Mẹ bồng bế con bị sốt đi khám bệnh, may mắn được lực lượng công an tại chốt kiểm dịch hỗ trợ kịp thời
Đoạn clip ghi lại cảnh một gia đình đang đưa con đi khám bệnh, may mắn được lực lượng công an tại chốt kiểm dịch hỗ trợ kịp thời khiến nhiều người xúc động.
Gần 4 tháng qua, TP.HCM căng mình chống chọi với dịch Covid-19. Lực lượng cán bộ, chiến sĩ phải hoạt động ngày đêm tại các chốt kiểm soát dịch bệnh. Bên cạnh việc đảm bảo an ninh trật tự, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, lực lượng tuyến đầu chống dịch còn không ngừng hỗ trợ người dân trong những trường hợp khẩn cấp nhất.
Mới đây, đoạn clip ghi lại cảnh lực lượng công an hỗ trợ một gia đình đưa con đi khám bệnh kịp thời được chia sẻ và nhận sự quan tâm rất lớn của cộng đồng mạng. Sự việc xảy ra vào khoảng 18h chiều ngày 31/8 tại chốt kiểm soát phường Tân Chánh Hiệp.
Mẹ bồng bế con bị sốt đi khám bệnh, may mắn được lực lượng công an tại chốt kiểm dịch hỗ trợ kịp thời
Chia sẻ với chúng tôi, bạn P.T.N (sinh năm 2001, quê ở Đồng Tháp, chiến sĩ cảnh sát cơ động đang tham gia chống dịch tại quận 12 cho biết, khi anh cùng đồng đội đang trực chốt thì một gia đình gồm vợ, chồng và một bé gái hơn 1 tuổi tiến lại gần.
Theo đó, người chồng cho biết con gái bị ốm, sốt, vợ đang là F0 chữa trị tại nhà. Hai vợ chồng có đưa bé đến bệnh viện nhưng bệnh viện đó không nhận vì có ca F0 vừa mất đang tiến hành khử trùng. Bởi vậy, hai vợ chồng đang loay hoay tìm bệnh viện cho bé và nhờ lực lượng công an trợ giúp.
” Nhà chị đó ở phường Tân Chánh Hiệp. Sau khi nghe vợ chồng chị ấy trình bày xong, mình và các đồng đội tìm cách hỗ trợ hết mức luôn. Ngay sau đó, công an phường đã cho xe xuống ngay và đưa bé đi cấp cứu.
Hiện tại, sức khỏe của bé đã ổn định do được cấp cứu kịp thời “. bạn N. chia sẻ.
Lực lượng công an, cảnh sát cơ động tại chốt kiểm dịch (Ảnh: NVCC)
Bên cạnh đó, N. cũng cho biết thời gian qua cũng có nhiều trường hợp cấp cứu như vậy, lực lượng công an tại chốt kiểm dịch đều cố gắng hỗ trợ kịp thời. Dù công việc vất cả nhưng tất cả đều cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, mong muốn dịch bệnh sớm được đẩy lùi.
Bát mì trộn toàn rau của chiến sĩ CSGT cùng chiếc bếp tự chế tại chốt khiến nhiều người rưng rưng
Bằng những vật dụng vốn có và cả tự chế, các chiến sĩ CSGT đã tự nấu cho mình những bữa ăn ngay tại chốt.
Đã có rất nhiều sự hy sinh thầm lặng trong cuộc chiến chống "giặc" Covid. Tạm gác lại cuộc sống thường nhật, đội ngũ chống dịch từ nhân viên y tế, cán bộ, công an, bộ đôi... đã phải nói lời chia tay với gia đình, vợ con để đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.
Chưa biết ngày về, họ nán lại bệnh viện, chốt kiểm dịch, cùng ăn cùng ngủ với người dân. Một bữa cơm đầy đủ thịt cá, quây quần tiếng cười bên người thân vốn là điều xa xỉ.
Có lẽ vì thế, xem bức ảnh chụp khoảnh khắc các chiến sĩ CSGT tại TP. Vinh ăn nồi mì tôm "độn toàn rau", nhiều người đã không khỏi cay khóe mắt. Nồi mì được nấu trên chiếc bếp tự chế bằng mấy viên gạch kê còn hộp mì được trưng dụng để làm bát. Các chiến sĩ tỏ ra vui vẻ, hạnh phúc với bữa ăn ngon lành này.
Hình ảnh họ ngồi trong chốt, ăn vội cốc mì khiến người xem bỗng thấy rưng rưng.
Nồi mì tôm độn rau của các chiến sĩ CSGT (Ảnh: Đoàn Thanh niên CA TP Vinh)
Được biết, các chiến sĩ xuất hiện trong tấm ảnh trên thuộc tổ đội CSGT TP. Vinh, đang làm nhiệm vụ tại chốt đường Trần Đình San (thuộc địa phận phường Vinh Tân giáp ranh với xã Hưng Mỹ, Hưng Nguyên).
Không cần bát, chiến sĩ CSGT vẫn ăn rất ngon lành (Ảnh: Đoàn Thanh niên CA TP Vinh)
Chỉ sau ít giờ đăng tải, những hình ảnh này nhanh chóng thu về hơn 90 ngàn lượt thích. Đông đảo cư dân mạng đã bày tỏ sự cảm ơn, đồng thời gửi lời chúc sức khoẻ và cổ vũ tinh thần lớn đến lực lượng CSGT đang ngày đêm hỗ trợ bà con vùng dịch.
- Thương các đồng chí nhiều, nhìn bát mì toàn rau thấy cay mắt quá. Cảm ơn sự cống hiến âm thầm của các bạn.
- "Mì không người lái" giữa thời bình. Khoảnh khắc này sẽ nhắc nhở thế hệ con cháu những lúc vất vả, gian nan trong lịch sử chống dịch Covid-19.
Người nhà bị chặn, ông già lao ra chốt kiểm dịch quậy, thóa mạ cán bộ: "Các cô là đồ không có trái tim" Không những xông ra làm loạn, gây áp lực ở chốt để đón người nhà ông già này còn xúc phạm lực lượng trực chốt. Các cụ xưa có câu: "Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho" để nhắc nhớ lớp trẻ phải kính trọng, ứng xử lễ độ với người già. Người già, phần lớn là những kho...