Mẹ bầu tắm mùa đông: Thuộc lòng những điều này để không bị mất con
Nếu không có thói quen khoa học khi tắm, rất có thể mẹ bầu sẽ gây ra những tác động xấu tới thai nhi, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể khiến thai nhi chết lưu trong bụng.
Gần đây, trong một bữa ăn của những người bạn lâu ngày không gặp, chia sẻ của một cô bạn người Trung Quốc đang mang bầu khiến ai nấy đều… cười ồ lên. Cô nói rằng kể từ khi mang bầu, cô đặc biệt rất ít tắm. Lý giải cho việc “lười tắm” này của mình, mẹ bầu giải thích rằng mang bầu bụng to, đi tắm không tiện và cũng không tốt cho sức khỏe thai nhi trong bụng. Lúc đó bạn bè đều rất ngạc nhiên bởi trước đó, cô bạn này vốn từng là một người rất sạch sẽ, không ngờ bây giờ lại có thể rất lâu không tắm như vậy.
Thật vậy, trong thời gian mang thai, mọi sinh hoạt, thói quen trước kia đều phải thay đổi, thích nghi với việc có một sinh linh khác đang lớn lên trong bụng mình. Với chuyện tắm rửa cũng không còn là chuyện nhỏ nữa. Nếu không có thói quen khoa học, rất có thể mẹ bầu sẽ gây ra những tác động xấu tới thai nhi, thậm chí nghiêm trọng hơn, một số trường hợp còn có thể khiến thai nhi chết lưu trong bụng. Tuy nhiên, việc không tắm vì có bầu cũng không phải là cách được các chuyên gia chuyên khích.
Vậy rốt cuộc, mẹ bầu cần phải lưu ý những gì khi đi tắm, đặc biệt là trong mùa đông này?
Không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm
Khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng giữa của thai kỳ, việc mẹ bầu tắm, ngâm mình quá lâu trong bồn tắm rất nguy hiểm cho thai nhi. Nguyên nhân là vì với tư thế ngồi lâu trong bồn tắm ngập nước sẽ khiến thai nhi trong bụng bị thiếu oxy. Điều này nếu nghiêm trọng có thể khiến thai nhi tử vong.
Mẹ bầu không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm vì có thể khiến thai nhi trong bụng phải đối diện với tình trạng thiếu oxy (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân là vì, trong điều kiện bình thường, âm đạo của phụ nữ duy trì một độ pH nhất định, do đó, nó có thể ngăn ngừa sự sinh sản của vi trùng. Hiện tượng sinh lý này liên quan mật thiết đến nội tiết tố estrogen do buồng trứng tiết ra.
Khi mẹ bầu mang thai, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ tăng cao. Đồng thời, một lượng lớn tế bào biểu mô âm đạo bị rụng đi, điều này sẽ làm giảm lượng axit lactic trong âm đạo và làm giảm khả năng kháng vi khuẩn ngoại lai. Bởi vậy, nếu mẹ bầu ngâm mình trong bồn tắm, vi khuẩn có khả năng xâm nhập vào âm đạo, gây viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, thậm chí là tăng nguy cơ sinh non do nhiễm trùng tử cung hoặc âm hộ.
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên tắm bồn mà nên sử dụng vòi hoa sen.
Kiểm soát thời gian tắm
Về mặt thời gian, mẹ bầu không nên tắm quá lâu, tốt nhất là không nên quá 15 phút. Do sức đề kháng của phụ nữ mang thai kém, các lỗ chân lông trên cơ thể mở ra khi tắm nên rất dễ bị cảm lạnh. Hơn nữa, đa phần không gian phòng tắm thường nhỏ, việc tắm quá lâu sẽ khiến lượng oxy cung cấp cho bà bầu không đủ, dễ dẫn đến tình trạng ngất xỉu hoặc gây thiếu oxy cho thai nhi, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng và phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
Video đang HOT
Vì vậy, khi tắm bạn phải mở hết cửa sổ để không khí trong phòng tắm được lưu thông, thông suốt. Đồng thời, bạn cũng phải chú ý đến sự an toàn của bản thân khi tắm, đừng để gặp nguy hiểm như té ngã vì trơn trượt.
