm rõ.
Theo nội dung đơn, cách đây gần 2 tháng, vào khoảng 19h ngày 26/5, bà Tăng Thị Kim Dung trên đường đi về nhà đã bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi vào miệng cống. Người dân đã phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ mới tìm thấy xác của bà Dung bị cuốn trôi cách hiện trường hơn gần 2 km.
Anh Duy cho rằng, nguyên nhân cái chết của mẹ mình là do đơn vị thi công con đường đi vào trụ sở của Công ty Cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên gây ra. Bởi lẽ, công ty này không đảm bảo an toàn cho người dân trong lúc thi công, tự ý tháo tấm chắn an toàn tại miệng cống, không có biển cảnh báo nguy hiểm, cho nên khi trời mưa lớn, nước ở các nơi đổ dồn về miệng cống thoát nước tạo thành cái bẫy người đi đường, dẫn tới hậu quả nghiêm trọng làm mẹ anh bị nước cuốn trôi vào cống, ngạt nước mà chết.
Anh Duy đã gửi đơn trình báo sự việc đến các cấp có thẩm quyền như Công an phường Tân Lập (TP Thái Nguyên), UBND phường Tân Lập, Công an thành phố Thái Nguyên nhưng đến nay, hơn 2 tháng đã trôi qua, không có một đơn vị nào có phản hồi.
Em Tăng Hà Duy bên bàn thờ mẹ
Tiếp xúc với chúng tôi, anh Duy cho biết: “Từ trước đến nay mấy hộ dân trong nhà chúng tôi gồm có hộ bà Tăng Thị Thu, Tăng Đình Thành và nhà tôi sinh sống và đi lại trên lối đi rộng 3 mét, sát nhà để xe của cán bộ công nhân viên nhà máy Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên (tổ 12/Tân Lập/ Thái Nguyên).
Video đang HOT
Các hộ chúng tôi đã làm đường đi rộng 1,6 mét chạy dài ra đến đường đi vào Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên. Các gia đình đã đổ 2 tấm bê tông cốt thép dày 10cm, rộng 60cm và dài 1,5m để bắc qua cống thoát nước làm đường đi rất an toàn và chắc chắn. Phía còn lại sát nhà bà Nguyễn Thị Nga cùng trú tại tổ 12 phường Tân Lập là mặt cống lộ thiên rộng 1,5m dài 3 mét. Chúng tôi đã hàn tấm sắt phi 14 với các lỗ có chiều 15×15cm để bảo vệ miệng cống và ngăn rác thải cũng như đảm bảo an toàn cho các hộ dân và người đi lại qua đây khi trời mưa .
Đến đầu tháng 5/2014, công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên đã tự ý cho công nhân xây dựng lại mương thoát nước thải của công ty và đổ lại đoạn đường trên. Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên đã cho máy móc và công nhân ra xây và phá các tấm bê tông, cho máy hàn điện cắt bỏ tấm sắt bảo vệ trên mặt miệng cống ngầm mà gia đình chúng tôi làm để đi, sự việc này gây mất an toàn nghiêm trọng đến tính mạng người đi đường mỗi khi có mưa lớn, nước ngập không thấy lối đi lại.
Đến khoảng ngày 15- 16/5, các công nhân nhà máy Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên đã xây xong mương nước và đổ xong phần đường bê tông mới giáp với mương nước và miệng cống. Tuy nhiên, họ không đổ lại đường đi vào nhà cho các hộ gia đình chúng tôi, không làm lại tấm sắt bảo vệ và chắn rác ở miệng cống.
Ngay cả trong suốt quá trình thi công công trường, phía công ty cũng không lắp đặt các hệ thống rào chắn cảnh báo nguy hiểm và chiếu sáng cần thiết nơi cửa miệng cống ngầm để đảm bảo an toàn giao thông và tính mạng của chính các hộ dân phải bắt buộc đi qua cống này về nhà và người dân đi qua khu vực này”.
Hiện trường khi bà Tăng Thị Kim Dung bị nước cuốn trôi vào cống vào tối ngày 26/05/2014.
“Từ đó đến nay, phía Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên cũng chưa hề có lời nào đến gia đình tôi để xin lỗi hay chịu trách nhiệm về sự thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng cho người thân của chúng tôi”, anh Duy bức xúc cho biết.
Trao đổi với phóng viên báo Đời sống và Pháp luật, đại diện UBND phường Tân Lập, ông Dương Sơn Hà, Bí thư đảng bộ phường cho biết: “Công ty cổ phần bê tông Thái Nguyên đã tự ý thi công đoạn đường lối đi vào trụ sở của công ty, UBND phường không hề cấp phép cũng như giám sát quá trình thi công công trình này. Phía công ty có hứa hỗ trợ ban đầu cho gia đình 10 triệu đồng để lo mai táng. Nhưng cho đến nay, gần hai tháng trôi qua, gia đình vẫn chưa hề nhận được khoản tiền hỗ trợ nào”.
Có dấu hiệu của tội “gây cản trở giao thông đường bộ”
Theo Luật sư Đặng Văn Cường – Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội, căn cứ nội dung trong đơn thư của anh Duy đã nêu, thì đơn vị thi công con đường dẫn vào trụ sở của công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên đã có dấu hiệu của tội gây cản trở giao thông đường bộ, được quy định tại điều 203 bộ luật hình sự.
Hiện trường miệng cống chụp vào ban ngày sau cái chết của bà Tăng Thị Kim Dung.
