Mẹ cao 1m70, bố cao 1m80 nhưng con trai lại thấp dưới mức trung bình, bố mẹ hối hận vì đã duy trì thói quen sai lầm này mỗi đêm
Cả hai vợ chồng đều sở hữu chiều cao nổi bật nên bà mẹ này không chú ý gì đến sự phát triển chiều cao của con.
Làm cha mẹ, ai cũng muốn con mình vừa giỏi giang lại vừa cao lớn khỏe mạnh. Đặc biệt trong điều kiện xã hội ngày nay, những người có chiều cao nổi bật dường như có lợi thế hơn hẳn. Do đó, các bố mẹ thời nay cung rất chú ý đến việc nuôi dưỡng để phát triển chiều cao tối đa cho con.
Bà mẹ người Trung Quốc tên Duyên Duyên và chồng có chiều cao rất nổi bật. Cô cao 1m70 còn chồng cao 1m80. Với chiều cao như thế nên cô nghĩ rằng con trai mình sẽ chẳng cần lo lắng gì đến vấn đề phát triển chiều cao, bởi thế cô gần như không chú ý gì đến chuyện này. Quả thực, khi chào đời, con trai của Duyên Duyên đã sở hữu chiều dài hơn hẳn so với các bé sinh cùng.
Bố mẹ cao nhưng cậu bé thấp hơn các bạn cùng tuổi (Ảnh minh họa).
Nhiều năm trôi qua, mãi đến khi có một cuộc khám sức khỏe ở trường của con trai Duyên Duyên, nhà trường gửi kết quả khám về thì cô mới thấy con trai thấp hơn so với chuẩn chiều cao trung bình của các bé trai cùng tuổi. Hai vợ chồng cô khá sốc và đã vội vã đưa con đi bệnh viện kiểm tra.
Bác sĩ kết luận con trai Duyên Duyên thiếu hormone tăng trưởng, và có hỏi kĩ về thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của bé. Bà mẹ Duyên Duyên kể cụ thể cho bác sĩ nghe, có nhắc đến chuyện con trai luôn đi ngủ với đèn ngủ bật sáng. Nghe đến đây, bác sĩ kết luận: Lý do chính là đây.
Tại sao bật đèn ngủ lại ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ?
Rất nhiều trẻ em đã quen với việc để đèn ngủ khi ngủ vào ban đêm bởi ngày càng có nhiều trẻ được bố mẹ cho ngủ riêng từ khi còn rất nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng nên sử dụng đèn ngủ với ảnh sáng quá chói có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ.
Khi ngủ, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục tiết ra các hormone tăng trưởng, thậm chí một số hormone tăng chiều cao cho trẻ còn tiết ra nhiều nhất vào ban đêm. Bật đèn ngủ với ánh sáng mạnh không chỉ khiến giấc ngủ của trẻ không sâu mà còn cản trở sự tiết ra những hormone này. Mức độ hormone tăng trưởng giảm sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng, ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất bình thường của trẻ.
Ngoài việc bật đèn trong khi ngủ, có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ mà bố mẹ cần lưu ý:
Video đang HOT
Trẻ mắc một số bệnh lý
Những trẻ mắc một số bệnh lý mà không được phát hiện, điều trị kịp thời thì nó cũng ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng chiều cao. Chẳng hạn, trẻ có bệnh ở dạ dày, ăn uống kém, tiêu hóa, hấp thu cũng không tốt, điều đó khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng qua từng độ tuổi.
Dậy thì sớm
Trong nhiều gia đình, trẻ ăn uống tùy thích không được người lớn kiểm soát như ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, trái cây, rau củ chứa nhiều chất bảo quản, chất làm chín… Lâu dài những việc này sẽ dẫn đến hậu quả là trẻ bị dậy thì sớm. Khi dậy thì sớm, sụn xương của trẻ đóng sớm nên không thể phát triển chiều cao.
Vì thế, các bố mẹ cần chú ý đến thói quen ăn uống của con, tăng cường các loại rau, trái cây đúng mùa để tránh nạp vào cơ thể các loại thực phẩm có hại.
Chọn đèn ngủ có ánh sáng mờ và để xa nơi trẻ nằm (Ảnh minh họa).
Tinh thần không tốt trong thời gian dài
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cảm xúc của một người cũng ảnh hưởng tới sự tăng trưởng chiều cao. Trẻ em thiếu sự chăm sóc, thường xuyên rơi vào stress, lo lắng, bất mãn… thường cũng sẽ không thể phát triển chiều cao tối đa.
Nguyên nhân là bởi cơ quan chịu trách nhiệm cảm xúc của con người khu trú ở thùy sau tuyến yên. Trong khi đó, tuyến yên lại tiết ra hormone tăng trưởng nên duy trì tâm trạng, cảm xúc xấu trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến yên.
Để cải thiện chiều cao của con thì cha mẹ cũng cần chú ý đến cảm xúc của trẻ nhiều hơn để con duy trì tâm trạng tích cực, vui vẻ, khỏe mạnh, nhờ vậy sẽ giúp trẻ cao lớn hơn.
