Mẹ cầu cứu khắp nơi, quyết đòi quyền thừa kế tinh trùng của con
Bà Huyền cho rằng, với tư cách là mẹ ruột, là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của con trai, bà được quyền yêu cầu BV Từ Dũ trao lại cho bà ba mẫu tinh trùng của con trai để bà “hưởng thừa kế” vì đây là di sản do con bà để lại.
Bà Vòng Ngọc Huyền (ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) có người con trai đã qua đời. Trước khi mất, người con này có gửi tinh trùng của anh ấy trong bệnh viện. Bây giờ, bà muốn lấy tinh trùng để thụ tinh trong ống nghiệm với vợ (chưa đăng ký kết hôn) của người con ấy. Vậy theo pháp luật hiện hành, bà Huyền có thực hiện được mong muốn ấy?
Kịp gửi tinh trùng trước lúc đi xa
Bà Huyền cho biết Trần Đình Tuấn (SN 1996) là con trai độc nhất của bà. Mọi hy vọng, lẽ sống của bà đều dồn hết vào anh Tuấn.
Không may anh Tuấn bị bệnh hiểm nghèo. Khi phát hiện, các bác sĩ đưa ra lời khuyên anh nên đem gửi tinh trùng tại BV Từ Dũ vào cuối năm 2014 đầu 2015 trước khi tiến hành điều trị. Nghe lời bác sĩ, mẹ con bà đã qua BV Từ Dũ làm thủ tục để gửi ba mẫu tinh trùng của Tuấn.
Bệnh tình ổn định, tháng 10/2016, Tuấn tổ chức đám cưới với chị VTBD trong sự chúc phúc của bà con thân tộc, láng giềng. Bà Huyền tưởng từ nay có thể yên tâm vui vầy bên con trai, con dâu và chờ đợi ngày được đón cháu nội để vui hưởng tuổi già.
Nhưng hạnh phúc chưa được tày gang, bà và con nhận hung tin anh Tuấn trở bệnh. Việc đăng ký kết hôn cho anh Tuấn còn chưa kịp làm, lúc này cả nhà tập trung chữa bệnh cho Tuấn. Sau đó thì không hề có phép màu như cổ tích, anh Tuấn đã qua đời vào tháng 6/2017 khi chưa kịp để lại “giọt máu” nối dõi nào.
Bà Vòng Ngọc Huyền mong mỏi được nhận tinh trùng của con trai để con dâu thụ tinh trong ống nghiệm đặng kiếm mụn cháu. (Ảnh: HY)
Sau này, niềm hy vọng chợt lóe khi bà và con dâu nhớ đến việc anh Tuấn đã gửi mẫu tinh trùng tại BV Từ Dũ. Các mẫu tinh trùng này hiện đang được lưu trữ tại khoa Hiếm muộn của bệnh viện.
Tinh trùng có phải là di sản thừa kế?
Liên hệ bệnh viện, bà Huyền và con dâu được hướng dẫn phải đi xác nhận mối quan hệ giữa anh Tuấn và chị D. Mẹ chồng, con dâu đã đi khắp nơi để xin xác nhận. Rất nhiều người đã xác nhận anh Tuấn và chị D. đã tổ chức đám cưới như đã nêu gồm có tổ trưởng dân phố, trưởng ban điều hành khu phố, phó chủ tịch UBND phường… Từ đó, gia đình bà gửi đơn xin BV Từ Dũ xem xét, giải quyết cho con dâu D. được sử dụng tinh trùng của anh Tuấn để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Video đang HOT
Chị D. nói mình tự nguyện
Trao đổi với phóng viên, chị D. cho biết bản thân chị suốt thời gian qua sát cánh với bà Huyền mong được mang thai sinh cháu cho bà. Chị rất hy vọng được bệnh viện chấp nhận cho thụ tinh với tinh trùng của chồng mình, dù chị và anh Tuấn chưa kịp đăng ký kết hôn nhưng đã có thời gian dài chung sống và yêu thương nhau thực lòng…
Tuy nhiên, BV Từ Dũ không đồng tình vì cho rằng chị D. và cả bà Huyền không có quyền theo pháp luật hiện hành.
Không bỏ cuộc, bà có đơn gửi lại bệnh viện xem xét ở một góc nhìn khác về pháp luật thừa kế để giải quyết. Cụ thể, sau khi tham khảo ý kiến luật sư, bà cho rằng với tư cách là mẹ ruột, là người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Tuấn, bà được quyền yêu cầu BV Từ Dũ trao lại cho bà ba mẫu tinh trùng của con trai để bà “hưởng thừa kế” vì đây là di sản do con bà để lại.
