Mẹ 8X Hà Nội và 2 “cuộc chiến” trái ngược nhau trong căn nhà có 2 bệnh nhi F0, chia sẻ sai lầm mẹ nào cũng dễ mắc khiến cả nhà bị lây chéo
Con gái lớn 7 tuổi bị triệu chứng nặng, còn con trai út 4 tuổi êm ru nhưng 10 ngày vẫn chưa âm tính hẳn.
Chị Thu Hà đã làm thế nào để chăm sóc 2 bé mắc Covid cùng lúc?
Giữa thời điểm dịch Covid căng thẳng, chị Thu Hà (quận Long Biên, Hà Nội) luôn cố gắng giữ an toàn sức khỏe cho cả nhà như bao bà mẹ khác. Thế nhưng cuối cùng, chị vẫn nhận tin “sét đánh” ngang tai khi con gái lớn 7 tuổi của chị test que lên dương tính.
“Lúc mới biết bạn lớn là Pum bị nhiễm Covid, mình khá là hoảng, kiểu không biết phải bắt đầu từ đâu. Nhưng sau đó bình tĩnh lại thì bắt đầu tìm đọc những thông tin quan trọng về cách chăm và điều trị cho trẻ bị covid tại nhà, tham gia vào nhóm điều trị F0 và tìm đọc những lời khuyên của bác sỹ. Khi tìm hiểu kỹ và biết cần làm gì là tốt nhất cho con thì mình thấy yên tâm, bình tĩnh quan sát tình hình các con hàng ngày”.
Vừa ăn Tết xong thì 3/4 thành viên gia đình chị Hà trở thành F0.
Lần đầu “lên chức” mẹ của F0, sau tròn 10 ngày chăm sóc cả 2 bé thì chị Hà rút ra bài học kinh nghiệm vô cùng xương máu.
“Mình khuyên các bố mẹ không nên phạm sai lầm như mình, khi phát hiện con mắc Covid thì KHÔNG NÊN vội vàng tách con sang nhà người thân khác.
Chị Pum dương tính ngày 11/2 thì mình vội đưa em Pob sang ông bà nội luôn, nhưng có lẽ Pob đã mang virus trong người rồi nên sau khi gửi Pob đi 1 ngày thì bà test cho Pob lên 2 vạch mờ vào 13/2. Rồi lần lượt ông bà nội lẫn chú cũng lây chéo của Pob, nên mình quyết định đón con về để chăm 2 đứa cho tiện”.
Pob là thành viên nhỏ tuổi nhất trong nhà mắc Covid khiến chị Hà rất lo.
Việc đầu tiên là chồng chị Hà gọi cho y tế địa phương khai báo về việc con mình bị F0. Pob mới 4 tuổi nên chị rất lo. Tuy nhiên chị theo dõi các triệu chứng của con rất kỹ và ứng phó tùy với diễn biến bệnh.
“Các triệu chứng của Pob là ấm đầu vào ngày đầu tiên, nhiệt độ của con dao động từ 37,6 – 38,2 độ nên mẹ không cần phải cho con uống hạ sốt. Chỉ cần bổ sung nước bù điện giải vị cam để con uống và vắt nước cam cho con uống đan xen, cho con ăn các loại hoa quả, ngoài ra bổ sung vitamin tổng hợp và tăng cường đề kháng cho con. Trộm vía là sang ngày hôm sau con đã hết ấm đầu, ăn, chơi, ngủ như sinh hoạt bình thường.
Bước sang ngày thứ 3 thì con bắt đầu húng hắng ho, mình gọi ngay cho bác sĩ giỏi nhất gần nơi ở và mô tả các triệu chứng của con để nhờ bác kê đơn thuốc cho con, nhờ vậy mà khoảng 2 ngày sau là con đã ngừng ho.
Video đang HOT
Chị em Pum Pob vẫn sinh hoạt bình thường suốt hơn 1 tuần làm F0.
Pob chỉ dùng chút siro ho thôi còn lại thì không có dấu hiệu nào bất thường luôn nên trộm vía mình cũng không cần phải đo chỉ số SpO2 của con luôn. Đêm con ngủ bình thường, không bị khó thở. Tính đến ngày 23/2 là Pob đã trải qua 10 ngày mắc Covid, vạch trên que test cũng mờ dần nên mình mong bé sẽ âm tính sớm”.
