Mẹ bắt tôi “kiểm tra” bạn gái trước khi cưới xin
Tôi đang có chuyện phân vân muốn được bày tỏ cùng mọi người, bởi tôi không muốn sẽ gặp lại tình huống như anh trai mình.
Nhà tôi có hai anh em trai. Anh trai tôi đã lấy vợ được 5 năm nay, còn tôi thì dự định cuối năm cưới. Anh trai tôi và chị dâu làm đám cưới nhưng mãi 2 năm sau mới có tin vui. Nhưng không ngờ đến tháng thứ 3, chị dâu tôi bị sảy thai.
Ảnh minh họa: IE
Sau đó, chị dâu tôi lại bị sảy thai 2 lần nữa, đã thế lại còn nhiều bệnh. Cơ thể suy nhược, chị trở nên ốm yếu, xanh xao, chẳng đi làm được, chỉ ở nhà làm mấy việc lặt vặt.
Bố mẹ tôi dù rất yêu thương con dâu, song cũng không tránh khỏi điều ra tiếng vào về chuyện chưa có cháu nối dõi tông đường. Tình hình như một đám mây u ám bao trùm cả gia đình. Chị dâu tôi khóc lên khóc xuống.
Đến lần thứ 4, rồi ông trời cũng thương anh chị. Chị vượt cạn sinh được bé trai kháu khỉnh nặng 3kg khiến cả gia đình tôi vỡ òa trong niềm vui, hạnh phúc. Tuy nhiên, đứa trẻ lại bị tắc tuyến lệ. Thế nên hết 3 tháng cữ, vợ chồng anh chị và con rồng rắn lên Hà Nội chữa bệnh và mất hơn 1 tháng.
Video đang HOT
Chữa khỏi xong mắt cho con, chị dâu tôi lại phát hiện ra u nang buồng trứng và phải mổ. Đứa bé chưa đầy 1 năm đã phải cai sữa và uống sữa ngoài.
Thấy chuyện con cái của anh trai tôi long đong vất vả, bố mẹ tôi quay sang dặn dò tôi: “Sau này lấy vợ, con phải thử “máy móc” trước khi cưới, xem nó có bị hỏng hóc cái gì không, đừng để như anh mày, khổ lắm con ạ”. Lúc đó tôi chẳng có tâm trạng nên tôi cũng chỉ ậm ừ cho qua chuyện.
Tuy nhiên, từ khi tôi đưa người yêu về ra mắt gia đình, và dự định cuối năm nay cưới thì mẹ tôi càng nói chuyện này nhiều hơn: “Phải thử trước nhớ chưa con. Đừng như anh mày, làm cả gia đình khổ”.
Rất nhiều bạn bè, người quen cũng nửa đùa nửa thật với tôi là trước khi cưới nên “thử” trước xem quan hệ tình dục có hòa hợp không, và quan trọng nhất là cô ấy có thể mang thai, sinh nở không. Nếu có thai được thì tốt quá vì “đằng nào chả cưới, sợ gì tai tiếng nữa”.
Người yêu tôi làm kế toán. Em kém tôi 3 tuổi, rất dịu dàng và hiền thục.
Chúng tôi yêu nhau được 1 năm, vui buồn đều có, thậm chí có cả nước mắt. Những lúc giận nhau đôi khi nóng nảy chợt lỡ nói chia tay nhưng sáng mở mắt ra mới thấy hai đứa không thể xa nhau được.
Chúng tôi yêu nhau tha thiết nhưng biết dừng ở giới hạn chừng mực. Trong khi đó người yêu tôi tuy còn trẻ nhưng suy nghĩ lại chẳng hề phóng khoáng. Em muốn chúng tôi giữ gìn cho đêm tân hôn.
Thú thực, sau chuyện anh trai và chị dâu, tôi cũng thấy rùng mình khi nghĩ đến một ngày nào đó lại rơi vào tình cảnh giống anh ấy, phải long đong lận đận vì vợ, và con cái.
Tôi rất phân vân, không biết có nên nghe lời mẹ không?
Theo Khoa học & Đời sống
Những lưu ý khi chị em bị đau ngực
Đau ở ngực do hai bệnh lý. Một là u sợi tuyến vú; Hai là bệnh thay đổi sợi bọc ở vú, gây đau.
