Mẹ bắt con trai lấy vợ và câu chuyện khiến ai nghe cũng ‘phát cuồng’ sau lời dọa dẫm: ‘Mày không cưới mày chết với tao’
Bất cứ ai nghe đoạn hội thoại của bố mẹ Đạt chắc cũng phát cuồng vì độ đáng yêu của họ.
“Thanh niên ế” đã trở thành cụm từ trend mạng xã hội. Có muôn vàn câu chuyện “ế” dưới góc nhìn hài hước được chia sẻ trên các diễn đàn mà phụ huynh luôn chiếm spotlight. Đa phần các bậc cha mẹ thấy con cái đến tuổi lập gia đình mà vẫn “phòng không nhà trống” thì sốt ruột chả khác nào có chiếc quạt hỏng trong nhà.
Mẹ làm biển “rao bán” con trai, bố ném cả quần áo con ra khỏi nhà chỉ vì tội “không chịu lấy vợ”… bao câu chuyện thú vị dở khóc dở cười được đăng tải khá nhiều trên mạng xã hội.
Mới đây, chàng trai Nguyễn Thành Đạt ngót nghét 30 mùa xuân đã lên group khoe: “Thế là tao nghe lời mẹ tao tháng 10 lấy vợ thật rồi chúng mày ạ. Chúng mày chúc mừng tao đi”. Dòng trạng thái cực ngắn kèm 1 bức ảnh cưới và đoạn video tranh luận của 2 vị phụ huynh mà bài đăng của Đạt nhận về 12k like cùng vô số bình luận.
Bài đăng của Thành Đạt
Nỗi lòng canh cánh của cha mẹ nhưng lại khiến giới trẻ thấy đáng yêu vô cùng
Các cụ vẫn nói: “Cưới vợ phải cưới liền tay”. Có lẽ thấm nhuần tư tưởng ấy nên mẹ Đạt rất sốt sắng việc con trai kết hôn. Đoạn clip tranh luận giữa nhị vị phụ huynh khiến rất nhiều người thích thú.
“- Đúng, bà là mẹ của nó, tôi là bố của nó nhưng quyền tối cao nhất là vợ chồng chúng nó. Nó thích cưới là mình phải theo chúng nó.
- Không, 6 năm rồi… chờ có đến già. Bằng giá nào tháng 10 năm nay mày cưới, không mày không xong với tao. Thế thôi! Tao lo cho mày, mày phải cưới… phải cưới cho nó xong. Dứt điểm tháng 10 năm nay tôi phải cưới vợ cho nó.
-… Nó không lấy thì bà cưới làm sao, ơ bà dở hơi à.
- Tôi phải cưới cho nó, mày không cưới mày chết với tao”.
Bất cứ ai nghe đoạn hội thoại của bố mẹ Đạt chắc cũng phát cuồng vì độ đáng yêu của họ. Mỗi người 1 quan điểm, bố Đạt thì tư tưởng hiện đại hơn nhưng mẹ anh vì lo cho con cái mà thái độ rất dứt khoát.
Video đang HOT
Chia sẻ thêm về câu chuyện đằng sau đoạn clip ngắn ấy, Đạt cho biết: “Tại cả Tết mẹ mình cứ bảo mình lấy vợ. Mình phải trốn mẹ mình. Nguồn gốc cái clip ý là vì không trốn được nữa rồi nên mẹ mình yêu cầu họp gia đình. Cũng tại mình và bạn gái yêu nhau được 6 năm rồi. Nhưng do công việc của 2 vợ chồng mình chưa ổn định, với lại vợ chồng mình muốn tự lo đám cưới không phải để bố mẹ vất vả nữa chứ không phải là không muốn cưới”.
Điều khiến Đạt vui nhất là cuối cùng anh cũng làm cho mẹ vui. “Thật ra mẹ mình lúc ý thì căng thẳng thế thôi chứ bà rất hiền và chiều con cái. Mẹ mình muốn mình cưới rồi sinh con cái xong ổn định để làm ăn. Mình cũng nghĩ bây giờ mình lớn rồi không muốn mẹ phải buồn nữa nên 2 vợ chồng mình quyết định lấy nhau đúng tháng mẹ mình muốn luôn”, Đạt trải lòng.
