Mẹ 4 năm rõng rã làm thuê không nghỉ lấy tiền nuôi con trai học đại học để rồi phải sốc…
Chị làm đủ mọi nghề, từ nạo vét cống, bốc vác thuê cho tới rửa bát lau dọn từ sáng sớm cho tới 10 giờ đêm. Ngày mưa mọi người trong xóm lao động đều ở nhà nghỉ hoặc không có người thuê nhưng chẳng bao giờ người ta thấy chị Lựu ở nhà.
Ngày mưa mọi người trong xóm lao động đều ở nhà nghỉ hoặc không có người thuê nhưng chẳng bao giờ người ta thấy chị Lựu ở nhà. (Ảnh minh họa)
Ngày Phong nhận giấy báo trúng tuyển đại học cũng là ngày chị Lựu bàn với chồng chuyện mình sẽ lên Hà Nội đi làm kiếm tiền nuôi con 4 năm sắp tới. Lúc ấy anh Thành chồng chị hơi lưỡng lự vì chị vốn là trụ cột chính của gia đình, ruộng nương ở nhà nhiều chị đi rồi mình anh làm sao xuể. 2 đứa em Phong lại còn bé, sức anh thì giảm sút nhiều sau cái lần ngã dàn giáo 2 năm trước.
Thế nhưng chị Lựu lại phân tích với chồng: “Trên thành phố kiếm tiền dễ hơn anh ạ mà lại nhiều việc nữa mình làm từ sáng tới tối cũng được. Chứ ở nhà trông vào mấy sào ruộng này không đủ tiền cho con học đâu. Vợ chồng mình nghèo nhưng không thể để con cái thất học được. Anh ở nhà làm được đến đâu thì làm rồi bảo ban 2 đứa học, em lên đó sẽ cố gắng nuôi thằng Phong và làm thêm gửi về cho anh đóng học cho lũ trẻ ở nhà”.
“Em làm thế anh sợ em kiệt sức mất”, anh Thành không muốn vợ phải cực nhọc trong khi anh không giúp được nhiều nhưng chị Lựu cứ động viên chồng: “Anh yên tâm, em biết lượng sức mà. Với lại có 2 mẹ con em cũng bảo ban được con không sợ nó ham chơi la cà mà bỏ bê chuyện học”.
Sáng sáng chị Lựu dậy rất sớm ăn vội bát cơm nguội rồi ra chợ lao động để chờ người thuê. (Ảnh minh họa)
Vậy là cuối cùng chị Lựu dắt con đi nhập trường, hành lý chỉ có đúng 2 cái túi đựng quần áo của hai mẹ con và vài vật dụng cá nhân. Lúc đầu chị Lựu thuê một căn phòng trọ nhỏ trong khi trọ của dân lao động tự do. Căn phòng khá ọp ẹp nhưng quan trọng là giá rẻ. Sáng sáng chị Lựu dậy rất sớm ăn vội bát cơm nguội rồi ra chợ lao động để chờ người thuê. Chị để lại cho con một gói mì tôm, một quả trứng Phong ăn sau rồi đi học.
Tuy là phụ nữ nhưng chị Lựu rất khỏe, dáng lại cao nên ai thuê gì chị đều nhận làm hết. Chị về tới nhà thì đã 9, 10 giờ đêm thấy con trai đợi mẹ về thì sợ con đói không tập trung học được nên chị dặn Phong lần sau cứ ăn cơm trước, mẹ về khi nào mẹ ăn sau.
Video đang HOT
Một lần Phong nói với mẹ rằng: “Mẹ cho con ra ở với bạn đi, ở đây chật chội lại ầm ĩ vì mấy chú phòng bên cạnh cứ nói chuyện oang oang con không học được. Với lại ở đây con chẳng dám để các bạn đến chơi, nhà trọ mà có ra nhà trọ đâu, mưa dột khắp mọi nơi nắng thì nóng không chịu nổi. Ở đây lại xa trường đi học đạp xe đến mệt chẳng buồn học nữa”.
