Mẹ cần dạy con ngay những mẹo này để tránh bị bắt cóc
Có một mẹo rất hay là mẹ có thể đặt “mật khẩu” với con, để bé không dễ dàng bị người lạ dụ dỗ đi.
Với những thủ đoạn lừa lọc ngày càng tinh vi, các đối tượng buôn bán người rất hay nhắm đến đối tượng trẻ em để hành nghề. Trẻ em là đối tượng dễ bị lợi dụng vì hạn chế về nhận thức, ham vui, ham đồ lạ…nhưng bạn lại không thể bảo vệ con bằng cách ở bên con 24/24 hay không bao giờ đưa con ra ngoài. Chính vì thế, mẹ hãy dạy con những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình.
Những bài học lý thuyết khô khan có thể sẽ khiến trẻ khó hiểu, khó tiếp thu, và trẻ em cũng rất vô tư, mải chơi và hay quên. Dạy trẻ một số mẹo hữu ích và thường xuyên nhắc nhở, cho trẻ tập luyện để trẻ làm quen với những tình huống có thể xảy ra là điều vô cùng cần thiết.
1. Mẹo dạy trẻ đối phó với người lạ
Câu chuyện “mật khẩu mẹ và con” là ví dụ về cách dạy con đối phó với người lạ.
Trước hết, cần dạy trẻ các khái niệm người lạ khác nhau. Nói với trẻ ai là người lạ có ý đồ xấu, ai có thể tin tưởng được (chú công an, bác bảo vệ,…), giới thiệu với trẻ những người quen như bạn bè, họ hàng của bố mẹ để bé nhận biết. Cùng bé “điểm danh” những hành vi đáng ngờ của kẻ xấu:
Tiếp cận, nhờ vả, đánh vào tâm lý rủ lòng thương của trẻ:
- Bố mẹ cháu đang gặp tai nạn, để cô/chú/bác/… đưa cháu đi đến chỗ bố/mẹ ngay.
- Cô là bạn của mẹ con, mẹ gửi cho con một món quà. Cô để nó ở xe, con đến lấy nhé.
- Có một bà cụ bị gãy tay, con đến phụ cô giúp bà lão đó nha.
- Có bạn muốn gặp con, bạn nhờ cô nhắn con ra ngoài đó.
- Con chó của chú đang bị lạc, con cùng đi tìm giúp chú nhé.
Tự nhiên bắt chuyện, muốn tặng quà:
Video đang HOT
- Con thích ăn kẹo này không, chú cho con nè.
- Chú tặng con ô tô/ búp bê/xếp hình này nhé….
Với hai trường hợp trên, dạy trẻ nói: “Con không quen cô/ chú, để con hỏi ý kiến bố mẹ con đã”. Sau đó, hãy mau chóng tránh xa những người đó.
Chuẩn bị cho trẻ những cách giải quyết với những tình huống có thể xảy ra là điều rất quan trọng.
Yêu cầu con giữ bí mật:
- Con không được nói cho ai biết nhé.
Hoặc nếu có người xin chụp hình con, hãy dạy con nói “không” và kể ngay với bố mẹ, thầy cô, vì rất có thể, những đối tượng này đã lên kế hoạch để tiếp cận, làm thân với bé từ từ để bắt cóc, tống tiền.
Yêu cầu nhờ đến đón:
- Bố mẹ con bận, dặn con đi cùng chú về nhà.
Hãy thiết lập một mật mã chỉ hai mẹ con biết, và dạy bé phải hỏi mật mã của người lạ đó. Nếu không phải người quen, trẻ phải tìm cách tránh xa thật nhanh.
2. Dạy trẻ cách đối phó khi bị bắt cóc
Dạy trẻ tập hét:
- Nếu bất kì người lạ nào cố tình bắt con đi theo, dạy trẻ cách hét lớn, rõ ràng, mạnh: “Cướp! Cướp!” hoặc “Dừng lại ngay!”
- Hét với người xung quanh: “Đây không phải bố mẹ cháu!”
- Gây tiếng ồn lớn, đập mạnh vào vật gì đó, ném đồ vật như cặp, sách vở để gây sự chú ý.
Những tiếng hét của trẻ có thể sẽ khiến kẻ bắt cóc bối rối và cũng là tiếng chuông báo nguy hiểm để mọi người xung quanh biết và giúp đỡ.
Dạy trẻ dùng thể lực
Hướng dẫn cho trẻ cách dùng lực để tấn công vào 3 vị trí bất lợi của đối tượng để có thể chạy thoát, đó là ức, cằm, hạ bộ. Dạy trẻ ghi nhớ 4 hành động: hét, cắn, đá, chạy.
Những kỹ năng này nên được giới thiệu thường xuyên ở nhà để chuẩn bị cho những tình huống không may xảy ra.
Trường hợp khác
Nếu tên bắt cóc có vũ khí, đòi tài sản, hãy dạy trẻ làm theo yêu cầu của chúng để tránh bị thương. Trong trường hợp này, không nên dạy trẻ gào thét, kêu cứu và giãy giụa nhằm thoát khỏi kẻ xấu.
Nếu có thể thoát khỏi kẻ xấu, dạy trẻ không nên đi theo bất cứ người lạ nào trên đường mà hãy chạy vào nhà dân rồi gọi điện cho bố mẹ.
