Mẹ bị ung thư vì bào thai phát triển bất thường
Sau khi sinh con 6 tuần, bà Leanne Crawley, 38 tuổi, phải nhập viện vì xuất huyết nặng. Các bác sĩ phát hiện bà mắc một dạng ung thư cực hiếm mà tế bào ung thư phát triển từ nhau thai.
Bà Leanne Crawley ẵm bé Louee trên tay với các con quây quần xung quanh
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL
Bà Crawley ở thị trấn Orpington, hạt Kent (Anh) mang thai đứa con trai Louee chỉ vài tháng sai khi sinh bé gái Francesca, giờ bé đã 2 tuổi. Trong suốt thai kỳ, các kết quả kiểm tra từ bác sĩ cho thấy thai nhi hoàn toàn bình thường, theo Fox News đưa tin hôm 26.4.
Nhưng khi Louee vừa chào đời vào tháng 12.2016, cậu bé bị tái nhợt kỳ lạ. Các xét nghiệm cho thấy Louee bị mất rất nhiều máu, khoảng 80% máu của cơ thể. Các bác sĩ không biết chính xác nguyên nhân vì sao.
Louee đã trải qua 3 tuần trong lồng ấp và được các bác sĩ chăm sóc đặc biệt. Máu hiến tặng được truyền vào cơ thể Louee giúp cậu bé dần hồi phục.
Vài ngày sau khi hai mẹ con xuất viện về nhà, bà Crawley vẫn bị chảy máu sau sinh và buộc phải trở lại bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ đã phẫu thuật để cắt bỏ những gì còn sót lại sau ca sinh trong cơ thể bà Crawley. Bác sĩ cho rằng đó là nhau thai còn lại của bé Louee.
Tuy nhiên, 2 tuần sau, bà Crawley lại tiếp tục bị chảy máu nghiêm trọng và phải nhập viện. Các kiểm tra tiếp theo cho thấy bà Crawley đã mắc tình trạng mang thai giả, hiện tượng mà các mô thay vì phát triển thành nhau thai lại phát triển bất thường thành khối u.
Video đang HOT
Kích thuớc của khối u này trong bụng bà Crawley bằng một phôi thai 3 tháng tuổi. Các bác sĩ cho rằng thực chất bà Crawley mang thai song sinh. Một thai nhi phát triển bình thường, thai nhi còn lại phát triển thành khối u ung thư.
Bác sĩ tiến hành ca phẫu thuật loại bỏ khối u khi bé Louee đã được 3 tháng tuổi. Các tế bào ung thư đã lan đến phổi buộc bà Crawley phải tiến hành thêm nhiều lần hóa trị, 20 lần truyền máu và nằm hàng tháng trong bệnh viện.
Crawley đã hồi phục và xuất viện vào tháng 9.2017. Tuy nhiên, bà vẫn phải tập thể dục thường xuyên để loại bỏ những tác hại của hóa trị. Hiện tại, bà vẫn không đi làm việc mà ở nhà chăm sóc 4 đứa con, theo Fox News.
Theo thanhnien.vn
Bệnh nhân ung thư vòm họng Singapore không từ bỏ hy vọng sống
Dù tế bào ung thư đã di căn vào xương, lan đến hạch quanh cổ, ngực và ổ bụng, ông Tan vẫn không từ bỏ việc điều trị.
Trong cuốn tự truyện "Hy vọng và phục hồi", bác sĩ Ang Peng Tiam - Giám đốc Trung tâm ung thư Parkway Singapore - chia sẻ câu chuyện của ông Tan, bệnh nhân ung thư vòm họng từng bị các bác sĩ từ chối chữa trị.
Một ngày hiếm hoi, con gái tôi tạt qua phòng khám của bố nhân tiện vào thành phố có việc. Noel đang đến gần nên tôi bật những giai điệu Giáng sinh vui vẻ.
Tôi nói với con: "Hãy ngồi cạnh bố khi bố khám cho bệnh nhân kế tiếp". Con bé là bác sĩ trẻ, tôi muốn nghe ý kiến của con.
Bệnh nhân tiếp theo đến khám là ông Tan, 57 tuổi, từng làm quản đốc ở xưởng cát. Ông có bốn người con. Anh trai ông mất nhiều năm trước vì ung thư vòm họng (Nasopharyngeal Cancer - NPC). Qua chia sẻ về tình trạng bệnh sử, tôi biết ông đang mắc căn bệnh tương tự.
Một ngày đầu tháng 8/2011, ông bị nghẹt mũi. Bác sĩ đa khoa chẩn đoán ông bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối và nói ông tới bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng. Sau đó, ông lại được giới thiệu tới bác sĩ ung thư nội khoa để điều trị theo phác đồ hóa chất tấn công. Ông đáp ứng tốt đợt hóa trị và tiếp tục kết hợp xạ trị.
Tôi thường mô tả phác đồ hóa xạ trị kết hợp trong giai đoạn điều trị như "địa ngục trần gian". Bệnh nhân phải đi xạ trị mỗi ngày - từ thứ Hai đến thứ Sáu. Phác đồ tiêu chuẩn dùng cho điều trị ung thư vòm họng yêu cầu bệnh nhân phải trải qua 33 mũi xạ. Để tối đa hóa hiệu quả, bệnh nhân được hóa trị mỗi tuần một lần.