Chị Lựu đắn đo một hồi rồi quyết định cho con đến ở với 2 người bạn nữa ở gần trường còn chị chuyển sang ở cùng phòng với mấy người khác đi làm cùng cho rẻ. Hôm con chuyển đồ, chị chuyển cùng con nhưng Phong dặn mẹ rằng: “Mẹ có gặp bạn con thì bảo là mẹ lên đây bán quần áo cho họ hàng chứ đừng nói là bốc vác thuê ngoài trợ chời nhá, không bọn bạn nó lại khinh con”. Chị Lựu hơi ngỡ ngàng nhưng cũng đồng ý làm theo con, chị không muốn con mất mặt với bạn bè vì có người mẹ phải làm những công việc lao động thấp hèn như vậy.
Từ ngày ra ở với bạn Phong cũng không quay lại xóm lao động thăm mẹ bao giờ mà cần tiền thì anh hẹn mẹ mang đến cho mình. Mỗi lần mẹ đến Phong luôn nhắc mẹ phải ăn vận bộ đồ tử tế nhất, không được mặc nguyên bộ đồ lao động bẩn thỉu vừa đi làm về để bọn bạn bè lại nhòm ngó chỉ trỏ.
Chị Lựu làm cật lực để vừa có tiền cho con trai học đại học vừa có tiền gửi về đóng học phí cho 2 đứa con ở quê vì chị biết mình chồng chị không gồng gánh nổi. Chị làm đủ mọi nghề, từ nạo vét cống, bốc vác thuê cho tới rửa bát lau dọn từ sáng sớm cho tới 10 giờ đêm. Ngày mưa mọi người trong xóm lao động đều ở nhà nghỉ hoặc không có người thuê nhưng chẳng bao giờ người ta thấy chị Lựu ở nhà.
Chị bảo nghỉ một ngày là các con đói thế nên dù có mưa chị vẫn cố ra ngoài kiếm việc, kể cả đội mưa làm chị vẫn nhận miễn là có người thuê. Cũng nhờ trời, 4 năm ròng rã đi làm chị chỉ ốm duy nhất có 1 trận phải nằm bẹp ở nhà 1 tuần. Chị không dám nói với Phong vì sợ con lo lắng. Phong cũng không đến khu nhà trọ của mẹ nên cũng chẳng biết mẹ ốm. Chỉ tới khi cần tiền nộp học phí Phong mới lấy điện thoại gọi cho mẹ. Lúc đó trong người không đủ, chị Lựu đành mượn tạm của mấy chị em trong phòng mang đến cho con rồi lập tức ra khỏi phòng đi làm ngay để trả nợ.
Có lẽ nghĩ tới các con nên chị không cho phép mình được nghỉ ngơi ngày nào. Thấm thoắt thoi đưa cuối cùng 4 năm cũng dần trôi qua. Người ta thấy mỗi năm 2 mẹ con chị về ăn tết chị lại gầy đi một ít nhưng bù lại luôn nở nụ cười hạnh phúc vì con trai chị luôn đạt thành tích tốt trong học tập. Đợt Phong đi thực tập đã có công ty hứa hẹn sẽ nhận cậu sau khi ra trường, vợ chồng chị Lựu cũng vì thế mà nở mày nở mặt.
Ngày Phong nhận được quyết định đi làm với mức lương gần chục triệu cũng là ngày chị Lựu về quê để chăm lo cho chồng con ở nhà. Phong vừa ra trường đã có công việc tốt, tự lo được cho bản thân và có thể giúp đỡ thêm bố mẹ nuôi em rồi. Thế nhưng từ ngày ra trường đi làm đã gần nửa năm mà vẫn chưa thấy Phong về nhà một lần hay mua cho các em thứ quà cáp gì. Vợ chồng chị Lựu vẫn nghĩ chắc con bận việc, Tết sẽ về luôn.
Giáp Tết chị Lựu đang đi bốc vác thuê cho người ta thì không may trượt chân ngã bị nguyên bao xi măng 50 cân đè lên người phải vào viện. Đứa em thứ 2 lấy điện thoại gọi cho Phong bảo anh về nhà thăm mẹ, đợt đó cũng mới đóng học cho 2 đứa em nên nhà không còn nhiều tiền, nào ngờ Phong trả lời: “Mẹ vào viện mấy hôm là khỏi thôi, mẹ khỏe thế không sao đâu. Anh không về được và cũng không có tiền gửi về đâu, tiền anh còn phải lo nhiều thứ trên này chứ có như ở quê đâu”.