Bộ ngực luôn là "điểm nhấn" ấn tượng trên cơ thể của người phụ nữ. Rất nhiều chị em lo âu khi vòng một của mình có số đo khiêm tốn. Ngược lại, không ít người, sau những lần sinh nở, lại ngỡ ngàng khi bộ ngực của mình bị tác động quá nhiều bởi "lực hút của trái đất".
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của bác sĩ, một bộ ngực đẹp, trước tiên phải đạt tiêu chuẩn không viêm, không đau, tóm lại là khỏe mạnh. Mặc dù đã có nhiều thông tin về sức khỏe bộ ngực, thế nhưng phần đông phụ nữ vẫn "mù" kiến thức trong lĩnh vực này.
Bác sĩ Trần Thị Vân Anh, giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, chuyên khám sản phụ khoa - vú, qua kinh nghiệm thăm khám, bà nhận thấy:
Nhiều người bị viêm vú sau khi sinh, dù chuyện này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Ngay từ lúc sản phụ có thai, núm vú của bà mẹ tương lai cần được làm vệ sinh thường xuyên. Massage vú trước khi cho con bú là việc rất dễ làm, nhưng ít có bà mẹ nào thực hiện, vì vội vàng khi nghe con khóc, vì không có thói quen, hoặc cho con bú ở chỗ có người lạ...
Chăm sóc và vệ sinh núm vú, sẽ ngăn ngừa được tình trạng tắt tia sữa, dẫn đến hiện tượng viêm tuyến vú, áp-xe vú. Khi một bên vú bị viêm, vú còn lại, em bé cũng không thể bú, vì vi khuẩn đã vào máu, ảnh hưởng xấu đến nguồn sữa.
Vấn đề phổ biến khác mà giới nữ hay mắc phải là bị đau vú. Vì thiếu hiểu biết, nên đa số chị em rất sợ hãi, lo lắng. Theo thống kê của chuyên khoa ung thư, ở phụ nữ, đứng hàng đầu là ung thư tử cung, nhưng nay ung thư vú đã chiếm vị trí này. Vì thế, khi cảm thấy đau ngực, chị em liền nghĩ đến chuyện bị ung thư.
Thực ra, nỗi sợ hãi của họ gây tổn hại cho sức khỏe, tinh thần còn nhiều hơn là nỗi đau thể chất. Nhiều người ngại, không dám đi khám, hoặc đi khám không đúng chỗ, bị "vẽ", lại càng sợ. Thật ra, ung thư vú không gây đau ở ngực. Nhiều người không biết chi tiết này nên tốn rất nhiều năng lượng cho... những suy nghĩ tiêu cực.
Đau ở ngực do hai bệnh lý. Một là u sợi tuyến vú, bệnh này không điều trị bằng thuốc, chỉ mổ lấy khối u, và đây là u lành. Hai là bệnh thay đổi sợi bọc ở vú, gây đau, nhưng không cần mổ, chỉ uống thuốc điều trị. Vì ung thư vú không gây đau, nên người mắc bệnh "không biết đâu mà phát hiện".
Không chỉ phụ nữ, mà ngay cả nam giới, nếu có người nhà bị ung thư vú, thì không nên chủ quan. Bởi loại ung thư này có tính di truyền rất cao. Tốt nhất, cứ ba tháng nên đi khám một lần. Phụ nữ sau 40 tuổi, chụp nhũ ảnh mỗi năm một lần. Phát hiện bệnh sớm, điều trị sớm, người bệnh sẽ đỡ tốn kinh phí, công sức, và đặc biệt là bớt rối loạn tâm lý.
Theo Phụ nữ
Có nên quan hệ tình dục khi mang thai? Việc mang thai và sinh nở làm cho người phụ nữ mệt mỏi và lo lắng dẫn đến việc e dè , thậm chí kiêng quan hệ tình dục khi có thai hoặc sau khi sinh. Vậy việc đó có thực sự cần thiết hay không? Có an toàn không khi làm chuyện ấy? Trong thực tế, quan hệ tình dục an toàn...