Mẹ bầu bị đái tháo đường nguy hiểm khôn lường
Theo thạc sỹ – Bác sỹ Nguyễn Hữu Chức (Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang) đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose, được phát hiện trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ ở thai phụ không mắc sẵn đái tháo đường týp 1 hoặc 2…
Ảnh minh họa.
Bác sĩ Chức cho biết đái tháo đường thai kỳ nếu không được chẩn đoán và điều trị sẽ gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và thai nhi: trong thời kỳ mang thai, ngay sau sinh và lâu dài về sau.
Vì vậy, tất cả các thai phụ trong quá trình mang thai cần được sàng lọc và chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ, đặc biệt là ở nhóm thai phụ có nguy cơ cao.
Theo các nghiên cứu, khoảng 15% phụ nữ có thai có thể mắc đái tháo đường thai kỳ trên thế giới. Chủng tộc người châu Á có tỷ lệ mắc cao hơn các chủng tộc khác. Ở Đông Nam Á: 7,6% ở thai phụ có nguy cơ thấp, 31,5% ở thai phụ có nguy cơ cao.
Tần suất đái tháo đường thai kỳ cùng với đái tháo đường týp 2 ngày càng tăng.
Hiện tượng đái tháo đường thai kỳ do khi có thai, nhau thai mẹ tiết ra Lactogen, Estrogen, Prolactin gây ra hiện tượng tăng tiết insulin và kháng insulin. Nồng độ các hormone tăng dần, đạt đủ lớn để gây bệnh ở tuần thứ 24 – 28 thai kỳ.
Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng tới sự phát triển của thai. Ví dụ, ở ba tháng đầu thai kỳ: Đây là giai đoạn hình thành các cơ quan, khi đường máu của mẹ tăng sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện các dị tật bẩm sinh.
Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn phát triển và trưởng thành của các cơ quan, đặc biệt là não bộ của thai. Khi có ceton trong máu của mẹ sẽ ảnh hưởng lên trí tuệ của đứa trẻ về sau.
Video đang HOT
Ba tháng cuối: Đường máu của mẹ tăng làm tăng đường máu của con sẽ kích thích tụy thai tăng sản xuất insulin gây thai to.
Đái tháo đường thai kỳ rất nguy hiểm, bác sĩ Chức chia sẻ đối với người mẹ hậu quả trước mắt gây ra tăng huyết áp, nhiễm độc thai nghén, đa ối, sảy thai, thai lưu, đẻ non, nhiễm trùng tiết niệu, chấn thương tầng sinh môn, vết mổ rộng do thai to.
Hậu quả lâu dài của đái tháo đường thai kỳ đó là những bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ có nguy cơ bị đái tháo đường tuýp 2. Tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ ở những lần có thai sau.
Còn đối với thai nhi và trẻ sơ sinh người mẹ bị đái tháo đường tuyp 2 thai nhi có cân nặng lớn, thai chậm phát triển trong tử cung. Đái tháo đường thai kỳ gây suy hô hấp ở trẻ sơ sinh do bệnh màng trong, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết trong những ngày đầu sau đẻ, hạ calci máu, đa hồng cầu, tăng Billirubil máu, dị tật bẩm sinh: tim mạch, thần kinh.
Về lâu dài những đứa trẻ này thường có nguy cơ béo phì, kém phát triển trí tuệ và có nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2.
Bác sĩ Chức khuyến cáo đái tháo đường thai kỳ nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời mang đến nhiều biến chứng cho cả mẹ, thai nhi, trẻ sơ sinh trong thời kỳ mang thai, sau đẻ. Các biến chứng đều có thể dự phòng được nếu kiểm soát đường huyết tốt, do đó việc chẩn đoán và điều trị kịp thời là rất quan trọng.
Theo infonet
Biến chứng thường gặp của tiểu đường
Bệnh nhân có thể mắc bệnh về tim, mù lòa, suy thận, đột quỵ, cắt bỏ bộ phận cơ thể... thậm chí tử vong.
Với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn sức khỏe và dinh dưỡng cho hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường, Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà cho biết người bệnh có thể gặp các biến chứng dưới đây.
- Bệnh tim: Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 1,8 lần thông thường. Khi bị bệnh tim, nguy cơ tử vong cao hơn gấp 2-4 lần.
- Mắt: Tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người lớn. Có 28,5% bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh võng mạc dẫn đến mất thị lực. Một bác sĩ tại TP HCM chỉ ra, nhóm bệnh nhân này cũng có nguy cơ đục thủy tinh thể cao gấp 2-5 lần người bình thường, bệnh tăng nhãn áp cao khoảng 40%.