Cũng theo bà, công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm. Không có quy định pháp luật nào cấm công dân để lại di sản là tinh trùng, cũng không có quy định pháp luật nào cấm xem tinh trùng gửi giữ tại cơ sở khám chữa bệnh là di sản. “Và điều tôi đang yêu cầu BV Từ Dũ giải quyết theo đơn này hoàn toàn không phạm phải điều cấm của pháp luật” – bà Huyền nói.
Mới đây, BV Từ Dũ lại lần nữa phúc đáp lại kiến nghị của bà Huyền. Bệnh viện nêu quan điểm: Việc xác định tinh trùng là tài sản và có được thừa kế hay không thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của bệnh viện. Việc yêu cầu được nhận thừa kế bà Huyền nên liên hệ các phòng công chứng thực hiện theo quy định pháp luật.
Bà Huyền đã liên hệ Phòng Công chứng số 1 tại TP.HCM và được cho biết vấn đề này còn rất mới nên sẽ xin ý kiến các cơ quan liên quan trên tinh thần giải quyết đúng Luật Công chứng và cả phù hợp với vấn đề nhân đạo.
Vẫn còn tranh cãi
Vấn đề pháp lý gây tranh cãi trong trường hợp này là tinh trùng có được coi là tài sản và được thừa kế hay không.
Theo quan điểm của luật sư bà Huyền, khoản 1 Điều 105 BLDS 2015, “tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản”. Khái niệm vật được hiểu là đối tượng của thế giới vật chất, bao gồm động vật, thực vật và tồn tại ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí). Vật tồn tại một cách khách quan mà con người có thể cảm nhận được bằng giác quan của mình. Nói dễ hiểu, vật là thứ mà con người có thể nhìn thấy được, nếm ngửi được, cầm nắm được, sờ mó được…
Theo đó, tinh trùng thỏa mãn đủ các dấu hiệu của vật và được xác định là tài sản theo khoản 1 Điều 105 BLDS 2015. Và theo Điều 612 BLDS 2015, “di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Tinh trùng là tài sản nên khi người để lại tinh trùng qua đời thì nó trở thành di sản.
Đồng thời, theo BLDS 2015 (cũng như pháp luật dân sự từ ngày lập pháp đến nay), di sản được để lại cho người thừa kế theo hai hình thức: Theo di chúc hoặc theo pháp luật. Cụ thể, theo quy định tại Điều 650 BLDS 2015, nếu người chết không để lại di chúc thì di sản của họ được chia thừa kế theo pháp luật, theo thứ tự hàng thừa kế. Anh Tuấn có ba mẫu tinh trùng gửi tại BV Từ Dũ. Nay anh Tuấn chết không để lại di chúc nên ba mẫu tinh trùng này trở thành di sản, thuộc quyền thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật của anh. Và người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Tuấn chính là bà Huyền, mẹ ruột của anh.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn băn khoăn về lập luận khá mới mẻ này. Một thẩm phán của Tòa Dân sự TAND TP.HCM (xin không nêu tên) cho rằng tinh trùng không thể là di sản để được thừa kế mà nó gắn liền với quyền nhân thân của mỗi người. Chỉ người đó mới có quyền quyết định việc sử dụng, khi họ chết coi như chấm dứt. Theo ông, nếu gọi tinh trùng là di sản để lại thì không ổn, vì khi đó giao dịch dân sự liên quan sẽ trái thuần phong mỹ tục theo luật Việt Nam.
Chỉ có vợ hợp pháp mới có quyền sử dụng?
Chỉ có vợ hợp pháp mới có quyền duy trì, sử dụng tinh trùng của người chồng đã gửi. Chị D. chưa đăng ký kết hôn với anh Tuấn theo đúng pháp luật hiện hành nên không được xem là vợ chồng. Ở trường hợp này, chị D. không có đơn đề nghị và cũng không phải là vợ hợp pháp nên không có quyền sử dụng tinh trùng đã gửi để làm thụ tinh trong ống nghiệm. Bà Huyền là mẹ của anh Tuấn (có đơn đề nghị được sử dụng tinh trùng của anh Tuấn để làm thụ tinh trong ống nghiệm với chị D.) không phải là người có quyền theo quy định của pháp luật hiện hành. Do vậy, BV Từ Dũ không thể thực hiện theo đơn kiến nghị và nguyện vọng của bà Huyền.
(Trích trả lời của BV Từ Dũ gửi bà Huyền)
Nguồn: plo.vn
Niềm vui vỡ òa đón bé gái thụ tinh nhân tạo thứ 100 ở Hạ Long
Em bé thứ 100 ra đời bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh nặng 3,2kg và hoàn toàn khỏe mạnh.
Bé gái thứ 100 ra đời bằng phương pháp thụ tinh qua ống nghiệm (IVF) được thực hiện khi hai vợ chồng trẻ thế hệ 9x anh B.T và chị N.H.P (ở thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) đã 8 năm không có con.