Cụ thể: Đơn vị thi công đã cho tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch các thiết bị an toàn giao thông đường bộ. Vi phạm quy định về đảm bảo an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ, không có biển báo gây hậu quả nghiêm trọng dẫn đến cái chết của bà Tăng Thị Kim Dung.
Nếu trong trường hợp hành vi đào, khoan, xẻ đường trái phép của Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thái Nguyên chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 203 BLHS thì Công ty này có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi khoan, đào, xẻ đường, hè phố trái phép theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Ngoài trách nhiệm về hình sự (hoặc trách nhiệm hành chính) thì cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện hành vi đào, khoan, xẻ đường trái pháp luật gây hậu quả chết người còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 610 BLDS và Nghị Quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Luật sư Cường cho biết thêm: “Trong vụ việc trên cũng cần xem xét đến trách nhiệm của cơ quan quản lý đô thị. Cơ quan quản lý đô thị thiếu trách nhiệm trong việc quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ dẫn đến việc Công ty cổ phần xây dựng bê tông Thái Nguyên đã cho tự ý đào, khoan, xẻ đường trái phép gây ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị và tính mạng của người dân”.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Vụ CA dùng nhục hình: Yêu cầu trưng cầu giám định tư pháp
Chiều 19/5, luật sư Nguyễn Văn Thăng (Đoàn luật sư Hà Nội) - bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành - đã nộp đơn yêu cầu trưng cầu giám định tư pháp gửi đến TAND tỉnh Phú Yên.
Nội dung đơn yêu cầu là tiến hành giám định cơ chế hình thành thương tích trên đầu nạn nhân Ngô Thanh Kiều (SN 1982, ngụ xã Hoà Đồng, huyện Tây Hòa, Phú Yên, đã chết) nhằm xác định phương, chiều, hướng và công cụ tác động lên người nạn nhân là gì, cơ chế tạo tụ máu trong bán cầu đại não.
Đồng thời, đơn yêu cầu tiến hành trưng cầu cơ chế hình thành và công cụ tạo ra tụ máu cấp trong nội tạng nghi can Ngô Thanh Kiều cũng như 39 vết xây xát trên đầu và người nạn nhân. Luật sư cũng yêu cầu trưng cầu giám định lại pháp y tử thi, bởi theo luật sư Thắng, trong vụ án này, Trung tâm giám định pháp y Phú Yên không tiến hành giám định mà chỉ khám nghiệm tử thi. Điều này vi phạm nghiêm trọng pháp luật và có dấu hiệu đánh tráo mẫu giám định khi không thu mẫu phủ tạng mà lại có kết quả xét nghiệm vi thể.
5 bị cáo bị cho là đã dùng dùi cui đánh đến chết nghi can Ngô Thanh Kiều.
Theo luật sư Thắng, việc trưng cầu này rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự đúng đắn việc định tội và lượng khung hình phạt đối với các bị cáo cũng như xác định người thực hiện hành vi phạm tội. Đã nhiều lần, luật sư yêu cầu trưng cầu giám định nhưng các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm không thực hiện.
Vụ án 5 sĩ quan công an dùng nhục hình xảy ra vào ngày 13/5/2012. Xác định Ngô Thanh Kiều là nghi can trong một vụ trộm cắp, một số cán bộ ở Công an TP Tuy Hòa, Công an Phú Yên đã đến nhà còng tay Kiều đưa về Công an TP Tuy Hòa khi không có lệnh bắt. Tại đây, các cán bộ điều tra đã đánh đến chết nghi can Kiều. Vụ án được TAND TP Tuy Hòa đưa ra xét xử từ ngày 26/3 đến 3/4/2014 và tuyên phạt cả 5 bị cáo về tội dùng nhục hình. Trong đó, Nguyễn Thân Thảo Thành 5 năm tù, Nguyễn Minh Quyền 2 năm tù, Phạm Ngọc Mẫn 1 năm 6 tháng tù. Đỗ Như Huy và Nguyễn Tấn Quang từ 1 năm đến 1 năm 3 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Bản án được cho là xử chưa đúng người đúng tội nên cả gia đình người bị hại lẫn bị cáo Thành kháng cáo. Sau khi Chủ tịch nước có ý kiến yêu cầu VKSND Tối cao và TAND Tối cao chỉ đạo xét xử vụ án đúng pháp luật, 2 cơ quan này đã làm việc với các cơ quan tố tụng của tỉnh Phú Yên. Đến ngày 29/4/2014, VKSND tỉnh Phú Yên đã kháng nghị bản án cấp sơ thẩm, đề nghị cấp phúc thẩm tuyên hủy án để điều tra lại từ đầu vì cho rằng 4 bị cáo Quyền, Mẫn, Quang, Huy phạm tội dùng nhục hình ở điều khoản nhẹ là không tương xứng với tính chất, mức độ và hậu quả gây ra. VKSND tỉnh Phú Yên cũng cho rằng cấp sơ thẩm không điều tra, xét xử đối với thượng tá Lê Đức Hoàn, Phó Giám đốc Công an TP Tuy Hòa, Trưởng ban chuyên án về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là chưa đúng.
Theo Người lao động
Người không có vân tay làm CMND kiểu mới thế nào? "Người bị bệnh vẩy nến, mất vân tay cần chữa trị ổn định để lấy bằng được", Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư cho biết. Khẳng định của Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư cho biết chưa...