- Thận: Lượng đường trong máu tăng cao tạo nên gánh nặng cho thận vì phải đảm đương nhiệm vụ thanh lọc, đảm bảo thành phần của máu trở lại cân bằng. Áp lực tăng cao trong thời gian dài rất có thể dẫn đến bệnh suy thận, thận giai đoạn cuối. Lúc này, bệnh nhân cần được điều trị chạy thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc để duy trì cuộc sống.
- Cắt bỏ chi: Khi mắc tiểu đường trong nhiều năm, các mạch máu và dây thần kinh bị hư hại. Nếu bị thương sẽ rất khó lành. Thậm chí, khi không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến hoại tử, thậm chí đoạn chi. Có hơn 60% bệnh nhân tiểu đường phải cắt bỏ chi dưới.
- Đột quỵ: Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao gấp 1,5 lần và tử vong vì đột quỵ tăng 2-4 lần so với thông thường. Nguy cơ này tăng nhiều hơn ở người bệnh đái tháo đường khi kèm các yếu tố lớn tuổi, thừa cân, béo phì, hút thuốc lá, tăng huyết áp, bệnh tim, rối loạn lipid máu hay có tiền sử đột quỵ, cơn thoáng thiếu máu não...
Bệnh nhân tiểu đường có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Ảnh: Gulf News.
Khi máu có lượng đường quá mức cần thiết, não bộ sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất nhiều insulin hơn nhằm vận chuyển lượng đường dư thừa đến các vị trí khác trong cơ thể. Nồng độ insulin cao trong máu kích thích sản xuất IGF - yếu tố tăng trưởng giống insulin. IGF là hoạt chất đặc biệt chịu trách nhiệm cho sự phát triển của các cơ và mô. Nồng độ cao bất thường của IGF gây ra sự phát triển bất thường của một số tế bào - bước đầu hình thành nhiều loại u và ung thư.
Ngoài ra, tiểu đường làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh nướu răng, có thể dẫn đến rụng răng; biến chứng thai kỳ, tăng tính mẫn cảm với các bệnh khác, huyết áp cao, tử vong.
Để kịp thời có biện pháp chữa trị, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu của bệnh như: thường xuyên đi tiểu; cảm thấy khát và đói bụng cho dù vừa ăn xong; sụt cân nhanh bất thường; kiệt sức; choáng váng, hoa mắt; vết thương lâu lành; cảm giác đau nhức, tê tay chân...
Phòng chống và cải thiện tình trạng bệnh, người mắc tiểu đường có thể áp dụng các phương pháp được khuyến cáo bởi Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA): kiểm soát huyết áp, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cai thuốc lá, giữ cơ thể cân đối, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao, nghỉ ngơi thư giãn tinh thần...
Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà chia sẻ thêm, một trong những cách giúp phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ, dấu hiệu cũng như biến chứng tiểu đường là thực hành phương pháp dinh dưỡng Bimemo.
Bimeo được Tiến sĩ Biswaroop Roy Chowdhury (Ấn Độ) xây dựng dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học, công trình đoạt giải Nobel về lối sống, dinh dưỡng và bệnh tật. Nguyên tắc chính của Bimemo là ưu tiên thực phẩm giàu tính kiềm, oxy tươi và enzyme hỗ trợ tiêu hóa, đảm bảo đủ dinh dưỡng và năng lượng cho người tiểu đường mà không cần kiêng khem quá mức.
Tại Việt Nam, phương pháp này được Thạc sĩ Hồng Hà giảng dạy online qua https://ewiki.vnexpress.net/. Khóa học gồm 17 bài giảng video và tài liệu tổng hợp, với kiến thức thể hiện chi tiết, giúp học viên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân, cơ chế gây bệnh, những thói quen nên tránh, biện pháp về dinh dưỡng, xây dựng lối sống lành mạnh nhờ yoga, thiền định, từ đó hỗ trợ kiểm soát và cải thiện tình trạng tiểu đường.
Khóa học hữu ích cho người bệnh tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, mỡ trong máu, cao huyết áp), người muốn tìm hiểu về phương pháp Bimemo hoặc những người đang tìm kiếm phương pháp chăm sóc sức khỏe tự nhiên, giúp thoát khỏi lệ thuộc vào Insulin và các thuốc điều trị khác. Để tham gia khóa học, truy cập tại đây.
Hoài Nhơn
Theo VNE
Hạt mè giúp kiểm soát bệnh tiểu đường cực tốt Không chỉ giàu chất dinh dưỡng, hạt mè còn cực kỳ tốt cho người mắc bệnh tiểu đường vì các lý do dưới đây. Người mắc tiểu đường nên dùng hạt mè nhiều hơn. 1. Là nguồn protein thực vật phong phú Theo trang Healthline (Mỹ), hạt mè rất giàu protein thực vật được gọi là methionine và cysteine, hai loại protein này...