Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt?
Tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Tình trạng này không quá nghiêm trọng và sẽ hết hoàn toàn nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách.
Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt là tình trạng khá phổ biến và thường xuất hiện trong tháng đầu tiên. Mụn có thể xuất hiện ngay từ khi mới sinh ra hoặc sau đó vài tuần, nhưng thông thường là từ 2 đến 4 tuần tuổi. Đôi khi có thể xuất hiện sau vài tháng ở một số trẻ.
Mụn có thể mọc ở bất kỳ khu vực nào như mặt, cằm, cổ, lưng và ngực. Tuy nhiên chúng thường xuất hiện ở má, mũi và trán. Nguyên nhân của tình trạng này chưa được xác định một cách rõ ràng, nhưng chúng thường sẽ tự mất đi sau vài tuần đến vài tháng mà không gây hại gì đến sức khỏe của bé.
1. Dấu hiệu nhận biết
Nổi mụn ở trẻ sơ sinh cũng giống như ở người lớn. Các nốt mụn thường là màu trắng hoặc đỏ, đôi khi chúng được bao bọc bởi một vùng da hơi sưng và tấy đỏ. Các nốt mụn này thường ửng đỏ hơn khi bé quấy khóc hoặc khi da bé bị kích thích bởi nước bọt, sữa mẹ hay chất tẩy rửa…
Tuy nhiên, không phải lúc nào tình trạng mụn ở trẻ sơ sinh cũng là mụn trứng cá lành tính. Đôi khi chúng có thể là do các tình trạng sức khỏe khác. Do đó, các bậc phụ huynh cần tìm hiểu rõ để có cách chăm sóc phù hợp tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.
2. Các loại mụn thường gặp ở trẻ sơ sinh
Các nốt mụn ở trẻ sơ sinh phần lớn là mụn trứng cá hay mụn sữa, mụn do phát ban hoặc là bệnh chàm sữa.
2.1. Mụn sữa
Mụn sữa là tình trạng khá phổ biến, chúng xuất hiện ở khoảng 50% số trẻ sơ sinh. Những nốt mụn này thường liti, có màu trắng sữa hoặc hơi vàng. Chúng không gây ngứa hay đau ở trẻ.
Mụn sữa hay xuất hiện ở mũi, má, ngực, trán hay quanh mắt và đôi khi ở niêm mạc miệng hay thân người. Những nốt mụn này khá lành tính và sẽ tự biến mất trong từ 1 đến 3 tháng mà không cần điều trị.
Do chúng khá lành tính, vì vậy mẹ không cần bôi thuốc điều trị cho bé. Cần lưu ý tuyệt đối không lấy khăn chà mạnh hay tự nặn các nốt mụn vì có thể gây nhiễm trùng da ở bé.
Mụn sữa ở trẻ sơ sinh – Ảnh Internet
2.2. Phát ban nhiệt
Phát ban nhiệt có tên tiếng anh là Miliaria. Chúng có 3 thể tuy nhiên thường gặp nhất là mụn hạt kê và rôm sảy. Trong đó mụn hạt kê khi trở nặng sẽ trở nặng thành ban nhiệt. Những tình trạng này thường xảy ra bởi tình trạng tắc nghẽn mồ hôi. Điều này là do mồ hôi tiết ra quá nhiều nhưng ống dẫn mồ hôi của trẻ chưa hoàn thiện đầy đủ.
Video đang HOT
Ngoài ra, yếu tố chính dẫn đến tình trạng phát ban nhiệt này là do khí hậu nóng ẩm vào mùa hè gây đổ nhiều mồ hôi. Những loại mụn này thường gặp ở trẻ dưới 3 tuần tuổi và thường xuất hiện ở mặt, cổ, ngực, lưng, mông hay các các nếp gấp ở khuỷu tay, chân.
Ban đầu, mụn hạt kê xuất hiện dưới dạng hạt trắng nhỏ, hơi cộm, không viêm. Sau đó chúng tự vỡ ra và nếu che chắn quá kĩ hay quá nóng có thể dẫn đến rôm sảy. Chúng sẽ trở thành ban mụn viêm đỏ và gây ngứa cũng như khó chịu cho bé.
