Mẹ bỉm sữa 9x đơn thân mách cách chi tiêu lương 10 triệu vừa nuôi con nhỏ vừa ở nhà thuê
Nhiều người nghĩ thu nhập 10 triệu đồng trên tháng chỉ chi tiêu thôi đã khó nói gì đến tiết kiệm. Song thực tế, nếu biết cách chi tiêu khoa học, bạn vẫn có thể có mức sinh hoạt thoải mái lại bỏ tiết kiệm 1/3 số thu nhập đó.
Thực tế cho thấy rằng chìa khóa của vấn đề chi tiêu hợp lý trong cuộc sống không phải nằm ở thu nhập cao hay thấp mà nằm ở sự khéo léo sắp xếp chi tiêu giữa các khoản có khoa học, hợp lý hay không.
Tiết kiệm những khoản chi không cần thiết, lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch chi tiêu đúng nguyên tắc đề ra chính là yếu tố quyết định giúp bạn giữ được tiền trong ví. Và ở mức thu nhập nào bạn vẫn có thể làm chủ được tài chính của bản thân.
Câu chuyện chi tiêu của chị Hải Vân dưới đây cũng là 1 minh chứng khẳng định thêm tầm quan trọng của việc khéo léo trong quản lý, chi tiêu tài chính khoa học.
Chị Hải Vân sinh năm 1994, kết hôn năm 2017, sau 2 năm chung sống vợ chồng anh chị đã có 1 bé gái xinh xắn đáng yêu, nhưng do bất đồng quan điểm hôn nhân nên vợ chồng chị thống nhất chia tay trong vui vẻ. Con gái do chị chăm sóc, một tháng chồng chị có trách nhiệm gửi 3 triệu phụ cấp nuôi con.
Chị Vân kể: “ Sau ly hôn, cuộc sống của mình khá chật vật bởi mình làm việc hành chính văn phòng, lương một tháng 10 triệu không có thu nhập thêm trong khi nhà phải đi thuê.
Mình nghĩ thu nhập thế nào, chi tiêu thế đó, đành ‘liệu cơm gắp mắm’ nên ngay sau khi mẹ con ra ngoài ở, mình đã lập kế hoạch chi tiêu thật cụ thể rõ ràng như sau:
Tiền nhà: 1.7 triệu đồng
Căn phòng thuê trọ của mẹ con chị Vân rộng 17m vuông, nhỏ nhưng thoáng đãng, sạch sẽ.
Vì chỉ có 2 mẹ con nên mình chọn thuê 1 phòng trọ nhỏ thôi, không cần nằm ở trung tâm. Mình chấp nhận đi làm xa hơn một chút miễn phòng thuê được sạch sẽ, thoáng đãng là được.
Tiền điện nước: 500 nghìn
Ảnh minh hoạ.
Video đang HOT
Để tiết kiệm tối đa tiền điện, trong phòng mình chỉ sắm sửa những thiết bị điện thật sự cần thiết. Tính ra 1 tháng mình dùng hết khoảng 400 nghìn tiền điện. Khoản này sẽ giao động bù trừ giữa các mùa. Còn lại tiền nước cố định là 100 nghìn/ tháng.
Tiền gửi trẻ: 1,3 triệu đồng
Ảnh minh hoạ.
Từ khi con được 2 tuổi là mình cho bé vào trường công học để giảm tải chi phí. Cũng may mình làm giờ hành chính nên chiều cũng kịp về đón con theo quy định trả trẻ của nhà trường. Còn nếu hôm nào có việc đột xuất về muộn thì con sẽ được chuyển xuống lớp trả muộn.
Tiền ăn: 2,1 triệu đồng
Vì chỉ có 2 mẹ con nên ăn uống cũng đơn giản. Một ngày mình chỉ chi khoảng 70 nghìn tiền thức ăn. Bữa sáng mình thường nấu cháo hoặc bún cho con. Bữa trưa con ăn tại trường, mình ăn trên công ty.
Bữa sáng tự nấu ở nhà.