Chị Hà không lạm dụng thuốc mà tập trung vào dinh dưỡng cho các con tăng sức đề kháng. Tuy mệt nhưng may là các bé không quấy khóc, chị Hà lên thực đơn thay đổi giữa các bữa gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gà, tôm, trứng, nhiều rau củ. Đủ 3 bữa 1 ngày và bữa phụ là sữa, nước cam, hoa quả. Các món được trình bày đẹp, nhiều màu sắc nên chị em Pum Pob hứng thú ăn được nhiều hơn, thi thoảng bố mẹ đổi bữa bằng spaghetti, phở, bún, mỳ.
Các bữa ăn đơn giản nhưng đủ chất và thơm ngon dành cho các bệnh nhân nhí tại nhà.
2 bé được mẹ lau người vệ sinh và thay quần áo trong những ngày đầu nhiễm bệnh, đến khi sức khỏe ổn hơn chị Hà mới tắm gội và luôn đảm bảo không để các con bị lạnh. Pum Pob luôn rất hợp tác và lúc nào tinh thần 2 bé cũng vui vẻ khiến bố mẹ yên tâm hơn rất nhiều. Tuy “cuộc chiến” đẩy lùi Covid của gia đình chị Hà vẫn chưa kết thúc, 2 bé lại diễn biến theo 2 chiều hướng trái ngược nhau, song vợ chồng chị Hà vẫn duy trì tâm lý thoải mái, sinh hoạt bình thường.
Sau 1 tuần chăm sóc cho 2 con thì chị Hà cũng trở thành F0, tuy nhiên sức khỏe của chị vẫn tốt và ông xã chị là người duy nhất đang “kiên cường” F1 trong nhà. Các triệu chứng của bé Pum lớn có vẻ nặng hơn cậu út, ho nhiều hơn, bị khó thở và khó ngủ vào ban đêm.
2 bé nhiễm bệnh theo 2 chiều hướng khác nhau, nhưng kết quả điều trị khá tích cực.
Chị Hà nhớ lại: “Pum bị sốt rét ngày đầu tiên và sốt cao liên tục 2 ngày 2 đêm, mình phải dùng hạ sốt liên tục cho con, theo dõi cả ngày lẫn đêm. Có hôm nửa đêm bạn ấy gọi mẹ nói là con bị khó thở, nên mấy ngày đầu tiên mình không dám ngủ để kiểm tra tình hình của con liên tục.
Khi Pum hết sốt thì chuyển sang ho, mà ho nặng hơn Pob. Pum từng có tiểu sử viêm phổi nên mình rất lo phổi con bị ảnh hưởng, phải hỏi bác sĩ để kê thuốc cho con. Kinh nghiệm là các mẹ cần phải có số bác sĩ giỏi có kinh nghiệm điều trị F0 để nhờ kê đơn thuốc và cho lời khuyên. Như trường hợp bé lớn nhà mình thì được dặn sau khi con âm tính 4-5 ngày nên đưa ra bác sĩ khám lại phổi”.
Chúc Pum Pob và các bạn nhỏ F0 mau khỏe nhé!
Thời tiết Hà Nội đang rất lạnh khiến việc chữa bệnh của các F0 nhỏ tuổi tại nhà cũng gặp nhiều khó khăn. Song điều quan trọng nhất là luôn giữ tinh thần lạc quan bình tĩnh, chiến thắng dịch Covid bằng sự chọn lọc thông tin thật cẩn thận nhé các mẹ!
Nỗi "đau đầu" của Hà Nội khi đánh giá cấp độ dịch theo tiêu chí mới
Y tế cơ sở- tuyến đầu của tuyến đầu trong phòng, chống dịch ở Hà Nội đang lộ ra nhiều bất cập.
Các chuyên gia cho rằng, thành phố cần ưu tiên nguồn nhân lực, vật tư cho y tế cơ sở trong thời gian tới.
Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 128 thay thế cho Quyết định 4800 trước đó về "Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128 về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19".
Với tiêu chí đánh giá cấp độ dịch mới, Hà Nội chỉ còn ghi nhận 13 phường, xã có dịch cấp độ 3 (Ảnh: Hữu Nghị).
Dịch bệnh phải được đánh giá đúng cấp độ!
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu - cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, sự thay đổi cụ thể hơn về chỉ số, thêm tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ giường hồi sức tích cực... trong quyết định mới được Bộ Y tế ban hành trong bối cảnh tỷ lệ tiêm vaccine cao là rất thích hợp, cần thiết.
Bởi lẽ, dù nhiều địa phương ghi nhận ca mắc cộng đồng tăng cao nhưng tỷ lệ F0 ở thể nhẹ cũng cao lên, không nhiều ca mắc nặng như giai đoạn trước.
Đặc biệt, ông Phu đánh giá cao việc bổ sung số F0 phải thở oxy và tỷ lệ tử vong do Covid-19 trở thành một trong số các yếu tố phân cấp độ dịch. Bên cạnh đó, tỷ lệ giường bệnh dành cho người bệnh còn trống tại các cơ sở thu dung, điều trị trên địa bàn cấp huyện đã được Bộ Y tế đưa vào bộ tiêu chí.
"Việc thêm tiêu chí tỷ lệ ca bệnh phải thở oxy sẽ giúp giảm các bệnh nhân F0 trở nặng và tử vong. Riêng tiêu chí tỷ lệ giường bệnh sẽ giúp các địa phương đáp ứng được cấp độ dịch bệnh tương xứng, tránh tình huống không có giường bệnh điều trị dẫn đến quá tải cho hệ thống y tế" - ông Phu phân tích.
Trên cơ sở các tiêu chí mới mà Bộ Y tế đưa ra, vị cố vấn Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, bày tỏ các địa phương cần lưu ý hơn về việc đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn tương xứng với thực tế, trên quy mô càng nhỏ càng tốt.
Nếu đánh giá cấp độ dịch một cách "thái quá", cao hơn một cấp độ so với tình hình thực tế sẽ ảnh hưởng đến đời sống, an sinh, xã hội của địa phương mình và cả các địa phương khác; đồng thời sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực cho công tác phòng, chống dịch.
Đối với hệ thống y tế cơ sở của Hà Nội, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, trước mắt thành phố chưa thể tăng cường nhanh chóng nguồn nhân lực để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch. Vì vậy, Hà Nội cần tiếp tục huy động thêm các y, bác sĩ về hưu; lực lượng thanh niên tình nguyện... tham gia vào hệ thống y tế cơ sở. Đồng thời, việc điều tiết, chuyển tiếp các cuộc gọi đến Mạng lưới "Thầy thuốc đồng hành" luôn cần được duy trì hoạt động trơn tru để giải đáp, tư vấn các thắc mắc của người bệnh.
"Hiện nhiều Trạm y tế ở xã, phường, thị trấn ở Hà Nội vẫn thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhân lực và trang thiết bị nên để nâng cao năng lực y tế dự phòng, thành phố cần bổ sung, đầu tư thêm cho hệ thống y tế cơ sở" - ông Phu nêu quan điểm.
Bí thư Đinh Tiến Dũng cũng đã có yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát năng lực y tế cơ sở trên quy mô dân số để bố trí các trạm y tế lưu động đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tại cơ sở, tại nhà (Ảnh: Mạnh Quân).
Y tế cơ sở Hà Nội đang điều trị 95% ca F0?
Kiến nghị giải pháp phòng, chống dịch đối với Hà Nội, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung - Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, cho biết ngành y tế thành phố cần hướng đến 3 tiêu chí cơ bản nhất, đó là: không lây nhiễm; nếu nhiễm virus thì không chuyển nặng; nếu chuyển nặng thì không tử vong (3 không).
Theo đó, việc đầu tiên, Hà Nội cần tập trung tiêm vaccine 100% cho nhóm người nguy cơ cao nhất đang dễ chuyển nặng nếu mắc Covid-19, đó là người trên 50 tuổi và người có bệnh nền. Nhóm nguy cơ này phải được tiêm vaccine mũi 3 là tốt nhất và đây là tiêu chí quan trọng nhất.