Mối tình 6 năm bên nhau từ những ngày gian khó
Đạt và Mây đã có 1 khoảng thời gian không phải quá dài nhưng đủ để họ cùng nhau trải qua bao thăng trầm cuộc sống, cùng cười, cùng khóc, cùng trưởng thành. Khác với vẻ bóng bẩy, sang chảnh hiện tại, 2 người họ đã đến với nhau từ lúc Đạt “trắng tay”.
Bà mẹ đáng yêu nhất “vịnh Bắc Bộ”
Chú rể mới nhớ lại những ngày tháng cơ cực nhất và cô ấy đến với anh như 1 cơn gió mát: “Mình gặp vợ mình từ khi bố mẹ mình ở bên nước ngoài làm ăn bị thua lỗ. Lúc ý mình đang bị khủng hoảng tinh thần, suy sụp không biết làm ăn gì, bắt đầu từ đâu. Bấy giờ mình hay tâm sự với vợ mình những chuyện của bản thân. Thấy cô ý đồng cảm và thương mình thật sự thế là 2 đứa bắt đầu yêu nhau.
Cặp đôi Đạt – Mây
Lúc mới yêu nhau khổ lắm không có tiền nhưng 2 đứa lại máu kiếm tiền thế là đi vay mượn được khoảng 30, 40 triệu ra ngoài chợ mở cửa hàng đồng hồ. Rồi cứ vậy 2 đứa tự mua chung cư, mua xe. Nói chung bọn mình yêu nhau vất vả lắm nhưng sau tất cả bọn mình vẫn vượt qua được hết”.
Đạt không kể quá nhiều tiểu tiết về quá trình anh yêu Mây. Tất cả chỉ gói gọn trong 2 từ “vất vả” nhưng rồi vì tình yêu, vì nỗ lực không ngừng họ đã có được thành quả lớn.
Tất nhiên là bà mẹ ấy rất ưng cô con dâu đảm đang, tháo vát. Có lần Đạt trêu mẹ không lấy Mây nữa mà bà phản ứng gắt: “Mày không lấy nó thì đừng gọi mẹ là mẹ nữa”. Và đáp lại sự mong chờ của bà mẹ hết lòng vì con cái, Đạt đã cho bà 1 cái kết viên mãn của tình yêu và lòng hiếu thảo.
Còn với người con gái bên anh từ lúc khốn khó nhất, ngày chung đôi anh chỉ muốn thủ thỉ: “Em vất vả vì anh quá nhiều rồi. Đến bây giờ chỉ cần em vui thôi, mọi âu lo cuộc đời này anh xin nhận hết”.
Chẳng cần dài dòng, hoa mỹ, Đạt muốn nhắn nhủ tới mọi người: “Khi chúng ta có một mục đích sống dựa trên nền tảng của tình yêu thì đó là một đảm bảo vững chắc để cuộc đời ta có ý nghĩa”.
Trường đời
- Mai, tao mua nhà rồi...
Đầu dây bên kia là giọng nói đầy mệt mỏi và chán chường của Hà, cô bạn thân của tôi. Thông thường thì việc mua nhà đối với một đời người là một chuyện hệ trọng, chuyện vui như ông bà mình đã từng đúc kết có ba việc quan trọng nhất là "Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà", thế nhưng giọng Hà lại chùng xuống như một nốt trầm đầy nước mắt. Tôi thắc mắc:
- Mày mua ở đâu vậy, sao mà mua nhanh thế.
- Tao mua đại một căn hộ chung cư ở gần nhà. Tao dọn đến ở luôn rồi...
Đầu dây bên kia là tiếng nói như nghẹn lại và bạn tôi cúp máy. Tôi đoán Hà đang khóc. Tại sao cô bạn của tôi có nhà mà không chịu, ở lại phải đi mua căn hộ chung cư? Tôi vội vã thay đồ chạy đến và đầu óc quay cuồng với bao dòng hồi ức.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
Chúng tôi là bạn thân từ hồi cùng học đại học rồi ra trường, lại cùng dạy chung một trường nên chuyện vui chuyện buồn gì của nhau cũng đều san sẻ. Chồng Hà mất trong một tai nạn giao thông nên tất cả lẽ sống của bạn chính là con trai của họ. Con trai là động lực để Hà tự đứng lên trong khổ đau, vượt qua bao dông tố, thăng trầm của cuộc đời và chắt chiu tất cả để nuôi con. Hà đã từng cảm ơn trời Phật đã thương cô mà cho một đứa con làm điểm tựa cho mình giữa cuộc đời. Con trai quấn quýt bên mẹ và học giỏi để Hà luôn có niềm kiêu hãnh.
