Mẹ 9x trải nghiệm hành trình mang thai qua những lần sinh – tử trong gang tấc, lên bàn mổ với 2 chân tê liệt không thể đi lại
Giây phút được ôm con vào lòng để da tiếp da khiến người mẹ trẻ nghẹn ngào hạnh phúc sau khi trải qua hành trình mang thai đầy gian nan.
Đó là câu chuyện cảm động của mẹ bỉm sữa Trần Thị Vân (27 tuổi, ở thị trấn Nam Phước – Duy Xuyên – Quảng Nam).
Chị Vân chia sẻ, vợ chồng chị cưới nhau từ năm 2017 và có bầu ngay trong tháng cưới. Lúc thử que 2 vạch, hai vợ chồng đều hạnh phúc lắm. Song hành trình mang thai của chị thật sự gian nan, vất vả vô cùng.
Thai được 4 tháng đúng vào dịp tết, hai chồng chị Vân chở nhau đi chúc tết bà con, không may bị người ta đâm phải, ngã lăn ra đường, người trầy xước hết. May mắn thai nhi không bị ảnh hưởng.
Được phen hú hồn, từ đó việc đi lại chị rất hạn chế. Song tới tháng thứ 9, còn đúng một tuần trước ngày dự kiến sinh, bà mẹ xứ Quảng bất ngờ bị co giật tới tím tái người ngợm, chân tay co quắp phải vào viện cấp cứu giữa đêm. Bác sĩ chẩn đoán chị có dấu hiệu của tiền sản giật, cũng may vào viện cấp cứu kịp thời nếu không tính mạng của 2 mẹ con đều gặp nguy hiểm.
Hai mẹ con chị Vân.
Sau hơn tiếng trong phòng cấp cứu chị mới hồi tỉnh. Thật may, bác sĩ thông báo em bé vẫn bình an trong bụng mẹ, khi ấy chị Vân mới thở phào nhẹ nhõm được phần nào.
Yên tâm về nhà đợi ngày trở dạ, vậy mà 4 ngày trước sinh, chị bị tê liệt 2 chân không tự đi lại được. Hoảng quá, chị khóc ầm gọi người thân và một lần nữa lại được đưa vào viện. Bác sĩ nói do thai kì vào những ngày cuối trọng lượng lớn hơn tạo áp lực lên khung xương chậu của chị Vân gây đau tê phần nửa thân người dưới. Thực ra rất nhiều bà bầu mang thai gặp phải vấn đề đau xương chậu, đau lưng như chị. Song do cơ địa riêng, sẽ có người đau ít hơn, người đau nhiều hơn. Chị Vân kém may hơn lại rơi vào số người bị đau nhiều, nên bác sĩ động viên cô cùng người nhà không có gì phải lo lắng quá.
Nghe bác sĩ nói, tinh thần chị cũng được trấn an thêm một chút, bởi lo cho mình thì ít lo cho con thì nhiều. Chị Vân bảo khi ấy, chị chỉ thương con, lo nếu có chuyện gì xấu đến với em bé chắc sẽ không sống nổi.
2 ngày trời nằm bất động, đến quần áo không tự thay được, vệ sinh nặng nhẹ đều phải nhờ người thân giúp. Mẹ đẻ chị Vân nhìn con gái thương chảy nước mắt mà không biết làm sao.
Bước sang ngày thứ 3, chị Vân được bác sĩ chỉ định cho mổ bắt lấy con. Bác sĩ nói lẽ ra chị có thể sinh thường một cách dễ dàng vì siêu âm con tầm trên dưới 3kg một chút. Song vì tình hình sức khỏe như vậy, họ buộc phải chỉ định mổ.
Video đang HOT
Hoang mang lo lắng, lên bàn mổ bà mẹ trẻ vẫn luôn miệng cầu nguyện cho con được bình an. Nhưng lúc em bé được đưa ra khỏi bụng mẹ, người ngợm bé lại tím tái, dính đầy phân su như thể đi tắm bùn về khiến cả ê kip bác sĩ nhìn con mà xót ruột bảo: “Cũng may mổ lấy thai kịp, muộn chút nữa không biết hậu quả thế nào”.