Nghe đứa con gái nói lại mà anh Thành nổi xung muốn lên cho thằng con bất hiếu một trận nhưng chị Lựu ngăn lại. Hai hàng nước mắt chị chảy dài: “Vất vả nuôi con chẳng phải mong tới ngày được con đền đáp lại anh ạ, mình cứ cố gắng hết lòng vì các con thôi, sau này vợ chồng già cạnh nhau là hạnh phúc rồi”. Chị Lựu nằm viện cả tuần vẫn chưa thấy Phong về người làng bắt đầu bàn tán: “Đấy khổ cực nuôi con để nhận lại cái kết thế này đây. Biết thế này thì việc gì phải hi sinh để rồi chết chắc gì cũng nó đã nhòm tới, đúng là loại con bất hiếu mà”.
Theo blogtamsu
Chồng cũ choáng váng vì tôi quá xinh đẹp sau 4 năm chia tay
Có vẻ chồng cũ chẳng thể tin vào mắt mình. Con vợ mà anh ta xem như giẻ chùi chân, như kẻ ăn bám sau 4 năm có thể lột xác nhanh đến vậy.
Tôi gặp và yêu chồng cũ trong lần đi thực tập nghiệp vụ ở công ty du lịch. Khi ấy, anh ta là kế toán trưởng của công ty, lại được trời phú cho tài ăn nói nên không những tôi mà còn nhiều cô gái "đổ" trước anh ta. Và tôi là người được chọn, nên không giấu nổi tự hào, hãnh diện. 22 tuổi, tôi yêu anh ta bằng tất cả tình cảm, đam mê của tuổi trẻ.
Chúng tôi kết hôn sau khi tôi ra trường được vài tháng. Sau khi kết hôn, tôi không đi làm mà ở nhà sinh con, chăm sóc nhà cửa, lo cơm nước cho nhà chồng. Mọi chuyện chẳng hề dễ dàng, khi anh ta bộc lộ rõ bản chất của một kẻ trăng hoa, ham chơi, thiếu trách nhiệm. Còn gia đình chồng lại xem tôi như kẻ ăn bám, lười biếng.
Anh ta còn đi sớm về khuya, không thường xuyên ở nhà nên tôi cũng không biết anh ta có cặp kè với ai không. Rồi cả thói vũ phu khi dùng tôi là nơi trút giận... Mọi việc quá ức chế nên tôi đòi ly hôn.
Anh ta không đồng ý, dùng đủ thủ đoạn kéo tôi về nhà để đánh đập hành hạ cho tôi từ bỏ ý định đó. Anh ta còn đe dọa sẽ không cho tôi gặp con. Thời gian đó tôi phải mang trộm con đi ở nhờ nhà họ hàng xa, rồi chụp lại bằng chứng và gửi đơn đơn phương ly hôn. Sau khi được tòa chấp nhận, tôi ôm con bỏ vào Nam để làm lại cuộc đời.
Ảnh minh họa
Ở Sài Gòn, tôi gửi con nhờ một chị trong khu trọ trông giúp và bắt đầu từ việc làm gia sư tiếng Anh. 9 tháng sau, tôi xin được làm phiên dịch cho một công ty nước ngoài. Cuộc sống của tôi dần dần tốt hơn rất nhiều. Tôi không còn đau khổ, vật vã vì chuyện quá khứ nữa mà tập trung cho công việc nhiều hơn.
Nhờ biết được cách điều chỉnh tâm thế, tự tin hơn trong công việc nên tôi như trở thành một con người hoàn toàn khác. Ai cũng nhận xét tôi trẻ trung, xinh đẹp, tự tin và có sức hút của một người phụ nữ thành đạt. Tôi cũng gửi con vào trường mầm non tư thục để con được giao tiếp tốt hơn.
Nhưng có vẻ cuộc đời vẫn chẳng mỉm cười với tôi, khi công ty tôi lại hợp tác với một công ty ngoài Hà Nội và đó lại chính là công ty mới của chồng cũ. Sau một lần tháp tùng sếp đi ký hợp đồng, tôi gặp lại anh ta.