2.3. Chàm sữa
Chàm sữa hay lác sữa là một dạng viêm da. Chúng ít xảy ra ở trẻ sơ sinh mà thường gặp ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi. Các vết này xuất hiện ở mặt và 2 bên má đối xứng rồi lan ra thân mình. Ban đầu chúng là những vết mẩn đỏ sau đó phát triển thành những mụn nước nhỏ liti. Tiếp theo các nốt mụn này rỉ nước, đóng mày rồi tróc vảy, để lộ những mảng da đỏ và khô.
Bệnh chàm sữa gây ngứa, khó chịu sẽ khiến bé lấy tay cào, gãi, dụi. Do vậy mẹ cần đưa bé đi khám để có thuốc bôi thích hợp. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc vì có thể làm tình trạng nặng hơn.
3. Khi nào cần đi khám tại cơ sở y tế?
Các loại mụn đã nhắc ở trên đều là các tình trạng lành tính và có thể tự khỏi. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi các dấu hiệu toàn thân khác để có thể đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhất là trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi. Các dấu hiệu nguy hiểm có thể đi kèm như:
- Sốt, lừ đừ.
- Trẻ bỏ bú.
- Da trở nên vàng đậm.
Khi da trẻ xuất hiện màu vàng đậm – Ảnh Internet
Ngoài ra nếu tình trạng mụn kéo dài trên 3 tháng mà vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế để bé được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Hãy chắc chắn bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bôi bất kỳ loại kem dưỡng da hay xà phòng nào lên da bé để tránh các tác dụng không mong muốn.
4. Chăm sóc bé tại nhà
Các bậc phụ huynh nên nhớ khi chăm sóc bé tại nhà, mẹ không nên bôi bất kỳ loại kem hay thuốc nào trừ khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây:
- Lau và tắm cho bé bằng xà phòng, sữa tắm dành cho trẻ sơ sinh và nước hàng ngày.
- Không chà rửa, lau mạnh trên da nhiều lần để tránh kích thích da bé.
- Nếu vết mụn không gây khó chịu cho bé, mẹ hãy kiên nhẫn chờ chúng tự hết.
- Luôn rửa tay sạch sẽ khi chạm vào mặt em bé.
- Không nặn hay bóp vết mụn.
- Hạn chế bôi kem dưỡng ẩm da hoặc dầu lên da mặt bé để tránh tắc nghẽn lỗ chân lông nhiều hơn.
- Không để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi hay những người đang bị nhiễm trùng da để tránh tình trạng nặng hơn.
"Tạm biệt" mụn thịt nhờ những nguyên liệu dễ tìm: Chanh, dầu tràm
Những nốt mụn li ti xuất hiện trên mặt hay bất cứ vùng nào khác trên cơ thể khiến không ít người cảm thấy mất tự tin. Chẳng may rơi vào trường hợp này, chắc chắn ai nấy đều muốn tống khứ chúng đi càng nhanh càng tốt.
Thế nhưng, không phải ai cũng đủ điều kiện để tìm đến spa để điều trị phần vì kéo dài, phần lại vô cùng tốn kém. Khi đó, những liệu pháp tự nhiên đích thị là sự lựa chọn chẳng thể tuyệt hơn.
Kinh phí có hạn, có thể áp dụng những nguyên liệu tự nhiên. Ảnh: Youmed
Những vị trí nào hay xuất hiện mụn thịt?
Mụn thịt là những nốt mụn sần sùi, cùng màu với da. Chúng không gây đau đớn nhưng lại khiến người sở hữu kém tự tin đi hơn hẳn. Loại mụn này xuất hiện chủ yếu ở vùng quanh mắt, cổ, nách... với đa dạng những hình dáng khác nhau.
Mụn thịt là nỗi ám ảnh của nhiều người. Ảnh: Shapeline
Những nguyên nhân chính gây ra mụn thịt có thể kể đến như: vết cắt hoặc vết trầy xước khi cạo lông mặt, da cọ xát với đồ trang sức, sử dụng steroid quá mức, thay đổi hormone. Đôi khi, chúng hình thành khi cơ thể phải đối mặt với một số căn bệnh như béo phì hoặc tiểu đường.