Bé Bống 15 tháng hoạt bát, thông mình và rất quấn mẹ.
Giây phút được ôm con da tiếp da khiến mẹ 9x hạnh phúc nghẹn ngào. Bà mẹ trẻ này chia sẻ rằng, khi ấy nhìn con lành lặn, khỏe mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác chị mới thật sự thấy yên tâm.
Con chào đời an toàn, vấn đề còn lại là sức khỏe của mẹ. Không cử động được 2 chân, rời bàn đẻ về phòng hồi sức sau sinh, chị nằm bất động 1 chỗ, vừa đau vết mổ, vừa đau rời rã 2 chân. Chị kể cực nhất là thương con mà chẳng thể ngồi dậy cho con bú. Những lúc con khóc, không thể tự tay ẵm con dỗ dành, trong khi nhìn sang các giường bên thấy mẹ nào con ấy quấn quýt cho nhau ti mà chị tủi thân tràn nước mắt.
Song cũng chính vì thương con nên chị càng quyết tâm tập đi lại bằng mọi giá. Những ngày đầu bước xuống giường sinh là những ngày khó khăn, đau đớn nhất. Nước mắt rơi theo mỗi bước chân người mẹ. Tập tễnh dò dẫm từng bước. Đau đớn như muốn khuỵu gục, nhưng vì con, chị Vân lại nghiến răng cố gắng. Xuất viện về, chị cứ kiên trì vịn tường đi từng bước. Cuối cùng, sau 2 tháng bà mẹ trẻ đã đi lại được 1 cách bình thường.
Vợ chồng chị Vân hạnh phúc bên con gái.
Hơn năm trôi qua, con gái chị Vân cũng đã cứng cáp, khỏe mạnh thông minh khiến mẹ được an ủi rất nhiều.
Nhìn con thơ lớn lên từng ngày, bà mẹ xứ Quảng mỉm cười tâm sự: “Trải qua những lần sinh tử trong gang tấc Vân mới hiểu được tình mẹ thương con lớn cỡ nào. Giờ với Vân không gì quý giá bằng sức khỏe và sự trưởng thành của con gái. Vân chỉ cầu mong ông trời thương cho cả gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc bên nhau. Với Vân như thế là quá đủ. Còn cuộc sống có khó khăn tới đâu, có con làm động lực ở bên, mình sẽ gắng vượt qua được hết”.
Theo Helino
Thai nhi chết lưu dù vẫn phát triển đủ tháng bởi một nguyên nhân nguy hiểm, nhiều mẹ bầu không nên lơ là
Sau khi nhập viện và được các bác sĩ tiến hành thăm khám, siêu âm, làm các xét nghiệm... sản phụ được chẩn đoán thai nhi chết lưu trong bụng ở tuần thứ 38.
Thai nhi chết lưu do chậm phát triển
Theo thông tin từ Khoa Sản Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, đã tiếp nhận 1 trường hợp sản phụ tên Bế Thị N, sinh năm 1994, đến từ Mạo Khê, Đông Triều (thành phố Quảng Ninh) mang thai lần thứ 3. Sản phụ viện trong tình trạng mang thai 9 tháng bị đau bụng, ra máu âm đạo. Trước đó khoảng 1 tháng sản phụ có đi siêu âm kiểm tra thai kỳ nhưng chưa phát hiện dấu hiệu bất thường.
Sau khi nhập viện các bác sĩ đã tiến hành thăm khám, siêu âm, làm các xét nghiệm sản phụ được chẩn đoán thai nhi đã chết lưu ở tuần thứ 38. Cũng theo bác sĩ mặc dù thai nhi đã đủ tháng nhưng bị chậm phát triển và chỉ nặng có 1700gr, đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến thai chết lưu.