Hai tuần đầu gần như không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh từ tuần thứ ba trở đi. Lớp niêm mạc bên trong miệng ông bong ra và đau mỗi khi cố gắng nuốt nước bọt, nói hay uống nước. Điều này giống một người đi tắm nắng nhưng không bôi kem chống nắng vậy. Theo thời gian, vùng da bị cháy và phồng rộp.
Nhưng ông Tan vẫn vượt qua các thử thách và hoàn tất điều trị vào tháng 1/2012. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau, ung thư tái phát. Lúc này, tình trạng trầm trọng hơn nhiều vì tế bào ung thư di căn khắp cơ thể. Giữa tháng 3/2012 và tháng 10/2013, ông thử tám phác đồ hóa trị và một đợt xạ trị nhẹ để giảm đau xương.
Nhìn bệnh án ông mang tới, tôi đếm được có chín loại hóa chất khác nhau đã được dùng đơn hoặc kết hợp. Cứ cách từ một đến ba tháng, ông lại phải chuyển từ loại hóa chất này sang loại hóa chất khác vì không có tác dụng.
Bác sĩ Ang Peng Tiam - Giám đốc Trung tâm ung thư Parkway Singapore.
Thời điểm gặp tôi, ông Tan chỉ nặng 54kg, bị khàn tiếng và nói chỉ đủ nghe. Một trong những dây thanh của ông đã bị liệt vì ung thư chèn ép lên dây thần kinh. Ông ho dai dẳng, nhìn rất mệt mỏi. Ông còn chán ăn và luôn trong tình trạng đau nhức xương. Bác sĩ đã đầu hàng, không điều trị cho người đàn ông ấy nữa.
Kết quả chụp PET - CT cho thấy hai phổi ông bị khối u di căn rải khắp như "đạn súng thần công". Bệnh di căn vào xương, có dịch màng tim và ung thư cũng di căn đến cả hạch quanh cổ, ngực và ổ bụng. Phim chụp hiện lên hình ảnh thật kinh khủng. Nhưng tôi lại nhìn thấy một thứ gì đó mà phim chụp PET không bắt được - đó là tinh thần đấu tranh của ông.
Hầu hết mọi người đã từ bỏ từ lâu. Ông Tan hiểu rõ bệnh tình của mình rất nặng, nhưng vẫn muốn thử điều trị thêm lần nữa. Quyết định của ông lay động tôi, khiến tôi cố gắng hơn
Hầu hết các loại hóa chất sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng đều đã áp dụng trên người ông. Tất cả những gì tôi muốn thử là thay đổi sự kết hợp của thuốc.
Tuy nhiên, tôi cũng có một kế hoạch dự phòng. Các nghiên cứu cho biết, 80% bệnh nhân ung thư vòm họng ác tính có mang đột biến gien riêng biệt. Theo kinh nghiệm của tôi, bổ sung thêm hóa chất đích là cetuximab luôn cho kết quả tích cực. Bất chấp tác dụng phụ và rủi ro, ông Tan kiên quyết muốn điều trị theo hướng tôi nêu ra ngay hôm đó.
Sau khi người ông Tan rời phòng khám, con gái nhăn mặt nhìn tôi. Nó không nghĩ người đàn ông từng trải qua phác đồ điều trị rất nặng này có thể đáp ứng phác đồ mới. Tôi nhún vai nói: "Đừng lo. Đảm bảo có tác dụng".
Con gái tôi gật đầu nhưng có vẻ không tin. "Bố nhớ kể cho con nghe tình hình của bệnh nhân này nhé", con bé dặn tôi.
Chín tuần trôi qua kể từ hôm ấy, ông Tan đã hoàn tất ba đợt hóa trị. Ông ăn tốt, giọng khỏe và nghe rõ hơn. Kết quả chụp PET-CT cho thấy các khối u đã đáp ứng ở tất cả các vùng bị ảnh hưởng. Tôi rất mừng khi xem phim chụp PET-CT và gửi cho con gái xem.
Tôi muốn con bé hiểu bài học nằm ngoài kiến thức y học - đó là không bao giờ từ bỏ khi vẫn còn chút tinh thần đấu tranh. Ngoài điều trị bằng thuốc, tinh thần lạc quan và niềm tin chiến thắng bệnh tật của bệnh nhân cũng góp phần không nhỏ giúp bệnh nhanh khỏi.
Bác sĩ Ang Peng Tiam
Theo vnexpress.net
3 cột mốc quan trọng của quá trình sinh nở, mẹ tìm hiểu trước sẽ yên tâm hơn Gần đến ngày sinh nở, tâm lý chung của hầu hết các mẹ bầu là vô cùng lo lắng, hồi hộp. Chắc chắn ai cũng mong muốn mình sinh con được mẹ tròn con vuông. Muốn vậy, mẹ cần có những kiến thức nhất định về thai kỳ và đừng quên bỏ qua các giai đoạn sinh con. Chuyển dạ là một chuỗi...