Mẹ càng lười 3 việc này, con càng giỏi giang, thành công hơn
Cha mẹ “lười” lại giúp con thành công? Nghe qua tưởng vô lý nhưng lại có có cơ sở thực tế cả.
Cha mẹ là những người luôn yêu thương và mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con cái. Trong mắt cha mẹ, con dù có dần lớn khôn nhưng vẫn là đứa bé cần nâng niu, bảo bọc.
Dẫu vậy, việc quá nuông chiều, che chở con lại không hề mang lại tác dụng tích cực đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu cha mẹ lười biếng trong một số khía cạnh, đứa trẻ thậm chí sẽ giỏi giang và thành công hơn đấy!
1. Lười nói nhiều
Cha mẹ nên nhớ, cau có, cằn nhằn nhiều với con không thể giải quyết vấn đề. (Ảnh minh họa)
Đặc điểm chung của những bà mẹ là nói nhiều và hay cằn nhằn. Hễ con mắc lỗi sai hoặc làm bài tập bị điểm kém, trẻ có thể bị mẹ mắng rất lâu.
Vẫn biết hành động mắng con ấy xuất phát từ tình yêu thương và sự quan tâm, lo lắng. Nhưng bị cha mẹ mắng mỏ, càu nhàu quá nhiều chỉ khiến tâm lý trẻ nảy sinh sự phản nghịch, chống đối mà thôi.
Hành trình làm cha mẹ không chỉ là nuôi dạy con mà chính bản thân bạn cũng rút ra được những bài học để ngày càng hoàn thiện bản thân. Hãy học cách kiềm chế cảm xúc, đừng ca thán quá nhiều về con nhé.
Cha mẹ nên nhớ, cau có, cằn nhằn nhiều với con không thể giải quyết vấn đề. Hãy lười nói hơn, càu nhàu với con bớt đi, hiệu quả mang lại chắc chắn tốt hơn đấy.
2. Lười làm việc nhà
Video đang HOT
Nhiều bà mẹ thường nói với con mình thế này: “Con chỉ cần học cho giỏi, còn lại không cần quan tâm đến vấn đề gì khác”. Và thế là đứa trẻ chẳng biết làm gì ngoài việc học. Bởi từ bữa cơm cho đến giặt quần áo, gấp chăn màn, rửa bát… đã có mẹ làm cho hết.
Cha mẹ chớ nên chăm chỉ một cách “mù quáng” như vậy. Hãy lười làm việc nhà hơn, để dành phần hướng dẫn con cùng làm với mình.
Để trẻ tham gia làm việc nhà tạo điều kiện cho bé có cơ hội san sẻ công việc với cha mẹ. Từ đó con hiểu được nỗi vất vả của người lớn, để biết cảm thông, biết ơn cha mẹ hơn.
Ngoài ra, ai rồi cũng phải lớn lên và sống tự lập, những kỹ năng cơ bản nhất trong cuộc sống sẽ giúp trẻ thuận lợi hơn trong cuộc sống sau này.
3. Lười suy nghĩ
Bạn chỉ nên đưa ra vài gợi ý hoặc hướng dẫn con cách tìm ra lời giải. (Ảnh minh họa)
Khi trẻ bước vào độ tuổi đi học, sẽ có rất nhiều vấn đề con không hiểu muốn hỏi cha mẹ. Những lúc ấy, cha mẹ đừng vội vàng vắt óc suy nghĩ tìm cách giải đáp câu hỏi của con.
Bạn cứ lười suy nghĩ nhé, chỉ nên đưa ra vài gợi ý hoặc hướng dẫn con cách tìm ra lời giải. Còn lại để con tự mình tìm ra câu trả lời đúng.
Sự lười suy nghĩ ấy của bạn giúp trẻ rèn luyện cách suy nghĩ độc lập, tư duy logic. Sau này gặp các vấn đề khó khăn hơn, con có thể tự mình giải quyết thay vì trông chờ, ỷ lại vào cha mẹ.
Bố mẹ cần làm gì để con tự giác làm việc nhà?
Có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự thành công trong tương lai của một đứa trẻ, trong đó có những yếu tố nhỏ đến mức không ngờ.
Con cái là bảo bối của cha mẹ. Không ít người nuông chiều và không nỡ để con tự làm các công việc nhà. Từ những việc nhỏ nhất như quét dọn nhà cửa, rửa bát đũa, gấp quần áo,... bố mẹ cũng tranh làm với con.
Cách nuông chiều này vô cùng sai lầm, bởi sẽ khiến con sống ỷ lại, luôn dựa dẫm vào bố mẹ. Trong cuộc sống trưởng thành sau này con khó mà tự lập và càng không biết cách chăm sóc bản thân. Không chỉ vậy, sự nuông chiều còn ảnh hưởng gián tiếp đến tương lai của con. Theo một số nghiên cứu, trẻ nhỏ thường xuyên làm việc nhà khi lớn lên sẽ thành công và có thu nhập cao hơn hẳn so với những đứa trẻ lười biếng.