Đây là trường hợp đáng tiếc cho sản phụ và gia đình vì đã không được khám chẩn đoán sớm tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung, để có chỉ định can thiệp kịp thời tránh được tình trạngthai nhi chết lưu.
Thai nhi bị suy dinh dưỡng trong bụng mẹ có nguy cơ mắc bệnh và tử vong cao hơn những trẻ khác (Ảnh minh họa).
Theo Ths.Bs CKII Nguyễn Thị Thu Hường - Trưởng Khoa Sản bệnh viện cho biết,tình trạngthai nhi chậm phát triển trong tử cung xảy ra với khoảng 3 - 5% trường hợp mang thai. Đây là tình trạng thai bị suy dinh dưỡng ngay khi nằm trong bụng mẹ, những em bé này sẽ bị chậm phát triển, nguy cơ mắc bệnh cao hơn các trẻ khác và có thể tử vong. Vì vậy các cặp vợ chồng cần hiểu đúng về bệnh để có thể dự phòng và điều trị sớm.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, nguyên nhân dẫn đến việc thai nhi bị chậm phát triển trong thời gian mang thai có thể kể đến:
- Sản phụ mắc các bệnh như tăng huyết áp, tiền sản giật, các bệnh lý về thận, tiểu đường, các bệnh lý liên quan đến hồng cầu.
- Sản phụ có hút thuốc, nghiện rượu.
- Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại.
- Đặc biệt là các sản phụ trong quá trình mang thai mắc các bệnh lý nhiễm trùng, virus, vi khuẩn, kí sinh trùng...
Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường khuyến cáo các sản phụ khi mang thai cần đến các cơ sở y tế để khám, kiểm tra và tư vấn về chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi. Nếu có sử dụng thì nên từ bỏ thói quen hút thuốc, uống rượu. Cần khám và quản lý thai nghén thật tốt. Khi khám thai không chỉ siêu âm thai mà còn cần được thăm khám lâm sàng, đo mạch, huyết áp và làm các xét nghiêm để chẩn đoán sớm các bệnh lý trên. Từ đó có thể dự phòng thai chậm phát triển cũng như chẩn đoán sớm, theo dõi, chỉ định can thiệp kịp thời tại những cơ sở y tế uy tín để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Suy dinh dưỡng bào thai sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển sau này của trẻ
Theo các chuyên gia y tế, trong thời kỳ mang thai nếu bà mẹ ăn uống không đầy đủ, làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý hoặc bị đau ốm bệnh tật sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai. Dẫn đến việc những đứa trẻ sinh ra nhẹ cân, chiều dài kém hơn bình thường, gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần của trẻ.
Suy dinh dưỡng bào thai là thể suy dinh dưỡng thể hiện sớm nhất, trẻ sinh ra đủ tháng nhưng vẫn bị nhẹ cân (
Các mẹ bầu nên đi khám thai đều đặn để phát hiện sớm những bất thường trong thai kì (Ảnh minh họa).
Mẹ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không?
Bên cạnh đó, qua mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai, mẹ cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Thông thường, thai phụ tăng từ 10 - 12kg. Và dấu hiệu muộn nhất là khi trẻ ra đời, dù đủ tháng nhưng cân nặng của trẻ dưới 2500gr, điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai.
Theo Helino
Vô tình đi khám, mẹ con sản phụ bị nhiễm độc thai nghén được cứu sống hy hữu Mang thai ở tuổi 39 tiềm ẩn biết bao nguy cơ nhưng chị Đỗ Thị Thanh Mai (sinh năm 1980, tại Hưng Yên) không hề hay biết mình đã mắc cùng lúc hội chứng HELLP, tiền sản giật, men gan tăng - các biến chứng sản khoa nguy hiểm nhất trong thai kỳ. Dấu hiệu nhiễm độc thai nghén (Ảnh minh HM). Chị...