Quan trọng hơn, bố mẹ phải cho con thực hành những tình huống giả định thường xuyên để trẻ chuẩn bị sẵn tinh thần, tránh bị mất bình tĩnh, hoảng loạn khi có nguy cơ. Ngoài ra, dạy trẻ không thân mật với người lạ đến nhà để tránh hình thành thói quen dễ dàng nói chuyện với người lạ. Dạy trẻ học thuộc lòng tên mình, tên bố mẹ và số điện thoại, giải thích rõ những trường hợp trẻ nên khai báo, như chú công an, bảo vệ ở các cửa hàng, siêu thị gần đó.
Theo Tri Thưc Tre
EU để ngỏ khả năng kéo dài thời gian kiểm soát biên giới
Động thái này được cho là để đối phó với dòng người di cư ồ ạt tới châu Âu đang vượt quá tầm kiểm soát.
Tại hội nghị Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Liên minh châu Âu diễn ra ở thành phố Amsterdam, Hà Lan diễn ra ngày 25/1, một số nước thành viên Liên minh châu Âu đã đề nghị người đứng đầu khối này chuẩn bị cho việc kéo dài thời gian kiểm soát biên giới thêm hai năm nữa.
Dòng người nhập cư quá đông khiến các nước châu Âu buộc phải kéo dài thời gian kiểm soát biên giới. Ảnh DPA
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, Bộ trưởng Di cư Hà Lan Klaas Dijkhoff cho biết, việc kéo dài thời gian kiểm soát biên giới là cần thiết vì châu Âu đang phải nỗ lực để đối phó với dòng người di cư ồ ạt đang đổ về mọi ngả của châu Âu, đặc biệt là làn sóng người di cư đang hướng về khu vực Bắc Âu từ Hy Lạp.
"Hiện tại, các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời chỉ được áp dụng trong thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, dòng người xin tị nạn ào ạt đổ về châu Âu thời gian qua đã buộc các nước thành viên phải áp dụng các biện pháp kiểm soát ở tầm quốc gia, song cũng không giảm được áp lực.
Vì vậy, một số các quốc gia thành viên đã đề nghị Ủy ban châu Âu chuẩn bị các cơ sở pháp lý và thực tế cho việc thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời theo điều 26 hiệp ước Schengen", ông Dijkhoff nói.
Theo quy định, lệnh kiểm soát biên giới hiện hành sẽ hết hiệu lực vào tháng 5/2016. Tuy nhiên, các Bộ trưởng Nội vụ Liên minh châu Âu có thể căn cứ vào các điều khoản trong Bộ quy tắc qua lại biên giới các nước tham gia Hiệp ước Schengen để kéo dài kiểm soát biên giới thêm 2 năm, tức là đến năm 2018, nếu xét thấy khu vực Schengen vẫn gặp nguy hiểm do thiếu sự đảm bảo ở khu vực biên giới vòng ngoài của Liên minh châu Âu.
Cho đến nay, chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra sau cuộc họp của Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Liên minh châu Âu diễn ra hôm qua song nhìn chung dư luận châu Âu dường như đồng tình với ý kiến kéo dài thời gian kiểm soát biên giới thêm hai năm nữa.
Cao ủy về người di cư châu Âu Dmitris Avramopoulos cho biết: "Nếu tình hình không thay đổi và những nguy cơ mà làn sóng di cư vẫn đặt ra đối với trật tự xã hội và an ninh quốc gia, một số các quốc gia thành viên mà tôi không tiện công bố ở đây sẽ vẫn cần tiếp tục biện pháp kiểm soát biên giới. Chúng tôi vẫn đang xem xét mọi khả năng theo đúng quy định của Liên minh châu Âu trước khi quyết định giải pháp được xem là khả thi nhất".
Liên minh châu Âu hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người di cư lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, với hơn 1 triệu người tị nạn và di cư đến liên minh này chỉ trong năm ngoái, trong đó chủ yếu là những người chạy trốn chiến tranh và nạn đói tại Syria và những nước Trung Đông, Bắc Phi khác.
Để đối phó có không ít các nước thành viên Liên minh châu Âu đã phải áp dụng biện pháp thắt chặt biên giới. Đây được xem là giải pháp tạm thời nhằm đối phó với làn sóng người nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, dù được cho là đi ngược với quy định chung về tự do đi lại của hiệp ước Schengen, vốn được coi là "nguyên tắc quan trọng" và là một trong những "thành tựu" lớn nhất của Liên minh châu Âu.
Những thực tế này cho thấy hiệp định Schengen, vốn xóa nhòa biên giới cho người dân đi lại giữa 22 nước thành viên Liên minh châu Âu và 4 quốc gia ngoài Liên minh châu Âu, đang dần mất hiệu lực và có nguy cơ sụp đổ, nếu cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay không được kiểm soát.
Khu vực Schengen gồm 26 quốc gia, trong đó đa phần là các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Trong khi chờ đợi một quyết định chính thức, cho đến nay đã có 6 quốc gia thuộc không gian tự do đi lại Schengen gồm Áo, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Đức là đích đến hàng đầu của những người nhập cư vào châu Âu, đã quyết định khôi phục tạm thời các biện pháp kiểm soát biên giới./.
Hồng Nhung Tổng hợp
Theo_VOV
Quan chức NATO muốn liên minh thay đổi để đối phó với Nga Tư lệnh NATO ở châu Âu, Tướng Không quân Mỹ Philip Breedlove ngày 21/1 đã chấp thuận những thay đổi trong liên minh để đối phó tốt hơn với Nga. AP dẫn lời tướng Breedlove tuyên bố: "Chúng tôi sẽ tiếp tục trao đổi về những vấn đề liên quan đến tính sẵn sàng chiến đấu và khả năng phản ứng nhanh trong...