Mẹ bầu uống nước dừa vào thời điểm nào tốt nhất?
Nước dừa từ lâu đã được xem là thức uống vàng của các mẹ bầu nhưng cần uống đúng thời điểm để tốt nhất.
Nước dừa cũng là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên và cũng giúp tăng tiết nước tiểu, giúp ngăn ngừa tình trạng viêm đường tiết niệu cũng như giảm nguy cơ sỏi thận. Nước dừa cũng giúp giảm tình trạng táo bón, cải thiện chức năng đường ruột và các vấn đề về tiêu hoá như tăng tiết axít dạ dày, viêm loét dạ dày.
Nước dừa giàu axit lauric mà khi vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành monolaurin, có tác dụng chống lại các vi rút, vi khuẩn có lớp vỏ lipit; kháng nấm giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh viêm nhiễm và tăng cường hệ miễn dịch.
Mẹ bầu nên uống nước dừa vào giai đoạn tháng thứ 4-6 của thai kỳ (Ảnh minh họa)
Bà bầu mang thai bao nhiêu tuần thì được uống nước dừa?
Theo chia sẻ của các bác sĩ khoa sản thì giai đoạn thai kỳ tốt nhất để uống nước dừa là giai đoạn tháng thứ 4 – 6 của thai kỳ, tương đương với tuần thai thứ 13 – 24.
Không uống nước dừa vào giai đoạn thai kỳ từ 12 tuần tuổi trở về trước vì thai nhi mới hình thành, chưa ổn định, nước dừa lại có tính mát rất dễ xảy ra hiện tượng sảy thai.
Mẹ bầu cũng hạn chế uống vào các tháng cuối thai kỳ bởi có thể gây ra hiện tượng dư ối, không tốt cho quá trình sinh đẻ.
Khi uống nước dừa các mẹ bầu cần chú ý, uống 1 lượng vừa phải, phù hợp với điều kiện sức khỏe của mình, không uống quá nhiều vì dễ gây lạnh bụng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, hơn nữa, lúc này các bà bầu vẫn còn đang nghén nặng nên uống vừa phải sẽ tốt hơn cho sức khỏe của 2 mẹ con.
Thời điểm nên uống nước dừa
Bà bầu mới mang thai không nên uống nước dừa, vì sao vậy? Theo GS.TSKH Bùi Quốc Châu, giám đốc Trung tâm Diện chẩn điều khiển liệu pháp và xoa bóp Việt Nam, trong nước dừa có chứa hàm lượng chất béo rất cao (2%) nên uống nhiều sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ốm nghén, uống loại nước này sẽ làm cho tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
Thêm vào đó, nước dừa nhất là dừa xiêm thuộc âm, tức là có tính giải nhiệt, làm mát, làm mềm yếu gân cơ, hạ huyết áp vì vậy nó không tốt tí nào cho mẹ bầu những tháng đầu.
Khi uống nước dừa nên tránh uống vào buổi tối với nước đá. Đó là ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) thì càng dễ bị bệnh.
Video đang HOT
Mẹ bầu uống nước dừa bao nhiêu thì tốt nhất?
3 tháng giữa thai kỳ mẹ có thể uống nước dừa đều đặn, mỗi ngày 1 ly.
3 tháng cuối thai kỳ mẹ cần giảm lượng uống, nên uống 2 – 3 ly /tuần là đủ.
Lưu ý: Nước dừa rất tốt nhưng mẹ không nên thay thế nước lọc bởi trong nước hoa quả có chứa hàm lượng đường, sử dụng quá nhiều dễ khiến mẹ có nguy cơ thừa đường, tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ.
Đối với những mẹ bầu có tiểu đường thai kỳ, gặp tình trạng dư ối, đa ối. Trước khi uống nước dừa cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có liều lượng dùng một cách hợp lý nhất.
Ngộ độc thực phẩm ăn gì và tránh gì cho tốt?
Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể thường sẽ bị nôn, tiêu chảy dẫn đến mất nước và các chất điện giải. Ăn uống chính là cách giúp thư giãn dạ dày và hồi phục sức khỏe nhanh hơn.
Ăn gì khi bị ngộ độc thực phẩm?
Ảnh minh họa
Nước dừa
Nước dừa là giải pháp cấp nước tuyệt vời vì đáp ứng được nhu cầu bù lại chất điện giải bị mất. Các triệu chứng ban đầu của ngộ độc thực phẩm thường là nôn bắt đầu hoặc tiêu chảy, dẫn đến mất nước và chất điện giải. Nước dừa giúp giữ nước và làm dịu dạ dày. Axit lauric trong nước dừa giúp tiêu diệt các mầm bệnh có hại gây lây truyền bệnh qua thực phẩm.
