Mẹ bầu mắc tay chân miệng khi mang thai có khiến thai nhi bị dị tật?
Dịch tay chân miệng đang bùng phát trên diện rộng, bệnh dễ lây lan ở trẻ nhỏ nhưng người lớn không nên chủ quan vì vẫn có nguy cơ mắc. Và đáng ngại hơn cả là có cả những bà bầu cũng không nằm ngoài “vùng phủ sóng” của dịch bệnh này.
Mẹ bầu lo lắng dễ bị lây bệnh tay chân miệng
Đang mang thai tuần thứ 10, chị Nguyễn Thị Thu Hương (Cầu Diễn, Hà Nội) rất lo lắng vì có thể lây bệnh tay chân miệng. Theo chị Hương, chị làm nghề giáo viên mầm non, thường xuyên tiếp xúc với trẻ nhỏ. Khoảng 5 ngày gần đây, lớp chị Hương dạy đã có 3 bé bị tay chân miệng và phải nghỉ học. Do đang mang thai ở 3 tháng đầu thai kỳ, chị Hương sợ rằng nếu không may mắc tay chân miệng liệu có khiến cho con bị dị tật hay không? Vì vậy, thời gian này chị Hương đã phải xin nghỉ dạy không lương để ở nhà tránh dịch tay chân miệng.
Cùng hoàn cảnh với chị Hương đó là trường hợp của chị Đỗ Kiều Trang (Bình Dương). Từ khi đọc được thông tin virus gây bệnh tay chân miệng là loại dễ gây ra biến chứng, chị Trang rất sợ vì chị đang mang thai 14 tuần, nếu không may mắc có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Nhiều bà bầu hoang mang trước thông tin mắc bệnh tay chân miệng khi mang thai sẽ gây dị tật thai nhi (Ảnh minh họa).
PGS. TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Giám đốc Bệnh viện nhiệt đới Trung ương, cho hay: “ Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch.
Bệnh có thể lây sang người lớn khi tiếp xúc với trẻ vì trước đây trong các mùa dịch đã ghi nhận trường hợp người lớn bị lây bệnh. Tuy nhiên, đa phần người lớn bị bệnh đều diễn biến nhẹ, không có biến chứng nguy hiểm. Bệnh khỏi nhanh sau một vài ngày điều trị“.
Video đang HOT
Virus tay chân miệng có gây ra dị tật cho thai nhi?
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Kính, hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh virus tay chân miệng có thể lây từ mẹ sang con. Và cũng chưa có minh chứng virus tay chân miệng sẽ gây ra hiện tượng dị tật trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Phụ nữ đang mang thai có cơ địa khá đặc biệt, vì vậy, dịch tay chân miệng đang bùng phát cũng nên chủ động phòng tránh lây nhiễm. Trong trường hợp già đình có bé bị mắc bệnh, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc.
“ Do virus tay chân miệng lây qua tiêu hóa (ăn uống), vì vậy, bà bầu cần phải thực hiện ăn chín uống sôi, thường xuyên rửa tay sạch dưới vòi nước. Nếu phụ nữ mang thai phải thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng, có thể phòng tránh lây bệnh bằng cách đeo găng tay khi cho trẻ ăn và đi vệ sinh. Sau đó, rửa tay lại với xà phòng sát khuẩn“, PGS.TS Kính nói.
Cần lưu ý tới các dấu hiệu để phát hiện ra bệnh chân tay miệng sớm như sốt và tổn thương ở da mọc mụn phổng nước ở các vị trí đặc biệt (Ảnh minh họa).
Bệnh tay chân miệng có thể do nhiều loại virus gây ra nên hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị hiện nay chủ yếu làm giảm các triệu chứng của bệnh. Người lớn nói chung, bà bầu nói riêng nếu bị bệnh nên sát trùng niêm mạc miệng như dùng nước muối 0,9%, Kamistad… Dùng dung dịch Betadin bôi các tổn thương ngoài da sau khi tắm.
Chuyên gia này cũng khuyến cáo thêm, tay chân miệng dễ mắc và có thể gây ra biến chứng đặc biệt ở trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
Cần lưu ý tới các dấu hiệu để phát hiện ra bệnh chân tay miệng sớm như sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da mọc mụn phổng nước ở các vị trí đặc biệt (họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…).
Ở giai đoạn trẻ mới mắc bệnh cha mẹ cần phải rất tinh ý mới phát hiện được ra bệnh.
Theo Helino
6 trẻ chết vì tay chân miệng, Bộ Y tế yêu cầu chống dịch khẩn
Cả nước đã ghi nhận 6 ca tử vong do tay chân miệng, Bộ Y tế yêu cầu tất cả các tỉnh thành tăng cường chống dịch khẩn.
Bộ Y tế cho biết, tính đến 1/10, cả nước đã có hơn 53.000 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phổ, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện.
Đáng lưu ý, đến nay đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam.
Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết, so với cùng kỳ năm 2017, số trường hợp mắc bệnh trên cả nước giảm 25%, số trường hợp nhập viện giảm 20%. Tuy nhiên, một số tỉnh, thành phố ghi nhận số bệnh nhân mắc tích lũy tăng cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Tây Ninh, Hà Nội.
Trẻ bị tay chân miệng nằm la liệt tại BV Nhi đồng 1, TP.HCM. Ảnh: Văn Đức
Riêng các tỉnh phía Nam, trong 2 tháng vừa qua, số ca bệnh tăng đột biến 50% so với các tháng trước đó. Tại TP.HCM mỗi tuần có hơn 300 ca nhập viện, các biệt có tuần lên đến gần 300. Tương tự, tại Đồng Nai từ đầu năm đến nay có hơn 4.000 ca mắc bệnh tay chân miệng, 90% là trẻ dưới 3 tuổi.
Bộ Y tế cho rằng dịch gia tăng trong thời gian qua do tính chất lây truyền, đặc biệt trong mùa tựu trường, học sinh đang tập trung vào năm học mới, đồng thời bệnh cũng chưa có vắc xin phòng bệnh.
Để hạn chế thấp nhất số trẻ mắc và tử vong, không để dịch bùng phát kéo dài, Bộ Y tế đề nghị tất cả các địa phương cần quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống dịch, tập trung tại vùng có số mắc cao, nguy cơ bùng phát dịch. Đồng thời tuyên truyền người dân thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và đồ chơi sạch.
Sở Y tế các tỉnh cần giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh để khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện...
Các bệnh viện cũng được yêu cầu tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, đặc biệt lưu ý bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng gây tử vong. Ngoài ra cần thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo, đặc biệt giữa tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi, viêm đường hô hấp...
Các trường học cần bảo đảm có xà phòng rửa tay, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày của trẻ. Các trường phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn.
Biểu hiện của bệnh gồm sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước, thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Song ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet.vn
Dịch tay chân miệng tăng đột biến, cha mẹ cảnh giác 2 dấu hiệu đặc biệt ở trẻ nhỏ Khi trẻ mắc tay chân miệng, trong khi thiu thiu ngủ thấy trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút, kèm sốt cao khó hạ trên 2 ngày thì phải lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế. Bệnh tay chân miệng có chiều hướng gia tăng Theo cảnh báo của các chuyên gia, hiện đang là thời điểm giao mùa...