Mẹ bầu nên tránh làm những việc này khi mang thai, thai nhi sẽ phát triển tốt và sinh ra xinh xắn
Một số em bé từ khi lọt lòng hoặc sau sinh một vài tuần thấy xuất hiện những vùng da sẫm màu (xanh tím, nâu, đen, xanh lơ, hồng nhạt hoặc đỏ tươi) có thể gặp bất kỳ vùng da nào trên cơ thể.
Gần đây, trên mạng xã hội Trung Quốc xuất hiện câu chuyện người mẹ trẻ cho biết con mình sinh ra có một vết bớt lớn trên cánh tay mà không rõ nguyên nhân ra sao. Sau khi tìm hiểu thì hóa ra khi mang thai, cô không may bị trượt chân ở tam cá nguyệt thứ ba. Mọi người nghĩ rằng chính vết thương trên bụng đã để lại vết bớt cho đứa trẻ. Vì vậy, từ khi mang bầu bé thứ hai, người mẹ đã rất cẩn thận. Các bà mẹ tương lai cũng nên chú ý đến an toàn khi mang thai.
Vết bớt ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại hình của đứa trẻ (Ảnh minh họa)
Ngoài vấn đề an toàn, có rất nhiều nguyên nhân hình thành vết bớt ở trẻ và một số liên quan đến di truyền.
Để thai nhi phát triển tốt và sinh ra xinh xắn, đặc biệt không có vớt bớt thì mẹ bầu nên tránh làm những việc này khi mang thai.
Tránh nhuộm tóc, móng tay và trang điểm đậm khi mang thai
Phụ nữ mang thai không nên nhuộm tóc và làm móng khi mang thai, vì các chất hóa học có trong thuốc nhuộm tóc và sơn móng tay không tốt cho thai nhi. Mặc dù nhiều tiệm làm tóc, móng đã tung ra các sản phẩm dùng được cho bà bầu và tuyên bố không chứa hóa chất nhưng trong quá trình sử dụng sẽ vẫn có mùi hóa chất nên tốt hơn hết mẹ bầu không nên sử dụng.
Để đứa trẻ được sinh ra khỏe mạnh, mẹ bầu nên chịu đựng điều này trong gần mười tháng.
Nếu vì quá ham làm đẹp mà con yêu của bạn “mọc” ra một vết bớt thì quả thật không đáng. Các bà mẹ không nên trang điểm quá đậm, tốt nhất là không nên trang điểm.
Chế độ ăn uống cần được cân bằng và bổ dưỡng
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Mẹ bầu nên ăn ít đồ lạnh và cay, không ăn đồ có chứa hoocmon, không ăn đồ có nhiều sắc tố nhân tạo để tránh ảnh hưởng tới thai nhi. Bổ sung dinh dưỡng cân bằng hàng ngày, bổ sung vitamin, bổ sung toàn diện các nguyên tố vi lượng canxi, sắt, kẽm, magie. Thức ăn nên có nhiều chất đạm và ít chất béo. Ăn nhiều rau và trái cây an toàn, không gây ô nhiễm, có sự kết hợp hợp lý giữa thịt và rau.
Cố gắng tránh bức xạ
Giảm thiểu thời gian bạn sử dụng các sản phẩm điện tử như máy tính và điện thoại di động khi mang thai. Cũng tránh lò vi sóng, máy in, máy photocopy và các máy phóng xạ khác. Những tia bức xạ này lâu ngày sẽ gây hại cho thai nhi, dễ sinh ra sự phân hóa và biến đổi của các mạch máu, làm cho các mao mạch giãn nở ra ngoài, tắc nghẽn quá nhiều sẽ hình thành các vết bớt đỏ.
Duy trì tâm trạng vui vẻ
(Ảnh minh họa)
Các bà mẹ tương lai giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ khi mang thai có thể làm giảm hình thành các vết bớt. Do tâm trạng không tốt và quá phấn khích, hormone tuyến thượng thận trong cơ thể sẽ tăng cao, rất bất lợi cho em bé. Vì vậy, bà bầu phải thật bình tĩnh và giữ tâm trạng thoải mái.