Bữa cơm đơn giản nhưng ấm cúng của 2 mẹ con chị Vân.
Bữa tối mình mua khoảng 50k thức ăn là đủ cho 2 mẹ con. Gạo, rau sạch mình hay được bố mẹ gửi từ quê lên cho nên cũng đỡ đi được 1 phần.
Tiền xăng xe đi lại: 500 nghìn
Thường thì mỗi tháng chị Vân đổ hết khoảng 300k tiền xăng nhưng chị luôn để dư thêm 200k phòng lúc xe hỏng. Tháng này bù tháng khác.
Tiền sữa của con: 900 nghìn
Con mình bỏ bỉm khá sớm. Bé được 1 năm là mình đã hình thành cho con thói quen tự ngồi bô vệ sinh. Như thế con vừa rèn được thói quen tốt lại đỡ 1 khoản từ 400k đến 500k tiền bỉm dùng trên 1 tháng.
Ma chay cưới hỏi: 500 nghìn
Chị Vân cho hay, vì là mẹ đơn thân nên nhiều khoản đối nội đối ngoại chị đã giảm bớt đi khá nhiều. Tháng này bù tháng khác, chị quy định xoay quanh khoảng 500k là đủ.
Nói chung bình quân 1 tháng chị sẽ chi tiêu hết khoảng 7.5 triệu. Cứ nhận lương là khoản nào chị chia rõ khoản đó. Nếu không có việc quan trọng phát sinh, tuyệt đối chị không tiêu vượt quá con số quy định. “ Còn khoản tiền phụ cấp nuôi con chồng mình gửi hàng tháng thì mình mở sổ tiết kiệm tích lũy cho con, để sau này con học xong sẽ có 1 khoản làm vốn riêng lập nghiệp”, chị Vân chia sẻ.
Giang Nguyễn
7 mẹo nhỏ trong chi tiêu giúp hội chị em có thể tiết kiệm tới 3 triệu đồng trong vòng chưa đầy 1 tháng
Khi biết chi tiêu linh hoạt và kiểm soát tốt những hóa đơn hàng ngày, chắc chắn trong vòng 1 tháng bạn sẽ tiết kiệm được số tiền không hề nhỏ.
Chi tiêu hợp lý, khoa học luôn là bài toán khó khiến hội chị em đau đầu trăn trở. Nhất là trong thời buổi kinh tế lạm phát, vật giá leo thang thì chuyện chi tiêu tiết kiệm lại càng khó.
Tuy nhiên nếu chị em tính toán linh hoạt một chút, vẫn có thể tìm ra cách giảm bớt hóa đơn chi tiêu hàng tháng mà không quá ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình mình.
Kế hoạch mua thực phẩm một cách rõ ràng, cụ thể
Ảnh minh họa
Việc tiết kiệm nên bắt đầu từ gian bếp bởi trong bảng chi tiêu sinh hoạt thì mua sắm đồ ăn cho gia đình luôn chiếm một khoản lớn nhất. Bởi vậy chị em nên có kế hoạch chi tiêu thật cụ thể. Đặc biệt chúng ta nên lựa mua rau củ quả theo mùa như thế vừa đảm bảo tươi ngon, ít thuốc sâu, giá cũng sẽ rẻ hơn rất nhiều.
Cuối tuần có thời gian, chị em nên tranh thủ dậy sớm ra chợ đầu mối mua thực phẩm, hoa quả bỏ tủ ăn trong tuần. Đảm bảo bạn có thể tiết kiệm được 70 nghìn tới 100 nghìn so với việc mua đồ ở chợ ven đường, chợ cóc. Như thế trong vòng 1 tháng bạn đã có thể tiết kiệm được 400 nghìn tiền đi chợ.
