Mẹ bỉm chi 30 triệu để con không ngày nào mặc trùng nhau suốt 5 tháng, cách vài hôm lại sắm đồ một lần
Tự nhận mình là một bà mẹ cuồng con nên chị Thảo cũng nghiện mua sắm quần áo cho con trai của mình.
Nhiều bà mẹ bỉm sữa thừa nhận, khi đã có con, việc rời mắt khỏi các gian hàng mua sắm quả thực không dễ dàng. Nhìn bộ đồ nào cũng xinh xắn khiến các chị em chỉ muốn “rinh” về cho bé yêu diện mà thôi. Đã vậy, thị trường đồ dùng dành cho bé sơ sinh lại siêu đa dạng và phong phú, đã lỡ sa chân vào thì chỉ có nghiện ngập không đường lui.
Một số mẹ bỉm than thở, dù thích mê mệt nhưng vì kinh tế và tần suất sử dụng mà họ cố gắng tiết kiệm hoặc đợi đến đợt sale mới sắm. Tuy nhiên, chị Thảo (hiện đang sống tại thành phố Nha Trang, Khánh Hòa) lại khiến nhiều người ngưỡng mộ khi chịu chi hơn, bỏ ra số tiền không nhỏ để mua quần áo cho con.
Cậu bé Patrick Nikitovich Agafonov có rất nhiều quần áo vì mẹ ngày nào cũng mua, hoặc cách vài ngày lại sắm vài bộ.
Chị Thảo cho biết đã bỏ ra khoảng 30 triệu đồng để mua quần áo cho con suốt 5 tháng. Cậu bé Patrick Nikitovich Agafonov (bố bé là người ngoại quốc) đã được mẹ cho diện toàn đồ mới toanh kể từ khi sinh ra mà không ngày nào trùng nhau.
Bà mẹ 1 con chia sẻ chị hay mua đồ cho bé tại một số fanpage quần áo ở một số hãng nổi tiếng tại Việt Nam hoặc sẽ order hàng nước ngoài thông qua các website… giá thành dao động từ 10$ – 100$ (khoảng từ 200.000 đồng đến 2 triệu đồng).
Các bộ quần áo chị Thảo sắm cho con đều không có yêu cầu nào cụ thể, chỉ cần vừa mắt, đẹp là được.
“Mình chú ý đến chất vải và thiết kế của các bộ khi bé mặc ra ngoài hoặc vào những dịp kỷ niệm ngày bé chào đời mỗi tháng. Mình không có bất cứ tiêu chuẩn cụ thể nào cả, chỉ cần vừa mắt, đẹp hoặc thuận tay thì mua. Nhiều người cũng thắc mắc lý do vì sao mình lại sắm nhiều đồ cho bé như vậy thì nguyên nhân chính là từ những thiếu thốn ngày còn nhỏ của mình.
Lúc nhỏ mình toàn mặc đồ đi xin, đồ cũ của các bạn cùng lứa nên bản thân khi nhỏ từ khi ý thức được điều đó mình đã mặc cảm, hơi tủi thân, cảm thấy bản thân thiếu thốn nên mình đã cố gắng phấn đấu, chuẩn bị sẵn sàng về mặt kinh tế về giáo dục học tập, tinh thần, vật chất thì rồi mới quyết định có bé.
Video đang HOT
Cậu bé có rất nhiều quần áo, không lần chụp ảnh nào trùng nhau.
Vì điều đó mà khi sinh con, mình không quá chật vật về vấn đề kinh tế nên mới có thể thoải mái mua sắm như vậy. Bên cạnh đó, việc suốt nhiều tháng trời bé mặc đồ không trùng nhau không phải muốn tạo nét riêng mà vì thật sự là đồ quá nhiều, cứ mỗi ngày hoặc cách nhau 2 -3 hôm mình sẽ mua tầm 1-2 bộ. Việc mặc lại gần như là rất ít, chỉ hiếm hoi nếu bộ đồ nào đó mình thấy ổn thì có thể mặc lại cho con”, chị Thảo tâm sự.
Các hãng chị Thảo lựa chọn cho con khá phong phú, gồm cả ở Việt Nam lẫn nước ngoài.
Ngoài ra, chị Thảo chia sẻ thêm về câu chuyện lúc bé chào đời khiến nhiều mẹ bỉm cảm động. Sau khi con trai chị Thảo chào đời, bé đã không may bị viêm màng não, nhiễm trùng máu, tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc.
“Khi ấy mình cứ ngỡ là sẽ mất con nên mình trân trọng từng giây phút ở bên cạnh chăm bé và không để con thiếu thốn bất kì điều gì. Về phần quần áo con không sử dụng nữa thì mình gom lại để cho hoặc thi thoảng pass nếu các mẹ nào gần mình muốn mua. Ngoài ra, vì đồ mặc định chỉ mặc 1-2 lần là không mặc nữa nên giặt xong là mình sẽ cất vào vali hoặc cho ngay nên không có quá nhiều trong tủ. Điều này giữ tủ quần áo luôn gọn gàng và việc sắp xếp, dọn dẹp cũng không mất quá nhiều thời gian”, bà mẹ trẻ chia sẻ.