Rồi con trai cưới vợ. Con dâu của Hà lại là con một của một gia đình khá giả ở TP.HCM. Hà đã từng tự hào khi khoe hình con dâu đẹp như người mẫu và gia đình sui gia giàu có, rất văn minh, hiện đại. Cả trường tôi đều mừng cho Hà, đều cho rằng chồng Hà đã phù hộ và bù đắp cho bao nỗi vất vả của cô. Chúng tôi đi dự lễ cưới của con Hà ở một nhà hàng sang trọng tại quận nhất và đều mừng cho cô bạn vốn hiền lành, nhẫn nhịn của mình. Ai cũng nói cô con dâu của Hà sẽ sướng nhất trần gian vì có được người mẹ chồng vừa hiền lại vừa rất tâm lý. Ở trường, Hà được bao nhiêu học trò thương cũng vì tính nết hiền hậu ấy. Trong lễ cưới, gương mặt bạn tôi cứ ngời ngời niềm hạnh phúc vô biên với nụ cười bừng sáng. Sau lễ cưới, Hà vẫn giữ nụ cười hạnh phúc ấy mỗi khi đến trường nhưng đôi mắt đẹp của bạn không còn sự lấp lánh nữa. Và đến khi chỉ còn hai chúng tôi, đôi mắt ấy mới ầng ậc nước.
- Tao mất con trai rồi...
- Cứ từ từ, chuyện đâu còn có đó. Hồi xưa học tâm lý học, mày là đứa giỏi nhất mà. Tao hiểu tâm trạng của bà mẹ chồng quá yêu con trai như mày. Mày hụt hẫng khi thấy con không quan tâm đến mày bằng vợ nó phải không?
- Không, tao không rơi vào trạng thái tâm lý ấy. Tao không ghen với con dâu nhưng tao có cảm tưởng con trai tao đã thành một người khác mất rồi.
Thế rồi bà mẹ chồng khóc lóc kể lể như một cô con dâu mới về nhà chồng bị mẹ chồng ức hiếp.
Nhà chỉ có ba mẹ con nhưng họ không có bữa ăn gia đình. Buổi sáng, Hà thức dậy đi chợ, nấu ăn như bao năm nay cô vẫn làm. Thương con dâu phải đi làm cả ngày nên Hà chẳng nề hà gì việc đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa. Con dâu cũng là con nên chỉ thêm cái chén, đôi đũa thôi. Với lại vì hạnh phúc của con nên chị muốn chúng được tự do trong không gian riêng tư và hạnh phúc ngọt ngào của đôi uyên ương. Buổi trưa Hà đi dạy về thì các con chưa về. Chúng đem cơm theo và ăn ở công ty. Chị ăn một mình. Buổi tối, chị hì hục nấu nướng những món ăn mới cho các con nhưng chờ đợi mãi mới thấy con trai nhắn, chúng đi ăn tối ở đâu đó. Hà lại ăn một mình cùng với tiếng thở dài cố nuốt vào bên trong. Những ngày nghỉ, nếu không về bên vợ thì chúng ăn ở nhà. Vừa ăn chúng vừa cười đùa với những câu chuyện về những người bạn, về công ty. Hà vừa ăn vừa nghe như một người vô hình. Chỉ cần con dâu hơi mệt là con trai lại bưng mâm cơm lên lầu để cả hai cùng ăn còn mẹ ăn hay chưa chỉ là câu hỏi hời hợt, chiếu lệ... Những buổi tâm tình của hai mẹ con cứ thưa dần và Hà cứ lặng lẽ như cái bóng ngay trong chính căn nhà của mình.
