Mẹ bầu có thể sinh ra những đứa trẻ bị khuyết tật trí tuệ nếu quá trình mang thai phát hiện 1 trong những vấn đề sau
Uống rượu trong khi mang thai cũng là một trong những nguyên nhân gây khuyết tật ở trẻ sơ sinh.
Mang thai là quãng thời gian tuyệt vời nhất trong cuộc đời của một người mẹ. Tuy nhiên, trong thời gian này, bạn cần phải chú ý đến tất cả những gì bạn ăn uống bởi những điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là não bộ. Ví dụ, nếu như bạn uống rượu trong khi mang thai, trẻ có thể mắc phải hội chứng nhiễm độc rượu ở thai nhi (fetal alcohol syndrome – FAS) và ảnh hưởng đến não của trẻ.
Những gì mẹ ăn uống, tiếp xúc hàng ngày trong khi mang thai có thể ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ (Ảnh minh họa)
Vì vậy, bạn luôn cần phải cẩn trọng trong suốt quá trình mang thai, dưới đây là 4 nguyên nhân hàng đầu gây khuyết tật trí tuệ ở trẻ sơ sinh.
1. Di truyền
Có rất nhiều tình trạng di truyền có thể làm chậm quá trình phát triển trí não của thai nhi trong suốt thai kỳ. Ví dụ: Các bệnh có tính kế thừa như: hội chứng Down, bệnh Phenylketonuria (rối loạn chuyển hóa do thiếu hụt enzim phenylalanine) và bệnh Tay-Sachs (rối loại di truyền do tổn thương tế bào thần kinh).
Khuyết tật bẩm sinh xảy ra khi cả cha và mẹ của trẻ đều mang gen bệnh. Điều quan trọng là cha mẹ phải thực hiện các cuộc kiểm tra tiền sản như siêu âm hay tư vấn di truyền trước khi sinh con. Điều đó sẽ giúp cho bạn nắm bắt rõ hơn về những khuyết tật có thể xảy ra và cách thức quản lý trong suốt thai kỳ.
Khi mang thai, bạn cần phải siêu âm và tham gia tư vấn di truyền để nắm rõ hơn về những khuyết tật có thể xảy ra ( Ảnh minh họa)
2. Bản thân người mẹ không được bảo vệ khỏi những chất độc hại
Mẹ tiếp xúc với chì, thủy ngân hoặc các chất độc khác có thể gây nguy hiểm cho thai nhi hoặc xuất hiện các khuyết tật trí tuệ. Các độc tố phổ biến nhất được xuất phát từ chính những nhu cầu của xã hội. Uống rượu, hút thuốc, hít khói thuốc thụ động hoặc uống thuốc là những nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật trí tuệ ở trẻ sơ sinh. Các bà mẹ nên tuân thủ những quy định nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với việc uống rượu vì nó có thể gây ra “hội chứng nhiễm độc rượu ở thai nhi” có thể kéo dài và ảnh hưởng kể cả đến khi trẻ trưởng thành.
Hội chứng nhiễm độc rượu ở thai nhi (FAS) là hiện tượng các tế bào não của trẻ trong tử cung bị tổ thương nghiêm trọng do loại rượu mà mẹ đã uống trong khi mang thai. Rượu nhanh chóng đi qua nhau thai và qua hàng rào máu não của trẻ. Sau đó, rượu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não của trẻ, máu của trẻ nhiễm đầy rượu như của mẹ.
Video đang HOT
Các bà mẹ nên tuân thủ những quy định nghiêm ngặt, đặc biệt là đối với việc uống rượu vì nó có thể gây ra “hội chứng nhiễm độc rượu ở thai nhi” (Ảnh minh họa).
Có rất nhiều ảnh hưởng mà rượu có thể tác động đến cơ thể của trẻ như:
- Gây thiểu năng trí tuệ.
- Giảm kích thước và trọng lượng cơ thể khi sinh.
- Dị tật bất thường trên mặt: dị tật mũi, mí mắt, môi và hàm.
- Các vấn đề liên quan đến tim, tiết niệu, hệ sinh dục, xương và cấu trúc cơ thể.
Một nghiên cứu mới trong năm 2018 của các chuyên gia cũng cho rằng, bất kỳ loại rượu nào cũng gây hại cho mẹ và bé trong khi mang thai.
Những đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi FAS khi lớn lên có thể sẽ gặp phải những vấn đề sau:
- Thiếu sự phối hợp.
- Dễ cáu kỉnh.
- Tăng động.
- Khả năng học ngôn ngữ kém.
- IQ dưới mức trung bình.
- Gặp khó khăn trong các mối quan hệ và khi đi học.
- Có xu hướng phạm tội và nghiện rượu.
3. Bệnh truyền nhiễm hoặc chấn thương
Một bà mẹ mang thai mắc phải các bệnh truyền nhiễm như viêm màng não hoặc sởi có thể sinh con bị thiểu năng trí tuệ. Khi không trực tiếp tác động, những bệnh truyền nhiễm trên có thể gây ra tình trạng tràn dịch màng não và gián tiếp dẫn đến bệnh thiểu năng trí tuệ ở trẻ.