Những bài thuốc tự nhiên điều trị mụn thịt
Bạn hoàn toàn có thể tìm đến bác sĩ da liễu để trị dứt điểm những nốt mụn khó nhằn này. Thế nhưng, muốn đỡ tốn kém mà cũng có được hiệu quả tương đương, những liệu pháp tự nhiên sau đây đích thị và "vị cứu tinh" dành cho bạn:
- Dầu tràm
Đây là một loại tinh dầu có khả năng kháng vi khuẩn, chống oxy và chống nấm... Nhờ những đặc tính đó mà nó được sử dụng để điều trị hàng loạt các bệnh về da. Với mụn thịt, dầu tràm có tác dụng làm khô từ trong ra ngoài mà không gây đau đớn. Để thực hiện, bạn nhỏ vài giọt dầu lên một miếng bông gòn, nhẹ nhàng xoa lên chỗ mụn theo hình tròn. Thực hiện như thế 2 lần mỗi ngày cho tới khi mụn hoàn toàn biến mất.
Theo ước tính, cách này mất khoảng 2 tuần. Ảnh: wattpad
- Giấm táo
Trước đến nay, người ta hay sử dụng giấm táo trong các trường hợp đau răng, gàu, dị ứng hay ngộ độc. Tuy nhiên, trong công cuộc làm đẹp, nó cũng cho thấy những tác dụng không ngờ. Tương tự như dầu tràm, giấm táo có tính sát trùng từ đó chống lại các vi khuẩn gây ngứa da và loại bỏ dần mụn thịt. Bạn chỉ việc làm sạch khu vực bị mụn, sau đó nhẹ nhàng bôi một chút giấm lên rồi chờ cho tới khi khô là được. Lưu ý, giấm có thể gây ra cảm giác châm chích nhẹ trên da nhưng đừng quá lo bởi đây chỉ là phản ứng bình thường.
- Dầu kinh giới
Loại thảo mộc có mùi thơm mạnh này cũng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tương đối tốt. Dùng nó để điều trị mụn thịt, bạn sẽ phải mất khoảng từ 2-4 tuần. Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy trộn tinh dầu kinh giới và dầu dừa theo tỉ lệ 1:2 rồi bôi lên vùng mụn mỗi ngày 3 lần. Một lưu ý nhỏ là dầu kinh giới sẽ khiến phần mụn chuyển dần sang màu đen trước khi rụng xuống nên không thích hợp cho những vùng nhạy cảm như da quanh mắt.
Chỉ nên áp dụng với những vùng da khỏe hoặc những nơi người khác không nhìn thấy. Ảnh: Wix
- Dầu thầu dầu
Để có thể nói lời tạm biệt cùng mụn thịt, hãy trộn loại tinh dầu này cùng bột nở (soda bicarbonate) thành một hỗn hợp dạng nhão. Để giảm tình trạng kết dính, bạn có thể cho thêm vào đó chút tinh dầu cam quýt rồi thoa trực tiếp lên chỗ mụn 2 lần mỗi ngày. Liệu pháp này cần được thực hiện trong 2-4 tuần tùy tình trạng hoặc cho tới khi mụn hoàn toàn biến mất.
- Nước cốt chanh
Trong chanh chứa axit citric, có khả năng phân hủy các tế bào trong mụn thịt. Bên cạnh đó, tính sát trùng mạnh đồng thời cũng phòng ngừa được việc vi khuẩn một lần nữa phát sinh. Để thực hiện, bạn lấy một ít nước cốt chanh tươi bôi lên những nơi có mụn và đợi chúng khô đi. Lặp đi lặp lại hành động này khoảng 3 lần mỗi ngày, làn da mịn màng sẽ sớm ngày quay trở lại.
Chanh là thứ chẳng thể dễ tìm hơn. Ảnh: Todayline
Cách thức đơn giản, nguyên liệu dễ tìm thế này thì ngại gì mà không thử ngay để đánh bay những nốt mụn "kém duyên". Có điều, không một liệu pháp nào có thể phát huy tác dụng ngay lần đầu nên bạn tuyệt đối không được nản mà phải kiên trì thực hiện. Chúc bạn thành công!
Bỏ ra chưa đến 500k, bạn đã sắm được 1 trong 5 serum trị mụn phục hồi da chất lượng "xịn sò" Chọn những chai serum sau, tình trạng da bạn dễ là sẽ khá khẩm lên đấy! Cosrx AC Collection Blemish Spot Clearing Serum Với những nàng da gặp vấn đề về mụn, lỗ chân lông to thì tìm đến serum của Cosrx, dễ là bạn sẽ thấy đây chính là "chân ái" đời mình. Serum ghi điểm nhờ kết cấu mỏng nhẹ, thấm...