Tiếp theo, thành phố kiềm chế số ca mắc mới mỗi ngày, dựa trên việc giám sát được dịch bệnh. Bên cạnh đó, người dân cần tự đánh giá nguy cơ và chủ động khai báo nếu thấy biểu hiện của bệnh. Khi người dân chủ động khai báo sớm, áp dụng cách ly kịp thời sẽ giảm số ca lây nhiễm.
Tiếp tục chia sẻ quan điểm, PGS. TS Nguyễn Viết Nhung nhấn mạnh về khả năng đáp ứng của hệ thống y tế của thành phố. Ông cho rằng, ở tuyến bệnh viện, tỷ lệ điều trị F0 sẽ chiếm khoảng 5% còn ở tuyến y tế cơ sở chiếm 95%.
Trong bối cảnh Hà Nội liên tục ghi nhận hàng nghìn ca mắc mỗi ngày thì năng lực quản lý, điều trị F0 tại các tuyến xã, phường là điều quan trọng. Cần tiếp tục chăm sóc kịp thời người nhiễm virus tại cơ sở; tăng cường trạm y tế lưu động cấp phường, xã để giảm tải cho tuyến trên.
Bên cạnh đó, cần nâng cao khả năng giám sát được các ca mắc, quản lý được các trường hợp nhiễm virus trên địa bàn; kết hợp với việc tăng cường giải pháp điều trị ở tuyến cơ sở. Trong đó, giải pháp điều trị ở tuyến cơ sở là để F0 tiếp cận được thuốc điều trị. Đối với các ca chuyển nặng, thành phố cần kịp thời chuyển đến bệnh viện để hạn chế tử vong.
Trước đó, liên quan đến hệ thống y tế cơ sở, theo Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, hệ thống này có vai trò trụ cột, nòng cốt và điều này đã được chứng minh trong thời gian suốt 2 năm diễn ra dịch bệnh.
"Phải nói y tế cơ sở là tuyến đầu của tuyến đầu. Một trạm y tế chỉ có từ 5-10 cán bộ y tế, kể cả các xã, phường có tỉ lệ dân số rất cao. Đã có lúc dân số cao gây quá tải cho hệ thống y tế. Có thể thừa nhận chất lượng cơ sở y tế cơ sở chưa cao, các trạm y tế cũng xuống cấp, trang thiết bị còn thiếu..." - bà Hà nói.
Mới đây, bên cạnh những thành tích đã đạt được trong "làn sóng" dịch lần thứ 4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã thẳng thắn chia sẻ về sự bất cập của lĩnh vực y tế và cho rằng, nguyên nhân khiến xảy ra tình trạng này là do chính sách, quyết định của thành phố.
"Một phường có 9 vạn dân mà theo quy định chỉ có một trạm y tế. 9 vạn dân mà tối đa có 10 cán bộ thì y tế quá tải, lấy đâu ra nhân lực mà làm" - ông Dũng nhấn mạnh.
Bí thư Đinh Tiến Dũng cũng đã có yêu cầu các địa phương tiếp tục rà soát năng lực y tế cơ sở trên quy mô dân số để bố trí các trạm y tế lưu động đủ đáp ứng yêu cầu quản lý và hỗ trợ điều trị F0 thể nhẹ hoặc không triệu chứng tại cơ sở, tại nhà. "Đây là biện pháp rất quan trọng để hạn chế số ca F0 phải chuyển tầng, giảm tải cho y tế tuyến trên" - ông Dũng nói.
Điều trị trẻ mắc COVID-19 tại nhà, phụ huynh nhất định phải nhớ những điều này Các phụ huynh cần ghi nhớ những điều này khi điều trị F0 là trẻ em tại nhà. Ths. Nguyễn Đình Tỉnh, Bộ môn Nhi, Trường ĐH Y tế Công Cộng nêu 4 bước cần lưu ý với phụ huynh khi điều trị trẻ em à F0 tại nhà. Bước 1: Báo cho y tế địa phương. Trẻ em là đối tượng khác...