Sử dụng đồ vệ sinh cá nhân dành riêng cho mẹ bầu
Tốt nhất khi mang thai nên sử dụng đồ vệ sinh cá nhân cho bà bầu riêng. Vì hầu hết đò dùng vệ sinh cho bà bầu đều là sản phẩm an toàn từ thiên nhiên, không gây kích ứng nên thành phần sẽ dịu nhẹ hơn. So với các sản phẩm như sữa tắm, dầu gội thông thường thì sản phẩm dành riêng cho bà bầu sẽ tăng độ an toàn và yên tâm hơn về mặt sức khỏe.
Nên sử dụng các loại sản phẩm dành riêng cho bà bầu để tránh kích ứng (Ảnh minh họa)
Các sản phẩm sữa tắm thông thường có độ kiềm cao, dễ kích ứng cho bà bầu. Hơn nữa đa phần các sản phẩm sữa tắm bình thường đều có chứa chất phụ gia, nếu sử dụng lâu dài không chỉ ảnh hưởng tới mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tới thai nhi trong bụng.
Cố gắng không tắm ở nhà tắm công cộng
Bởi vì phòng tắm công cộng không chỉ đông đúc mà không khí còn ẩm ướt, nhiều vi khuẩn.
Độ thoáng khí của các phòng tắm công cộng là không tốt. Với một người bình thường khi sử dụng phòng tắm công cộng chật chội còn cảm thấy choáng váng, có thể ngất xỉu vì ngột ngạt, nóng nực, dễ thiếu oxy chứ đừng nói là mẹ bầu.
Phụ nữ mang thai và thai nhi có nhu cầu oxy tương đối lớn nên mẹ bầu dễ gặp tình trạng nguy hiểm khi tắm trong môi trường như vậy. Chưa kể nhà tắm công cộng là nơi đông người, có nhiều vi khuẩn, không có lợi cho sức khỏe mẹ bầu.
Không xông hơi
Đối với người bình thường, mồ hôi ở nhiệt độ cao có lợi cho quá trình trao đổi chất. Nhưng với mẹ bầu và thai nhi thì điều đó nguy hiểm. Vì nhiệt độ trong phòng xông hơi rất cao. Ở trong môi trường nhiệt độ cao lâu sẽ tăng gánh nặng cho tim, đồng thời mồ hôi ra nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của thai nhi. Nó dễ khiến thai nhi nhẹ thì bị giảm thính lực, nặng thì có thể gây dị tật.
Đồng thời, mẹ bầu sẽ giãn nở các mao mạch khi xông hơi trong phòng xông hơi ở nhiệt độ cao, điều này khiến quá trình tuần hoàn máu và nhịp tim của mẹ bầu tăng lên. Những phản ứng này không tốt cho bản thân mẹ bầu và thai nhi, nặng có thể khiến mẹ bầu bị ngất xỉu.
Cách vệ sinh các bộ phận nhạy cảm của mẹ bầu
Ngoài việc rửa một vùng rộng trên cơ thể, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý đến việc làm sạch các bộ phận nhạy cảm.
Vùng kín
Khi mang thai, do nội tiết tố của mẹ bầu thay đổi nên dịch tiết sẽ không ngừng tăng lên. Vì vậy, mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày và làm vệ sinh cá nhân. Điều quan trọng nhất của vệ sinh vùng kín là rửa vùng này bằng nước sạch, sử dụng các ít chất tẩy rửa càng tốt.
Ngực
Vệ sinh bầu vú rất quan trọng vì dù sao đây cũng sẽ là “nguồn cung cấp thức ăn chính” cho bé sau này. Không kéo mạnh bầu vú và núm vú, không dùng lực xoa bầu vú, dùng một tay nâng nhẹ bầu vú, các ngón tay còn lại xoa nhẹ lên bụng theo chiều kim đồng hồ.
Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên tắm bồn mà nên sử dụng vòi hoa sen. – (Ảnh minh họa)
Rốn
Khi vệ sinh rốn, mẹ bầu có thể dùng tăm bông ướt và một ít đồ vệ sinh cá nhân làm sạch bụi bẩn ở rốn. Mặc dù rốn của mẹ bầu trông có vẻ bẩn nhưng cũng không nên vì thế mà vệ sinh quá mức. Vệ sinh quá nhiều có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Nách
Khi rửa vùng nách, không dùng nước quá nóng hoặc dùng bông tắm chà xát mạnh. Bạn có thể nâng cao cánh tay và rửa sạch bằng nước ấm, vì các mô dưới da nách tương đối lỏng lẻo nen bạn có thể tắm sữa tắm có nhiều bọt rồi dùng đầu ngón tay xoa đều để thúc đẩy tuần hoàn máu.
Sau tai
Sau tai dễ ẩn chứa nhiều bụi bẩn nên nhiều người tắm rửa vùng này rất mạnh trong bồn tắm. Nhưng mẹ bầu thì không nên làm như vậy. Động tác dùng lực cọ xát mạnh vào tai dễ gây nhiễm trùng và ảnh hưởng nặng nề đến em bé trong bụng.
Nhìn chung, trong quá trình mang bầu, những chuyện đơn giản như tắm gội các mẹ bầu cũng cần phải đặc biệt lưu tâm để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chính mình và thai nhi trong bụng.
Dày sừng nang lông - Căn bệnh khiến nhiều người khổ sở vào mùa đông
Dày sừng nang lông một tình trạng da thường gặp với biểu hiện đặc trưng là các nút sừng ở vị trí nang lông, tạo thành các sẩn nhô lên khỏi mặt da, làm cho da thô ráp.
Hình minh họa.
Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, bệnh dày sừng nang lông thường nặng hơn vào mùa đông khi thời tiết có độ ẩm không khí thấp và thuyên giảm khi mùa hè đến. Vị trí thường gặp của bệnh là ở mặt ngoài 2 cánh tay. Ngoài ra, có thể gặp ở đùi, mông và 2 bên má.
Biểu hiện lâm sàng là các sẩn màu đỏ, màu da hay màu nâu ở vị trí nang lông. Tổn thương phân bố đối xứng 2 bên. Dù lành tính nhưng bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đôi khi có thể khó chịu do ngứa ngáy.
Nguyên nhân gây bệnh là do bất thường phần trên của nang lông (vùng cổ nang lông). Bệnh có tính chất di truyền, 50% con của bố hoặc mẹ mắc dày sừng nang lông có thể sẽ có biểu hiện này. Bệnh có thể tự phát sau khi sử dụng một số liệu pháp điều trị ung thư nhắm trúng đích.
Hiện nay, không có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh lý này. Nhưng có một số phương pháp điều trị có thể giúp ổn định và cải thiện bệnh.
Giữ ẩm cho da là phương pháp quan trọng hàng đầu. Hãy giữ ẩm bằng cách thường xuyên bôi kem dưỡng ẩm, làm mềm da, lưu ý tránh tắm lâu bằng nước nóng và xà phòng có tính tẩy rửa mạnh. Hãy lựa chọn ưu tiên loại dưỡng ẩm chứa ure. Bên cạnh đó, dùng kem dưỡng ẩm ít nhất 2 lần mỗi ngày, bao gồm 1 lần ngay sau khi tắm xong vài phút.
Đối với trẻ lớn hơn và người trưởng thành, kem tẩy da chết loại nhẹ có thể được sử dụng, có chứa các thành phần: axit lactic, axit alpha-hydroxy, axit salicylic.
Bên cạnh giữ ẩm cho da, một số thuốc bôi tại chỗ có thành phần acit salicylic, vitamin A acid tùy từng trường hợp cụ thể có thể được sử dụng.
Khi gặp phải tình trạng dày sừng nang lông, bạn nên tới khám bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc phù hợp, tránh tự ý dùng thuốc mà không có chỉ định có thể gây kích ứng da.
Người Nga bơi trong hồ băng giữa mùa đông Hoạt động bơi mùa đông đã xuất hiện ở Nga từ lâu và tiềm ẩn một số rủi ro liên quan đến sức khỏe. Bơi mùa đông là một trong những hoạt động truyền thống ở Nga. Với một số nước khác, bơi mùa đông có thể đơn thuần chỉ là bơi trong hồ nước lạnh. Tại nước Nga, nơi nhiệt độ ở...