4. Các biến chứng trong thai kỳ
Trẻ sinh non có nguy cơ gặp phải những hội chứng khuyết tật trong tương lai (Ảnh minh họa)
Trẻ bị thiếu oxy trong khi sinh có thể dẫn đến tổn thương não và khuyết tật trí tuệ. Những trẻ được sinh non cũng có những ảnh hưởng tương tự. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sinh non, tuy nhiên một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là co giật. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả mẹ và bé, nó làm hạn chế sự dẫn máu đến bào thai khiến em bé sinh ra phát triển kém hơn bình thường.
Theo Helino
Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Sức khỏe của mẹ trong ba tháng đầu mang thai là yếu tố vô cùng quan trọng vì lúc này thai nhi rất nhỏ và nhạy cảm. Dưới đây là những điều cần tránh, chị em cần biết để chăm sóc tốt hơn cho bản thân và cho bé yêu.
Mẹ bầu mang thai trong 3 tháng đầu không nên tiếp xúc với bức xạ nhiệt và các chất độc hại. Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể khi mang thai, nhuộm tóc hoặc sơn móng tay, móng chân có thể gây dị tật bẩm sinh và ảnh hưởng đến chỉ số IQ ở trẻ sau này.
Mẹ mới mang bầu không nên chạy nhảy, xoay người, gập người quá mạnh hoặc tập luyện thể thao quá sức với những bộ môn nguy hiểm. Mẹ bầu cũng không nên leo trèo cao hoặc nâng, bê, xách vật nặng.
Mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc bừa bãi, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, tránh uống thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thành phần thuốc có hại cho thai nhi.
Mẹ bầu mới mang thai nên chú ý tới tư thế ngồi, không nên ngồi xổm, ngồi trùng lưng, thõng vai, bắt chéo chân và không nên cúi lưng khi ngồi.
Việc đi lại cần nhẹ nhàng, từ tốn. Khi leo cầu thang, mẹ bầu nên bám vào thành vịn để duy trì sự cân bằng. Mẹ mới mang bầu cũng được khuyên không nên leo cầu thang quá nhiều.
Mẹ bầu cần kiêng đứng quá lâu hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột. Nếu công việc yêu cầu phải đứng, hãy tranh thủ đi lại và dành thời gian nghỉ ngơi 30 phút/lần. Việc đứng quá nhiều sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi và có thể gây sảy thai.
Hạn chế sử dụng nước lạnh để tắm, gội đầu và cũng không nên sử dụng nước quá nóng vì việc tăng nhiệt độ đột ngột trong cơ thể có thể khiến thai nhi bị dị tật.
Mẹ bầu cần chú ý không nên tập chung ở chỗ đông người đặc biệt nơi công cộng khi đang có dịch bệnh bởi có thể dễ dàng lây bệnh do sức đề kháng trong giai đoạn đầu thai nhi còn yếu.
Cần chú ý đến những thay đổi trong cơ thể đặc biệt là nhịp tim thai nhi. Nếu nhận thấy triệu chứng khó thở cần báo ngay cho bác sĩ.
Theo dõi cơ thể, bất cứ lúc nào trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu mà nhận thấy triệu chứng ra máu âm đạo, đau bụng... mẹ bầu cần nghỉ ngơi và đi khám bác sĩ ngay.
Phụ nữ mang thai bị thiếu máu, mang bầu đa thai, có tiền sử sảy thai, bị cao huyết áp... nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và thăm khám bác sĩ theo đúng lịch định kỳ. Những mẹ bầu này cũng nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng bệnh của mình để được theo dõi chặt chẽ hơn.
Mẹ bầu nên tránh ăn những thực phẩm không tốt cho cơ thể như thực phẩm tái sống, thực phẩm đóng hộp, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chưa tiệt trùng hoặc các thực phẩm gây co bóp tử cung dẫn đến sảy thai như: dứa, đu đủ xanh, rau răm, rau ngót, rau sam, ngải cứu, nước dừa...
Những mẹ bầu có tiền sử dọa sảy thai, chảy máu âm đạo, nhau tiền đạo, sinh non hay bất thường về nước ối cần kiêng kỵ việc quan hệ tình dục hoàn toàn trong 3 tháng đầu mang thai.
Mẹ bầu mới mang thai cũng nên giảm thời gian làm việc, tránh căng thẳng và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, đặc biệt với mẹ ốm nghén. Trong quá trình làm việc cần tránh đi lại quá nhiều, ôm đồm nhiều việc và làm việc khuya...
Tuyệt đối nói không với rượu bia và các loại nước uống có caffein, có cồn, có ga...
Theo www.phunutoday.vn
Tiết lộ 'thủ phạm' khiến ngày càng có nhiều trẻ em tự kỷ Mới đây, thông tin về việc thuốc trừ sâu khiến trẻ gia tăng nguy cơ bị tự kỷ đã khiến không ít các bậc làm cha làm mẹ vô cùng lo lắng. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ và Phần Lan đã chỉ ra rằng, khi thuốc trừ sâu tích tụ trong máu của người mẹ có thể...