Cậu bé sở hữu vẻ ngoài đáng yêu, bụ bẫm khiến ai cũng thích.
Bên cạnh một số người cho rằng việc bỏ quá nhiều tiền cho việc sắm quần áo như vậy là lãng phí thì một số mẹ bỉm khác lại nghĩ việc chi tiêu hay mua sắm cho con cái ra sao là tùy từng gia đình và bố mẹ chọn lựa. Nếu có điều kiện kinh tế dư dả thì việc mua đồ cho con như vậy là hoàn toàn bình thường.
Đưa các con đi mua "bộ đồ Nike đầu tiên trong đời", vợ chồng lao động nghèo sốc nặng trước thái độ của nữ nhân viên
Ngay từ khi bước chân vào cửa hàng Nike, đôi vợ chồng lao động nghèo đưa các con đi mua sắm đã cảm nhận được bầu không khí "kỳ lạ" bao trùm lấy gia đình mình.
Đến khi cậu con trai 9 tuổi chọn xong quần áo và bị nhân viên "giật lại đồ" với thái độ kỳ thị, họ không thể nhẫn nhịn thêm được nữa.
Ngày 20/8, công nhân 44 tuổi tên Mao Trị Cao kể lại với báo chí xứ Trung rằng khoảng 1 tuần trước, anh và vợ đưa 3 con đến 1 cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh, Trung Quốc để mua quần áo. Nhưng có lẽ do anh mặc đồ thủng lỗ nên cả anh và các con đã phải nhận đủ sự khinh thường của nhân viên.
Cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh, Trung Quốc - nơi xảy ra "phốt" thái độ của nhân viên cửa hàng với khách hàng gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu
Hôm ấy, cậu con trai 9 tuổi của anh đã chọn được 2 bộ quần áo nhưng 1 nữ nhân viên bán hàng đã giật lại đồ từ tay cháu bé. Sau đó, để bảo vệ con, vợ anh đã to tiếng tranh cãi với nhân viên cửa hàng.
Ngay hôm xảy ra vụ việc, anh đã lập tức đưa ra phản hồi với Nike, nhưng phải đến 6 ngày sau, anh mới nhận được cuộc gọi từ 1 nhân viên của Nike gửi lời xin lỗi đến gia đình và mời họ đến cửa hàng nơi xảy ra sự việc. Tuy nhiên, Mao Trị Cao và vợ đã từ chối đề nghị và "hy vọng rằng Nike có thể đưa ra 1 bức thư xin lỗi bằng văn bản".
Muốn có "Nike đầu tiên" trong đời
Chiếc áo anh Mao Trị Cao mặc đến cửa hàng Nike (ảnh do nhân vật cung cấp)
Mao Trị Cao là người ở thị trấn Chiêu Thông, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, anh và vợ có 3 người con, trong đó con gái lớn 15 tuổi, con trai nhỡ 13 tuổi và con trai út mới 9 tuổi. Để nuôi 3 đứa con, Mao Trị Cao và vợ làm việc quanh năm ở thị trấn Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, trong khi các con ở quê nhà đi học.
"1 năm tôi và vợ gặp các con được vài lần. Năm nay, tranh thủ kỳ nghỉ hè bèn đón các con từ quê nhà lên chỗ mình chơi. Nhưng hạnh phúc ngắn chẳng tày gang, do công tác phòng chống dịch nên chúng tôi phải đưa các cháu về quê trước." - Anh Mao kể với phóng viên.
Trong thời gian này, anh đã hứa sẽ mua quần áo mới cho 3 đứa trẻ. Vào chiều 12/8, trước khi đưa các con về, anh và vợ quyết định lên hẳn thành phố để mua đồ.
"3 đứa trẻ đều muốn có quần áo mới nhãn hiệu Nike." - Anh kể.
Đôi giày mà anh đi khi đưa các con đến cửa hàng Nike (ảnh do nhân vật cung cấp)
Vào lúc 1h chiều ngày 13/8, Mao Trị Cao cùng vợ con đến 1 cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh, Trung Quốc. Tuy nhiên, tại đây gia đình 5 người đã có 1 trải nghiệm khó mà quên được.
Mao Trị Cao là công nhân, trên công trường mọi người đều không quá chú trọng đến chuyện ăn mặc. Nhưng anh không ngờ chính chiếc áo rách của mình đã khiến các con bị kỳ thị lây.
"Ngay từ khi bước chân vào cửa hàng tôi đã cảm nhận được sự khác lạ. Nhưng vợ đã khuyên tôi bỏ qua, mua đồ cho con một cách vui vẻ." - Anh Mao kể.