Tránh va chạm cơ thể
Chú ý an toàn khi mang thai, nếu sơ ý va chạm vào bụng có thể để lại vết bớt cho em bé, vì vậy, các bà mẹ tương lai nên di chuyển chậm nhất có thể, đi giày bệt chống trượt để tránh bị ngã, an toàn là trên hết.
Bất ngờ 5 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Biếng ăn là vấn đề thường gặp ở trẻ, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tinh thần và thể chất của trẻ.
Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.
Biếng ăn ở trẻ là khi trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu, dẫn đến trẻ có biểu hiện chậm tăng trưởng. Có khoảng 25% đến 35% trẻ ở lứa tuổi chập chững biết đi và lứa tuổi mẫu giáo được cha mẹ cho là kén ăn, biếng ăn.
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn
Trẻ biếng ăn do tâm lý, do sợ
Đây là nguyên nhân thường gặp và khá phổ biến, do cha mẹ không hiểu tâm lý trẻ. Biếng ăn tâm lý thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc vào một khuôn khổ nào đó như phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn, phải mang khăn ăn, bị quy định phải ăn hết phần ăn của mình trong một thời gian cố định, không khí bữa ăn căng thẳng, kể tội hoặc nói xấu trẻ trong bữa ăn, cho thuốc vào thức ăn, vào sữa...
Ở một góc độ nào đó do trẻ thay đổi tâm sinh lý trong quá trình phát triển và điều này cũng sẽ dẫn đến biểu hiện biếng ăn hay kén ăn.
Một số trẻ sợ ăn vì cha mẹ cho ăn bổ sung quá sớm (trước 6 tháng tuổi) khi trẻ phát triển chưa đầy đủ phản xạ và khả năng phối hợp để đáp ứng với chế độ ăn bổ sung. Ở một số trẻ sợ ăn vì những đau đớn, cảm giác khó chịu trẻ đã trải qua trước đó như hóc, khó thở, đặt ống thông mũi - dạ dày... cũng khiến trẻ lười ăn.
Do sợ thức ăn lạ
Nhiều trẻ chưa được ăn món lạ nên phản ứng lại, hoặc trẻ đã từng ăn món đó một lần nhưng sợ hãi nên sẽ phản ứng không ăn nữa. Tuy nhiên, nếu cho trẻ tập làm quen dần với thức ăn mới, thức ăn lạ thì trẻ sẽ chấp nhận. Nếu cha mẹ không biết cách xử lý giai đoạn sợ thức ăn mới này thì sẽ có tình trạng trẻ không ăn, biếng ăn. Nhiều trẻ chỉ thích ăn những mùi vị, màu sắc quen thuộc mà trẻ tin tưởng, thấy ngon miệng.
Biếng ăn ở trẻ là khi trẻ ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu. Ảnh minh họa.
Do thức ăn bổ sung không hợp lý
Ngược lại với một số trẻ sợ thức ăn mới, nhiều trẻ lại chán ngấy món ăn quen thuộc, điều này gây nên tình trạng không ăn, biếng ăn. Một số trẻ uống quá nhiều các loại nước uống như sữa, nước trái cây hoặc ăn quá nhiều bánh, kẹo sẽ làm trẻ giảm cảm giác thèm ăn và không ăn được các thức ăn giàu năng lượng và dinh dưỡng. Cho trẻ ăn vặt giữa các bữa chính và các bữa phụ cũng có thể ảnh hưởng đến khẩu vị của trẻ.
Do thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ
Hầu hết trẻ nhỏ ở giai đoạn tập đi đều thích bắt chước hành vi ăn uống của cha mẹ, gia đình và trẻ xung quanh. Gia đình và bạn bè chính là những tấm gương để trẻ xây dựng sở thích và thói quen ăn uống hợp lý.
Thói quen ăn uống của trẻ ảnh hưởng rất nhiều từ thói quen và hành vi ăn uống của cả gia đình. Do đó, nếu gia đình có những thói quen ăn uống không lành mạnh, ít nhiều cũng sẽ tác động đến trẻ, từ đó hình thành những thói quen xấu, khiến trẻ trở nên biếng ăn.