Bố mẹ nên đảm bảo ban đêm khi ngủ, bé không tiếp xúc với ánh sáng mạnh. Tốt nhất là không nên bật đèn ngủ suốt đêm, mà nên dùng đèn ngủ nhỏ với ánh sáng mờ màu đỏ và để xa giường trẻ. Chiếc đèn này nên có công tắc ngay nơi giường trẻ nằm để khi bé thức giấc, đòi bú, hay thay tã hay đi tè thì mẹ hoặc bé có thể bật đèn lên rồi sau đó có thể tắt luôn sau khi xong việc, giúp bé mau chóng quay lại với giấc ngủ ngon.
Khi ngủ cùng con cha mẹ cần tránh làm 4 việc này để không gây hại cho bé
Ngủ cùng con có mặt lợi nhưng đồng thời có nhiều điểm cha mẹ cần hết sức lưu ý.
Thực tế, nhiều bậc cha mẹ vẫn chọn cách ngủ chung giường với con từ khi bé mới chào đời, thay vì để con ngủ ở nôi, cũi riêng. Cách làm này có mặt lợi, đó là cha mẹ kịp thời chăm sóc cho con nếu có vấn đề gì phát sinh. Ngoài ra, một số đứa trẻ khi được "ngửi hơi mẹ" sẽ ngủ ngoan hơn.
Tuy nhiên, nếu trong quá trình ngủ chung với con mà cha mẹ làm 4 điều sau đây, sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.
Nhiều bậc cha mẹ vẫn chọn cách ngủ chung giường với con từ khi bé mới chào đời. (Ảnh minh họa)
1. Để con nằm giữa bố mẹ
Cách đặt con nằm ngủ giữa bố mẹ khá phổ biến ở các gia đình. Nó giúp người mẹ cho con bú thuận tiện cũng như để trẻ không bị ngã khỏi giường.
Nhưng việc làm này không nghi ngờ sẽ đẩy trẻ vào một số tình huống nguy hiểm, nhất là đối với các em bé từ 0-2 tuổi. Nhiều người lớn ngủ khá "hiếu động", xoay người, trở mình, khua khoắng chân tay trong khi ngủ. Trong tình huống đó, chỉ cần sơ sẩy một chút cha mẹ có thể đè vào con làm bé bị ngạt thở.
Chính vì thế, cha mẹ tuyệt đối tránh đặt con nằm giữa hai người lớn trong khi ngủ. Tốt nhất là bạn chuẩn bị nôi, cũi cho con hoặc đặt con nằm ngủ riêng một bên khi giường đã có thanh chắn an toàn.
2. Ôm bé đi ngủ
Nhiều người thường ôm con đi ngủ, phần vì giữ ấm cho bé vào mùa đông, phần nữa muốn tăng cường tình cảm thân thiết giữa cha mẹ với con cái. Song trẻ nhỏ với hệ xương còn mềm yếu, tư thế ngủ đó không hề có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của con.
Cha mẹ hãy để con ngủ tới tư thế ngay ngắn, có gối đầu phù hợp, đảm bảo hệ xương và hộp sọ của bé được phát triển tốt nhất.
3. Cha mẹ thức khuya
Cha mẹ không cần lập tức dỗ dành con ngay khi nghe thấy trẻ trở mình thức giấc. (Ảnh minh họa)
Trẻ nhỏ sẽ học theo các hành động và thói quen của người lớn. Nếu bạn muốn con có thói quen đi ngủ lành mạnh, vậy tốt nhất bạn không nên thức khuya khi ngủ cùng con. Thêm nữa, khi bạn chưa đi ngủ thì trẻ cũng khó mà ngủ ngon, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
Hãy tắt ti vi và điện thoại, loại bỏ ánh sáng đèn, sau đó đồng thời cùng con chìm vào giấc ngủ. Với cách làm này trẻ sẽ hình thành được nếp ngủ tốt và có một giấc ngủ ngon, sâu hơn.
4. Trẻ vừa khóc đã dỗ dành ngay
Vì hệ thần kinh của con chưa mạnh mẽ như người trưởng thành nên dễ xảy ra hiện tượng con ọ ẹ thức dậy hoặc khóc vào giữa đêm. Thực ra đây là một vấn đề khá bình thường, do đó cha mẹ không cần lập tức dỗ dành con ngay khi nghe thấy trẻ trở mình thức giấc.
Bạn hãy chờ đợi, cho bé thời gian tự mình ngủ lại mà không cần làm gì cả. Việc bạn dỗ dành bé thậm chí còn khiến trẻ tỉnh hẳn ngủ cũng nên. Ngoài ra nó tạo cho bé thói quen xấu, thiếu độc lập, phải có người lớn vỗ về mới ngủ lại được.
Tại sao một số người trở mình liên tục khi ngủ? Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của bạn và làm phiền người nằm cạnh. Giấc ngủ là khoảng thời gian nằm im, giúp bạn phục hồi sức lực sau cả một ngày dài. Tuy nhiên, một số người lại trằn trọc không yên, liên tục trở mình và đôi khi bất chợt tỉnh dậy. Bạn không nên tập...