Năm 1938, các giáo sư tại Đại học Harvard đã thực hiện một cuộc khảo sát có tên GrantStudy, kéo dài 75 năm. Trong 20 năm qua, họ đã thực hiện một cuộc khảo sát tiếp theo với 456 thanh thiếu niên ở Boston, kết hợp với nghiên cứu 1.500 sinh viên của giáo sư Đại học Stanford -Lewis Terman. Kết quả từ 2 nghiên cứu này cho thấy: Những đứa trẻ thích làm việc nhà sau này có thu nhập trung bình cao hơn 20% so với những đứa trẻ lười biếng.
Tỷ lệ thất nghiệp của những đứa trẻ làm việc nhà là 1/15; tỷ lệ tội phạm là 1/10, tỷ lệ ly hôn và tỷ lệ mắc bệnh tâm thần cũng thấp hơn.
Ngoài nghiên cứu của Đại học Harvard, một nghiên cứu khác của Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Trung Quốc vào năm 2004 cũng cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa những đứa trẻ chăm làm việc nhà và những trẻ lười biếng.
Nghiên cứu về tình trạng giáo dục gia đình dựa trên 20.000 học sinh tiểu học ở các tỉnh Bắc Kinh, Hắc Long Giang, Giang Tây và Sơn Đông (Trung Quốc) cho thấy 2 điều: Thứ nhất, trẻ chăm làm việc nhà sẽ có điểm số tốt hơn. Thứ hai, trẻ làm việc nhà có khả năng làm những công việc này cao gấp 27 lần so với những trẻ không làm.
Nhiều phụ huynh cho rằng, trẻ nhỏ cần thời gian học hơn là làm việc nhà. Và giao cho trẻ nhiều việc nhà có thể làm ảnh hưởng, xao nhãng đến công việc học tập. Thực tế hai điều này không hề liên quan đến nhau. Bởi làm việc nhà không giảm bớt thời gian học của trẻ, ngược lại còn giúp trẻ cải thiện được điểm số bởi những kinh nghiệm có được từ thực tế.
Bố mẹ cần làm gì để con tự giác làm việc nhà?
Để con tự giác và yêu thích làm việc nhà, bố mẹ cần có "nghệ thuật". Theo đó, bố mẹ cần hướng dẫn, làm gương, hoặc đưa ra những phần thưởng khích lệ,... Cụ thể như sau:
Hướng dẫn và cùng con làm việc nhà trong lần đầu tiên
Khi thử sức trong một lĩnh vực mới nào đó, trẻ thưởng cảm thấy bỡ ngỡ và lo sợ. Vậy nên khi cho con thử làm 1 công việc nào đó, dù là nhỏ nhất như quét nhà thì bố mẹ cũng hãy ở bên cạnh, chỉ dẫn con cách làm đúng. Không ai có thể thử 1 lần mà thành thạo luôn công việc. Bất kỳ ai cũng có thể nấu cơm nhão, rán đậu cháy hoặc quét nhà chưa sạch trong lần thử sức đầu tiên.
Vậy nên nếu con có làm chưa được tốt, bố mẹ đừng vội trách mắng mà hãy kiên nhẫn hướng dẫn con thêm lần nữa. Điều này giúp con cảm thấy tự tin hơn rất nhiều.
Để con tự chịu trách nhiệm
Một khi đã hướng dẫn, bố mẹ hãy trao quyền xử lý công việc đó cho trẻ hoàn toàn. Nhiều phụ huynh thường có thói quen thấy con lau nhà chưa sạch thì vội vàng ra lau lại. Điều này vừa khiến trẻ cảm thấy mình không được bố mẹ tin tưởng vừa khiến trẻ thêm ỷ lại vào người lớn.
Bố mẹ thông minh hãy để cho tự chịu trách nhiệm với công việc của mình. Nếu thấy con làm chưa tốt, hãy chỉ rõ và yêu cầu con làm lại, thay vì đi sau "dọn hậu quả" cho con.
Đưa ra hình phạt và phần thưởng
Trước khi được giao việc nhà, con cần biết hình phạt nếu không hoàn thành, chẳng hạn không được xem điện thoại, máy tính; không được chơi với món đồ chơi yêu thích,... Ngược lại, bố mẹ cũng cần có phần thưởng khi con làm việc nhà chăm chỉ trong nhiều ngày. Mục tiêu đầu tiên đề ra là ba ngày liên tiếp, sau đó tăng lên cho đến khi trẻ có thể tự làm công việc đó cả tuần mà không bỏ sót ngày nào.
Hãy thường xuyên khích lệ tinh thần con, nói cho con biết bố mẹ vui thế nào khi con thể hiện được sự tự lập thông qua các công việc nhà. Thi thoảng, bố mẹ có thể giúp con làm việc nhà, những khi con bận học bài hay có một cuộc hẹn nào đó với bạn bè. Đây là một trong những cách giúp cả gia đình gắn kết, gần gũi với nhau hơn.
Thanh Hương
Cha mẹ thường nói "nhà mình nghèo lắm" dễ khiến con cái thất bại trong tương lai Từ nhỏ cha mẹ thường xuyên dạy bảo con theo hướng than nghèo kể khổ khiến suy nghĩ "nghèo khổ" ăn sâu vào tiềm thức của con. Tin chắc rằng, nhiều bậc cha mẹ khi con đòi mua đồ chơi giống chúng bạn sẽ bảo với bé rằng: "Nhà mình nghèo lắm, không có tiền mua đâu!". Phần vì họ muốn con rèn...