Do bệnh lý
Một số trẻ cũng có thể bị biếng ăn vì các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus đường hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan...), đường tiêu hóa (viêm dạ dày, viêm ruột...). Nhiễm ký sinh trùng (giun, sán), cảm cúm, viêm tai, thiếu máu, viêm họng, lở miệng... đều là những bệnh có thể làm cho trẻ biếng ăn.
Sau mỗi lần ốm mặc dù đã được chữa khỏi nhưng trẻ cũng sẽ chán ăn, biếng ăn, kén ăn. Nhất là khi bị nhiễm khuẩn phải dùng kháng sinh, hàm lượng vitamin và khoáng chất bị mất đi nhiều, nhất là vitamin A, C, nhóm B, magie, sắt, kẽm... sẽ khiến trẻ biếng ăn.
Cần làm gì khi trẻ biếng ăn?
Khi trẻ có biểu hiện biếng ăn, chán ăn, cha mẹ cần thay đổi thức ăn cho trẻ hàng ngày, cho trẻ ăn nhiều món khác nhau và các thức ăn trẻ thích.
Cho trẻ ăn cân đối các dạng thức ăn khác nhau, không nên cho trẻ ăn quá nhiều tinh bột hoặc quá nhiều thịt, cá. Thay đổi cách chế biến để trẻ ăn ngon miệng. Trang trí, chuẩn bị món ăn đẹp, nhiều màu sắc, hương vị hấp dẫn. Chuẩn bị một số thức ăn nhỏ, mềm, bắt mắt để trẻ có thể tự cầm và tự ăn.
Cha mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày và ăn xen kẽ các bữa phụ. Nếu trẻ từ chối ăn một loại thức ăn mới, không nên ép trẻ mà sẽ thử lại vào thời điểm khác. Không cho trẻ ăn quà vặt như bánh, kẹo, nước ngọt... trước bữa ăn, vì sẽ làm trẻ mất cảm giác đói, cảm giác thèm ăn, điều này khiến cho trẻ không chịu ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng khác. Cho trẻ ăn khi trẻ thấy đói. Khi trẻ từ chối ăn, không nên ép trẻ ăn mà đợi trẻ thấy đói, muốn ăn và đòi ăn thì cho trẻ ăn.
Thời gian ăn của trẻ nên giới hạn trong khoảng 20 - 30 phút. Cha mẹ cần cho trẻ vận động, chơi hoặc tắm trước khi ăn để trẻ có cảm giác đói.
Cho trẻ ăn cùng bạn, cùng gia đình. Cha mẹ ăn thức ăn của trẻ hoặc cho trẻ ăn thức ăn của mình nếu phù hợp để động viên trẻ ăn. Khen thức ăn ngon, khen ngợi trẻ, khuyến khích trẻ để trẻ tự tin và thích thú khi ăn. Nên cho trẻ tự xúc ăn, tự cầm thức ăn để ăn và kết hợp hỗ trợ trẻ trong khi ăn.
Không nên dùng các thuốc kích thích ăn ngon cho các trường hợp trẻ biếng ăn, có thể bổ sung vitamin và chất khoáng nếu chất lượng bữa ăn của trẻ chưa đảm bảo, tuy nhiên cần theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế khám nếu trẻ có các biểu hiện:
Không tăng cân trong hai tháng liên tiếp;
Trẻ biếng ăn trong một thời gian dài;
Trẻ chậm chạp, không đùa nghịch;
Trẻ bị ốm, sốt, ho, tiêu chảy, đau trong miệng, họng...
Y học bào thai ngày càng được chú trọng Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 41.000 trẻ bị dị tật bẩm sinh, trong đó khoảng 20.000 trẻ mắc dị tật nặng có thể phát hiện nhờ siêu âm. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Từ Dũ TP Hồ Chí Minh thực hiện can thiệp thai nhi mắc bệnh tim bẩm sinh. Ảnh: BVCC. Theo GS.TS...