Hai vợ chồng anh chị không thể có con vì chồng bị không tinh trùng, còn vợ bị giảm lưu trữ buồng trứng khi AMH của chị P = 0,01, trong khi phụ nữ bình thường có AMH từ 1-6,8 và tỷ lệ có thai IVF
Thứ trưởng Bộ Y tế và lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh chúc mừng lãnh đạo Bệnh viên Sản nhi Quảng Ninh.
Biết được thành công của thụ tinh ống nghiệm tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh qua chương trình truyền hình, vợ chồng chị P đã đến để tìm vận may và phép màu đã đến. Chị P đã mang thai ngày 7.4 và thành quả là một bé gái chào đời khỏe mạnh vào tháng 12 này.
Vợ chồng chị Bùi thị Hằng (trú tại TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) cũng là một trong những gia đình tới thực hiện hỗ trợ sinh sản bằng IVF tại bệnh viện, cho biết: "Tôi tới bệnh viện thực hiện phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm từ đầu năm 2017. Khi tới đây, tôi được các bác sĩ hướng dẫn tận tình và dẫn đi làm các thủ tục, xét nghiệm, làm thủ thuật một cách tỉ mỉ, thuận lợi. Đầu tháng 1.2018 vừa qua, nhờ vào phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, gia đình tôi đã chào đón bé trai đầu lòng khỏe mạnh. Tôi cảm thấy rất vui và yên tâm khi các y, bác sĩ tại tỉnh nhà đã thực hiện được những kỹ thuật khó này để đem lại niềm vui cho những người hiếm muộn. Chúng tôi không còn phải đi xa nữa và tiết kiệm được chi phí, thời gian đi lại. Bản thân tôi thấy rất yên tâm khi tới làm thủ thuật này tại bệnh viện".
Thời điểm hiện tại đã có 559 trẻ chào đời khoẻ mạnh tại Khoa Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh), trong đó có 102 trẻ ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Tại lễ kỷ niệm Chào đón 100 em bé Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) ra đời tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh ngày 17.12, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã biểu dương những nỗ lực của Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh khi cố gắng đưa những kỹ thuật cao về gần người dân hơn. Sự ra đời của các bé là một khởi đầu tốt đẹp. Với sự nuôi dạy của các gia đình, Thứ tưởng hi vọng các cháu sẽ trở thành những công dân có ích.
Thứ trưởng cũng yêu cầu bệnh viện tiếp tục nghiên cứu, học hỏi thêm các kỹ thuật mới, giúp nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.
Khoa Hỗ trợ sinh sản đã thực hiện khám và tư vấn cho 24.000 lượt, phẫu thuật 700 ca. Tỉ lệ có thai sau chuyển phôi đạt gần 50%.
Ông Nguyễn Quốc Hùng - Giám đốc Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh cho biết, 100 em bé IVF ra đời là cột mốc đáng nhớ, tự hào của Bệnh viện, Khoa Hỗ trợ sinh sản. Để có được những thành tựu như vậy là nhờ có sự đóng góp đáng trân trọng của quý vị đại biểu, quý đối tác, sự tin tưởng và đồng lòng của các khách hàng.
"Việc triển khai thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã khẳng định sự hoàn thiện kỹ thuật điều trị cho bệnh nhân vô sinh ngay tại địa phương", ông Hùng nói.
Thời điểm hiện tại đã có 559 trẻ chào đời khoẻ mạnh tại Khoa Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh), trong đó có 102 trẻ ra đời từ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.
Khoa Hỗ trợ sinh sản đã thực hiện khám và tư vấn cho 24.000 lượt; phẫu thuật 700 ca. Tỉ lệ có thai sau chuyển phôi đạt gần 50%, trong đó tỉ lệ có thai khi chuyển phôi ngày 5 là 81% cao tương đương các trung tâm hỗ trợ sinh sản nhiều kinh nghiệm.
Ngoài ra, Khoa cũng đã triển khai nhiều kỹ thuật cao như đánh giá động học phát triển phôi (Timelapse), trữ lạnh trứng, sàng lọc bệnh lý di truyền.
Theo Danviet
Hai giờ liều mình sau cánh cửa buồng lấy tinh trùng Cuộc ngã giá thành công, người phụ nữ nhanh chóng đặt lịch hẹn, dẫn người bán tinh trùng đến một phòng khám tư. Tại đây, người bán phải kiểm tra sức khỏe và chất lượng tinh trùng phục vụ cho công cuộc mua bán &'con giống'. Video: Trong phòng xét nghiệm tinh trùng &'Sinh viên bán nhiều mà em!' Tại các nhóm, hội...