Đỉnh điểm của mâu thuẫn lại là chuyện nuôi thú cưng của con dâu. Biết chị dị ứng với lông chó mèo nhưng con dâu vẫn mua về một con chó khá mắc tiền. Con trai lại là người giải thích rằng chúng sẽ dung hòa bằng cách nuôi trên sân thượng nên mẹ không sợ bị dị ứng. Chúng hăm hở phân công nhau việc cho Cún ăn, dọn dẹp vệ sinh nhưng mọi việc được vài ngày thì cũng đến tay chị. Mùi hôi của Cún buộc chị phải tắm cho nó. Mùi hôi của phân và nước tiểu của nó buộc chị phải dọn dẹp vì các con đi từ sáng đến tối mới về. Rồi chị phải vào bệnh viện điều trị bệnh hen suyễn tái phát nhưng con dâu vẫn kiên quyết nuôi. Nó cằn nhằn rằng mẹ cứ lo những chuyện bao đồng. Sân thượng có hôi cũng có ảnh hưởng gì đến nhà cửa đâu. Rằng mẹ đừng bao giờ tắm cho chó nữa...
- Mày coi, đến con chó của nó, tao cũng không được rờ tới nữa thì đừng nói gì đến cháu nội của mình.
- Thì càng khỏe chứ sao. Ngày xưa mày nuôi con vất vả quá mà. Tao còn nhớ mày xin dạy buổi chiều để buổi sáng đút cơm cho con. Thằng bé khó ăn nên mày ẵm con đi khắp nơi miễn là con ăn hết chén cơm. Có năm còn xin nghỉ không ăn lương để ở nhà chăm con.
- Ừ, vậy mà bây giờ nhắc lại, tụi nó nói rằng chừng nữa có cháu, mẹ cứ để tụi con nuôi theo phương pháp mới. Mẹ khỏi vất vả. Mà có ai muốn vất vả như vậy đâu. Nếu nó không ăn vài bữa là bệnh. Lúc ấy, tiền lương còm của tụi mình đâu có đủ đưa con đi bác sĩ đâu. Tao phải mượn tiền mày để mua viên thuốc ho cho con đó, mày nhớ không?
Giọng Hà nức nở, nghẹn ngào. Và những bữa cơm gia đình hầu như không còn nữa. Chị ăn cơm một mình và đồ ăn hâm đi hâm lại để một mình chị ăn. Con trai và con dâu thường xuyên ăn ở ngoài... Chị thường xuyên mất ngủ mà con trai không hề hay biết. Chị bị stress nặng đến mức phải tìm đến bác sĩ tâm lý và việc cho con cái ở riêng là giải pháp mà bác sĩ đã gợi ý cho chị. Ngày chị dọn ra khỏi nhà cũng chỉ có một mình. Con trai đi công tác, còn con dâu đi làm. Chị cũng không hề nói lý do chuyển ra ngoài ở.
- Sao mày không cho tụi nó ra ngoài mà mày phải ra ngoài ở chứ.
- Tao không muốn xáo trộn cuộc sống của tụi nó. Với lại căn nhà này trước sau gì cũng cho tụi nó nên tao ra ngoài hợp lý hơn. Tao chọn căn hộ gần nhà để tiện qua lại nấu nướng, dọn dẹp cho tụi nó...
Tôi chỉ biết trầm ngâm nắm tay bạn. Nhìn Hà ngồi phệt xuống đất giữa đám đồ đạc ngổn ngang, tôi hiểu nỗi đau trong bạn không thể dùng ngôn từ chuyển tải được. Cái phút giây Hà xách khăn gói ra đi, khóa cửa ngôi nhà mà cô và chồng đã chắt chiu dành dụm, vay mượn mọi người để cất lên khiến chị như tê dại. Bỗng nhiên tôi lại nhớ tới câu ca dao mà ngày xưa bạn đã dành cả tuổi thanh xuân để ru con lại vang lên khắc khoải:
"Ví dầu cầu ván đóng đinh
Cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi
Khó đi mẹ dẫn con đi
Con đi trường học, mẹ đi trường đời...".
Cái trường đời này sao mà gập ghềnh bao khúc uốn quanh co thế nhỉ?
Mùa Vu Lan 2019
Em sẽ là người mẹ thông minh, người vợ biết điều Em được sinh ra ở miền Trung nắng gió trong một gia đình không mấy khá giả nhưng bố mẹ hết lòng vì con cái. Hết lớp 12 em học và làm ở Biên Hoà, cũng ngót nghét 12 năm rồi. Em là cô gái hiền khi cần hiền và cứng cỏi khi cần cứng cỏi, sống tự lập; dễ gần, ấm áp,...