Có vẻ anh ta sốc nặng với vẻ bề ngoài của tôi, như chẳng thể tin vào mắt mình, con vợ mà anh ta xem như giẻ chùi chân, như kẻ ăn bám sau 4 năm có thể lột xác nhanh đến vậy.
Chẳng hiểu do đâu mà anh ta lấy được thông tin liên lạc, điều tra được mọi chuyện xung quanh tôi nên suốt ngày nhắn tin, gọi điện. Ban đầu, anh ta chỉ dừng lại hỏi thăm, nói chuyện bình thường nhưng sau đó ngả bài nói muốn tán lại tôi, muốn gương vỡ lại lành.
Dĩ nhiên, sau những gì đã qua thì đến nói chuyện, nhìn mặt anh ta tôi còn chẳng muốn, huống hồ là nối lại tình xưa. Không hiểu sao, khi ấy tôi chỉ xem những lời nói của anh ta như sự đe dọa rẻ tiền, rồi quên đi nhanh chóng, Bởi dù sao chúng tôi cũng đang cách nhau hơn 1.500km.
Nhưng cách đây khoảng 3 tháng, công ty anh ta có mở một văn phòng đại diện ở phía nam, đặt cùng tòa nhà với công ty tôi. Tôi không ngờ anh lại lại chủ động xin chuyển công tác vào đây. Sự xuất hiện của anh ta khiến cuộc sống của tôi trở nên rối ren. Bao ký ức buồn cứ thế ùa về khiến tôi gần như kiệt sức.
Anh ta theo tôi sau mỗi giờ tan làm, nói những từ hoa văn, tình cảm và thề thốt hàng trăm điều khiến tôi thấy ngột thở. Không chỉ dừng lại ở lời nói, mà anh ta còn gây sự, tuyên chiến với tất cả những người bạn khác giới của tôi. Thậm chí, anh ta thấy tôi đi cùng sếp nhiều, thì nghĩ giữa chúng tôi có quan hệ tình cảm. Còn hẹn gặp sếp tôi nói đủ điều về tôi, nói những điều sai sự thật về quá khứ nữa.
Ảnh minh họa
Anh ta nói với sếp rằng, vì tôi ghen tuông vô cớ, giận dỗi chồng và bỏ bê con, nhưng anh ta yêu tôi nên vẫn tha thứ. Giữa chúng tôi vẫn có đứa con làm cầu nối, giờ con rất mong ngóng bố mẹ tái hợp.
Thực tế, anh ta đã gặp con 2 lần, nhưng con không nhận anh ta, còn khóc thét khi anh ta muốn bế. Nhưng lời anh ta nói khiến sếp tôi tưởng thật. Sếp còn khuyên tôi nếu còn tình cảm thì nên suy xét. Vì thế tôi phải giải thích lại với sếp lý do mà tôi kiên quyết ly hôn với anh ta.
Anh ta cứ thêu dệt chuyện cũ, khiến cho sự việc đi quá xa, người hiểu chuyện thì không sao, còn người không biết sẽ nghĩ về tôi thậm tệ. Mà đâu phải với ai cũng nói thẳng, góp ý như sếp để tôi có cơ hội giải thích.
Theo mọi người, tôi có nên chuyển đi nơi khác hay có cách nào để chấm dứt sự đeo bám của chồng cũ không? Chứ cứ như thế này, chắc tôi không yên ổn mà sống chứ đừng nói đến chuyện tìm được hạnh phúc mới cho mình. Xin mọi người hãy cho tôi lời khuyên.
Theo Afamily
Học rộng, tài cao mà lao đao vì mê anh thợ làm thuê Tôi yêu anh đến ngây dại, nhưng lại xấu hổ mỗi khi phải đi cùng anh ra ngoài vì hai đứa quá chênh lệch. Cuộc tình này khiến tôi khốn khổ vì không biết nên làm gì. Ngay từ nhỏ tôi đã là niềm tự hào của bố mẹ. Tôi có vẻ ngoài xinh xắn, lại được lớn lên trong sự dạy dỗ...