Mẹ bệnh nhân nức nở khóc con khó qua khỏi vì tự ý dùng thuốc chữa thủy đậu
Thấy trên người xuất hiện nốt phỏng, nam thanh niên 28 tuổi (nông trường Mộc Châu, Sơn La) tự mua thuốc về uống. Chỉ sau 2 ngày uống thuốc, bệnh nhân sốt cao, xuất hiện các nốt phỏng nước trên da dày đặc. Hiện bệnh nhân suy nội tạng, rối loạn đông máu trầm trọng, rất khó để qua khỏi.
Sáng 13/10, tại khoa Cấp cứu (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương), BS Vũ Minh Điển khó khăn lắm mới giải thích được mẹ bệnh nhân bởi thương con, chị nức nở khóc từng hồi. Mạch của bệnh nhân xuống liên tục dù đã được dùng thuốc vận mạch, rất khó có thể qua khỏi.
Bệnh nhân với các nốt phỏng thủy đậu to, bất thường, có liên quan đến việc tự ý dùng thuốc khi mắc bệnh.
BS Điển cho biết, trước thời điểm nhập viện 4 ngày, bệnh nhân N.T.M (28 tuổi) sốt, đau họng, đau người, trên cơ thể xuất hiện mụn nước người nhà đi mua thuốc điều trị trong đó có kháng sinh, chống viêm, thuốc Medrol (là một loại corticoif). Các thuốc corticoid làm giảm viêm, nhưng có thể gây giảm miễn dịch khiến vi rút bùng phát mạnh mẽ hơn, là yếu tố tăng bệnh nặng cho bệnh nhân.
Ngay tại thời điểm nhập viện cách đây 3 ngày, các bác sĩ đã tiên lượng là ca thủy đậu nặng bởi ban trên người bệnh nhân dày đặc, nốt phỏng to, người bệnh mệt nhiều. Sau nửa ngày nhập viện BV Được chuyển đến khoa Cấp cứu để theo dõi, điều trị chặt chẽ hơn.
Video đang HOT
Ngày thứ 3 nhập viện bệnh nhân nổi phỏng nước toàn thân, nốt to hơn so bình thường, đáp ứng điều trị kém. Đặc biệt, xuất hiện hình thái xuất huyết trong nốt phỏng nước. Bệnh nhân xuất huyết dưới da nhiều, rối loạn đông máu toàn bộ, tiêu hết các yếu tố đông máu, suy đa phủ tạng, tiên lượng rất xấu, khả năng cứu chữa được thấp.
Cô Nguyễn Thị Dung, mẹ bệnh nhân nức nở khóc khi nghe giải thích về tình trạng bệnh của con. Kể trong tiếng khóc, cô cho biết lúc đầu khi thấy con xuất hiện vết phỏng cứ tưởng mụn do uống thuốc tây nhiều phát ban (trước đó gần 1 tháng bệnh nhân điều trị đợt viêm phế quản đã ổn định) mà không nghĩ là thủy đậu. Vì thế đã mua thuốc về cho con uống.
“Nó không kêu đau gì, 2 ngày sau uống thuốc kêu đau cả nhà rối lên vội vàng đưa đi viện, điều trị một ngày không chuyển biến đã chuyển ngay lên BV Nhiệt đới Trung ương. Mới được 4 – 5 ngày thôi mà, sao nó lại nặng như thế chứ. Tháng sau nó đi làm rồi”, người mẹ nấc lên nức nở.
BS Nguyễn Trung Cấp, Khoa Cấp cứu cho biết thêm, từ đầu năm đến nay đã có 2 bệnh nhân tử vong do thủy đậu, đều liên quan đến việc tự mua thuốc điều trị có corticoid. Bệnh nhân thủy đậu sau dùng corticoid thì diễn biến rất nặng nên BS khuyên BN thủy đậu cần hết sức thận trọng, không tự ý mua thuốc, đặc biệt các thuốc chứa corticoid uống khi bệnh đang diễn biến cấp tính.
BS Điền cũng cảnh báo, thủy đậu vốn là lành tính, nhưng năm nay thủy đậu diễn biến nhiều ca nặng, vì thế khuyên người dân xuất hiện nổi mụn nước nghi thủy đậu nên đi khám để được chẩn đoán, hướng dẫn điều trị, không tự ý mua thuốc uống.
Thủy đậu xuất hiện người chưa tiêm phòng, cơ địa giảm miễn dịch mụn nước mọc nhanh, đường kính rông hơn bình thường, mệt nhiều hơn… phải đến bệnh viện điều trị càng sớm càng tốt để phòng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bé 7 tuổi nguy cơ hoại tử chân do bị rắn lục cắn
Bé gái ở Quảng Bình bị rắn cắn, người nhà chỉ bó lá cho con, một ngày sau bàn chân sưng to, tím.
Bàn chân của trẻ sưng bọng nước. Ảnh: Long Nhật.
Tối 10/5, trẻ được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng cẳng bàn chân phải sưng đau, nổi bọng nước, rối loạn đông máu. Ngay lập tức trẻ chuyển sang khoa điều trị tích cực và chống độc điều trị.
Theo bác sĩ, bé có nguy cơ bị hoại tử bàn chân.
Người nhà cho biết tối hôm đó bé đi đường bất ngờ bị rắn lục cắn vào cổ chân phải. Thay vì đưa con đi viện, người nhà lại nhờ thầy lang bó lá. Sau một ngày, cẳng bàn chân bé sưng to, nổi vân tím, nổi bọng nước.
Nọc rắn lục chứa những chất độc tấn công chủ yếu vào hệ tuần hoàn, gây rối loạn đông máu và phá hủy thành mạch máu khiến nạn nhân bị xuất huyết và có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Các bác sĩ khuyến cáo, người bị rắn lục cắn cần giữ bình tĩnh, cố định bộ phận cơ thể có vết rắn cắn để tránh độc tố của rắn truyền nhanh về tim. Bên cạnh đó cần lưu ý khi bị rắn lục cắn không nên băng garô vì dễ bị hoại tử; khi tháo garô cũng dễ làm cho chất độc ồ ạt lan đi toàn cơ thể.
Người dân chỉ nên sơ cứu bằng cách buộc garô khi biết chắc đó là loài rắn thuộc họ có chất độc thần kinh. Đồng thời nhanh chóng chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế để chữa trị kịp thời.
Long Nhật
Theo vnexpress.net
Bác sĩ vừa ôm em bé ngủ vừa làm việc Phải điều hành cả khoa cấp cứu, bác sĩ Muir Wallace vẫn sẵn sàng ôm một bé trai suốt một tiếng đồng hồ để em được ngủ ngon. Một hành động nhỏ bé cũng đủ để chạm tới trái tim người khác và bác sĩ Muir Wallace (New Zealand) là minh chứng. Trong bức ảnh hiện "gây sốt" mạng xã hội, nam bác...