Trải nghiệm mua hàng hiệu khó quên trong đời của gia đình 5 người
Cửa hàng Nike có 2 tầng, quần áo trẻ em và phụ nữ ở tầng 2. Khi đó, vợ chồng anh đưa con gái và con trai út lên tầng 2, để con trai lớn chọn quần áo ở tầng 1. Lên đến khu quần áo trẻ em, cậu út nhanh chóng nhắm được 2 bộ quần áo và 1 đôi giày, nhưng đôi giày chỉ có size 32 nên họ nhờ nhân viên tìm giúp đôi cỡ 34, song chỉ nhận lại câu trả lời "không có" đầy sốt ruột của cô gái.
Sau đó, họ cùng con gái đến khu quần áo nữ để chọn đồ, ít phút sau đã thấy cậu con trai út mếu máo chạy về. Khi ấy, họ hỏi cháu và được biết cậu bé đang cầm trên tay 2 món đồ đã chọn được khi nãy thì bị 1 nhân viên bán hàng giật lại rồi treo 2 bộ quần áo trở về giá đồ.
Mong nhận thư xin lỗi bằng văn bản
Chuyện xảy ra với cậu con trai út khiến vợ chồng Mao Trị Cao rất buồn. Họ quyết định đổi sang cửa hàng khác để mua quần áo. Nhưng khi vừa quay người chuẩn bị đi xuống lầu, nữ nhân viên nọ lại lầm bầm chửi thề khiến "giọt nước tràn ly". Vợ anh và cô nhân viên đã xảy ra xô xát ngay sau đó và bị trầy xước nhiều nơi trên cổ. Sau khi xảy ra mâu thuẫn, cảnh sát đã tức tốc đến hiện trường để hòa giải. Khi đó, vợ chồng anh Mao yêu cầu xem đoạn băng video giám sát để biết chuyện gì đã xảy ra giữa con trai và nữ nhân viên nhưng bị từ chối, dẫn đến sự việc không hay về sau.
Với sự giúp đỡ của cảnh sát, họ cuối cùng cũng được xem đoạn video giám sát. Vào ngày xảy ra sự việc, Mao Trị Cao đã gọi đến đường dây nóng của Nike để phản ánh về những gì đã xảy ra tại cửa hàng Nike ở thành phố Côn Minh và hy vọng rằng nữ nhân viên có thái độ "phân biệt đối xử" xin lỗi họ. Tuy nhiên, phải đến 6 ngày sau khi xảy ra vụ việc, Mao Trị Cao và vợ mới nhận được cuộc gọi từ Nike.
Bên trong cửa hàng Nike
"Vào khoảng 10h tối ngày 19/8, vợ tôi nhận được cuộc gọi từ 1 người tự xưng là Giám đốc khu vực của Nike tại tỉnh Vân Nam. Trong cuộc gọi, ông ấy đã gửi lời xin lỗi và mời gia đình đến cửa hàng nhưng 2 vợ chồng tôi đã từ chối." - Anh Mao Trị Cao kiên quyết muốn nhận được lời xin lỗi bằng văn bản.
Trong cuộc hội thoại, Giám đốc khu vực của Nike tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc cũng đề cập đến nữ nhân viên nọ "đã không còn ở trong công ty" . Mặc dù nhân viên này đã làm việc nhiều năm ở cửa hàng, nhưng ông bày tỏ là 1 thương hiệu lớn, họ kiên quyết không giữ những người không tôn trọng khách hàng và mang lại ảnh hưởng xấu đến hình ảnh thương hiệu.
Sự việc trên đã thu hút đông đảo sự quan tâm của cư dân mạng xứ Trung, đa phần đều chỉ trích cô nhân viên bán hàng có thái độ không đúng mực: "Tại sao cô ấy có thể làm việc nhiều năm tại cửa hàng với thái độ như vậy được nhỉ?"; "Tôi là khách hàng ruột của Nike nhưng chưa lần nào gặp phải trường hợp như gia đình họ, đa phần nhân viên phục vụ đều rất hòa nhã."; "Thật không hiểu nổi cô gái đó nghĩ gì. Người ta đến mua hàng trả tiền đàng hoàng chứ có xin xỏ hay ăn quỵt đâu?"; "Rồi cô ta là cái gì mà tự cho mình cái quyền khinh miệt người lao động nghèo?"; "Nhân viên phục vụ cũng là người, nhưng chọn nghề nào phải theo nghề đó, huống hồ gia đình người ta chỉ là đi mua đồ đơn thuần, làm gì mà cô ấy phải căng thẳng như vậy nhỉ?"...
Cô gái tiết lộ cách phụ nữ Nhật lên kế hoạch chi tiêu, bất ngờ hơn với việc dùng tiết kiệm tiền để tổ chức hôn lễ mà không cần nhà trai cho gì Cách tiết kiệm của người Nhật vẫn là điều nhiều người trên thế giới cần phải học hỏi. Việc tiết kiệm của người Nhật đã được hình thành trong tư duy và lối sống ngay khi còn nhỏ. Họ thường có nhiều cách để có thể chi tiêu tiết kiệm, hạn chế những khoản phí không cần thiết. Xem đoạn clip dưới đây,...