Trà gừng
Trà gừng là một phương thuốc tự nhiên giúp làm giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Các chất kháng vi trùng trong gừng giúp chống lại các mầm bệnh lây truyền bệnh trong thực phẩm và đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Chuối
Một chế độ ăn gồm các thực phẩm mềm, ít béo, lượng chất xơ thấp và không cay được các chuyên gia y tế khuyến nghị khi điều trị các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Chuối đáp ứng được các yêu cầu này một cách hoàn hảo, có thể giúp điều trị buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ nóng và các rối loạn về đại tràng do ngộ độc thực phẩm gây ra.
Ảnh minh họa
Mật ong
Mật ong là một lựa chọn tốt để ăn bởi có thể giải quyết hậu quả của ngộ độc thực phẩm. Trong mật ong có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên, điều trị tốt cho chứng khó tiêu. Có thể dùng 1 thìa mật ong ở dạng nguyên chất hoặc bỏ vào một cốc trà nóng rồi uống.
Nghệ
Một nghiên cứu chỉ ra rằng curcumin, chất tạo màu chính trong nghệ có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus, chống lại nhiều chủng khác nhau của vi khuẩn tụ cầu. Nghệ giúp làm thư giãn dạ dày
Lá húng quế
Loại rau thơm này có thể giúp giảm bớt sự khó chịu khi bạn bị ngộ độc thức ăn. Có thể lấy nước ép lá húng quế pha với một thìa mật ong để uống trong ngày.
Súp cà rốt
Súp cà rốt sẽ cung cấp năng lượng và giúp ổn định dạ dày. Đây là một trong những thực phẩm được chọn lựa khi trẻ bắt đầu ăn thức ăn đặc bổ sung. Các pectin có trong cà rốt cũng sẽ giúp hạn chế tình trạng tiêu chảy.
Ảnh minh họa
Dấm táo
Dấm táo có tác dụng kiềm hóa nhờ cách nó được chuyển hóa trong cơ thể dù dấm táo có tính axit tự nhiên. Do đó, dấm táo giúp làm giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm. Nó cũng làm dịu đường ruột - dạ dày, tiêu diệt các vi khuẩn và làm giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm nhanh chóng.
Khoai tây nghiền
Khoai tây nghiền rất thích hợp cho chế độ ăn gồm đồ ăn mềm và đồ ăn nhạt giúp kiểm soát tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm. Vị nhạt của khoai tây nghiền giúp ngăn làm trầm trọng các vấn đề dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.và làm giảm các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng như giúp tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng.
Chanh
Chanh có tính kháng khuẩn, có tác dụng chống viêm mạnh và chống lại virut, có thể diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm. Vài cốc nước chanh ấm sau khi ngộ độc thực phẩm sẽ có tác dụng hữu hiệu.
Gạo hoặc nước gạo
Nước gạo là thực phẩm tốt nhất để ngăn ngừa cơ thể bị mất nước. Nó giúp bù lại chất lỏng bị mất do nôn hoặc tiêu chảy vì ngộ độc thực phẩm. Nước gạo làm giảm số lần đi cầu và lượng chất thải cũng như làm thư giãn hệ tiêu hóa
Ảnh minh họa
Quế
Quế giúp chống lại các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm, đặc biệt là buồn nôn và nôn ọe. Tác dụng chống vi khuẩn E.coli của quế cũng giúp điều trị ngộ độc thực phẩm trong thời gian ngắn hơn
Những thực phẩm nên tránh khi bị ngộ độc thực phẩm
Ngoài những gì cần ăn sau khi bị ngộ độc thực phẩm, cũng nên biết tránh ăn gì sau khi ngộ độc thực phẩm để không làm cho tình trạng xấu đi.
Các sản phẩm sữa: Khi dạ dày bị tổn thương, cơ thể tạm thời không dung nạp lactose - một chất có trong sữa, do đó nên tránh uống sữa trong vài ngày.
Thức ăn cay hoặc béo: Những thực phẩm này có xu hướng làm trầm trọng thêm rối loạn dạ dày - ruột vốn đang bị thương tổn sau ngộ độc thực phẩm. Ngoài ra, cũng nên loại bỏ các loại thực phẩm có nhiều chất xơ như hạt, ngũ cốc, cam quýt và trái cây có vỏ. Các thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ gây áp lực lên dạ dày của bạn.
Cà phê và rượu: Cả hai loại đồ uống này đều khiến bạn đi tiểu nhiều hơn và cơ thể thêm mất nước.
Sáu loại thực phẩm tốt cho người chạy bộ Nước dừa, bơ, việt quất, quinoa, nấm sữa kefir, rau bina là những thực phẩm nhiều dinh dưỡng, giúp bổ sung nước và protein cho người chạy. Theo trang Runtastic, tuỳ vào thời tiết, người chạy thực hiện một chế độ dinh dưỡng phù hợp để cơ thể duy trì các hoạt động tốt hơn. Nếu chạy bộ trong mùa hè, dưới tiết...