Sử dụng khoảng đất trống để trồng rau sạch
Với những gia đình có diện tích rộng rãi 1 chút, hoặc có sân thượng, ban công, chị em có thể tận dụng khoảng trống để trồng rau. Chúng ta mua thùng xốp về trồng một số loại rau cơ bản dễ sống, dễ chăm như mồng tơi, bầu, bí, mướp, xà lách, đỗ xanh. Hàng ngày bạn dành 1 ít thời gian chăm bón vào đầu giờ sáng, cuối buổi chiều là bạn sẽ có được bữa rau ngon sạch. Tính ra mỗi ngày bạn đã có thể tiết kiệm được ít nhất 20k tiền mua rau ngoài chợ.
Giảm số lượng quần áo trong tủ đồ
Sau khoản mua thực phẩm sẽ là khoản mua quần áo, giầy dép vậy nên nếu bạn quyết tâm tiết kiệm thì đây cũng là 1 khâu quan trọng bạn cần nghiêm túc thực hiện trong kế hoạch chi tiêu của mình. Theo chia sẻ của nhiều chị em, nếu hạn chế mua sắm quần áo theo "cảm xúc", một năm bạn có thể tiết kiệm được mười mấy, hai mươi triệu. Như vậy mỗi tháng chúng ta có thể giữ lại thêm trong ví khoảng 1, 2 triệu.
Bán đồ cũ
Bạn đừng bao giờ xem thường đồ cũ trong nhà bởi đôi khi chúng có giá trị tới bất ngờ, khiến bạn nhiều lúc không thể tin nổi. Ví dụ chỉ 1 chiếc tivi đời cũ, 1 xe đạp không dùng tới nhưng khi bạn mang rao bán vẫn có người cần tới nó. Thậm chí nếu giá cả không được như bạn mong đợi, nhưng nó cũng sẽ giúp bạn thu về 1 khoản đáng kể.
Đặc biệt hàng ngày bạn chịu khó nhặt lại những vỏ chai nhựa đã qua sử dụng, những vỏ lon bia sau mỗi cuộc hội họp của gia đình. Khi bán đi bạn cũng kiếm được vài ba chục, đủ để bạn mua túi đựng rác đó.
Giảm hóa đơn điện nước
Hóa đơn điện nước chiếm 1 con số không hề nhỏ trong bảng chi tiêu của gia đình. Để giảm con số trong hóa đơn, bạn phải nghiêm túc thực hiện sử dụng điện nước tiết kiệm. Mùa đông không dùng máy sấy, máy sưởi khi không cần thiết. Tận dụng tối đa ánh nắng mặt trời. Mùa hè chỉ bật điều hòa khi có người trong nhà. Ra ngoài nhớ tắt hết các công tắc điện.
Giữ tiền lẻ
Giữ lại tiền lẻ sau mỗi giao dịch tiền mặt của bạn trong một tuần, khi ra hàng tạp hóa bạn đổi lại lấy tiền chẵn (hàng tạp hóa là nơi rất cần tiền lẻ để trả lại tiền thừa cho khách) về bỏ lợn. Đến cuối năm "mổ lợn" nhìn khoản tiền tiết kiệm trong lợn đất, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ đó.
Nói không với việc ăn hàng
Nếu bạn muốn gia đình được đổi gió với những món ăn ngon, hấp dẫn, bạn nên dành thời gian cuối tuần để vào bếp nấu nướng. Sau đó bạn hãy trang trí không gian phòng ăn của nhà bạn ấm áp hơn chút với bình hoa tươi và khăn trải bàn có hoa văn bắt mắt. Như vậy bạn vừa tiết kiệm được tiền, lại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đúng là 1 công đôi việc.
Theo Trí Thức Trẻ
Giữa mùa dịch, gia đình 4 người lớn ở Hà Đông, Hà Nội tiêu chỉ hết 1,5 triệu đồng/tháng nhờ thắt chặt chi tiêu và ăn thực phẩm vườn nhà Cả 1 tháng nay, 4 người lớn nhà bác Nguyễn Như Hoa, 62 tuổi hầu như chỉ ở trong nhà làm việc online phòng chống dịch nên có lẽ vì vậy mà chi tiêu tháng này nhà bác giảm hẳn so với các tháng trước Vừa hết những ngày tháng 3, khi tổng kết lại số tiền chi tiêu trong cả tháng vừa...