Mẹ 27 tuổi một mình nuôi 3 con khiến ai cũng khen giỏi
Có những ngày đi làm về muộn, đêm mới ngồi ăn cơm một mình, chị Thương chực khóc, tủi thân vì thấy mình không có nhiều thời gian dành cho các con.
Sinh 3 con trong vòng 6 năm, lần vượt cạn thứ 3 đau như “chết đi sống lại”
Bà mẹ trẻ Hoàng Tiểu Thương (27 tuổi, hiện đang làm giáo viên múa, biên đạo múa ở Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ, chị kết hôn năm 2014 nhưng hiện tại đã ly hôn và trở thành một bà mẹ đơn thân với 3 cô con gái xinh xắn tên Hương Trà – Hương Giang – Hương Ngọc.
Nhớ lại hành trình có 3 cô công chúa của mình, chị Thương kể: “ Năm 2014 mình sinh bé đầu tiên. Bé thứ 2 sinh năm 2016 và bé út sinh năm 2018. Mình sinh bé đầu khi còn khá trẻ, vượt cạn rất dễ dàng bằng phương pháp sinh thường.
Đến khi sinh bé thứ 2 thì mọi thứ lại không như mình mong muốn. Mình bắt buộc phải sinh mổ do dây rốn quấn cổ bé 2 vòng. Mình vào phòng mổ dao kéo lẻng xẻng cũng thấy hơi sợ, mà nghĩ đẻ xong lại có thêm một nhóc đáng yêu nữa nên cũng đỡ. Nhưng cũng chỉ can đảm được đến khi hết thuốc đê, mình đau day dứt như đứt từng thớ thịt, đi lại như một bà còng.
Ngoại hình trẻ trung của chị Hoàng Tiểu Thương dù đã trải qua 3 lần sinh nở.
Năm 2018 mình bầu bé thứ 3, lúc này cũng lo lắng lắm do vết mổ cũ mới hơn 1 năm sợ sẽ bị bục. Mình đi khám thì bác sĩ nói là không sao nên quyết định giữ bé lại để đẻ. Mọi người cứ nói là mình cố đẻ con trai à? Mình trả lời là không, mình bầu thì đẻ thôi chứ không quan trọng trai gái.
Lần này có dũng cảm đến mấy thì mình cũng cảm thấy sợ. Đau như “chết đi sống lại” vì vết mổ mình bị dính, phẫu thuật trong phòng mổ 2h đồng hồ mới ra khỏi phòng. Hết thuốc tê vì quá đau mình phải truyền giảm đau liên tục. Vì dùng kháng sinh nên mình bị tắc sữa , lên cơn sốt, bây giờ nghĩ lại vẫn rùng mình“.
Cả 3 lần bầu bí, chị Thương không kiêng khem gì nhiều mà vẫn đi dạy múa bình thường, đến ngày đến giờ là lên bàn đẻ. Chị nghĩ rằng có lẽ do bản thân học múa, được rèn luyện nên sức khoẻ dẻo dai và ổn định. Chị sinh 3 con trong lúc độ tuổi còn khá trẻ nên sức khoẻ tốt, dễ hồi phục và lấy lại vóc dáng nhanh. Hiện tại khi đã là mẹ 3 con, chị vẫn giữ cân nặng ở mức 42kg, vòng eo 60cm.
Thường xuyên vất vả đi sớm về khuya, thanh xuân vô giá đổi lại 3 cô con gái đáng yêu, ngoan ngoãn
Cuộc sống của một bà mẹ đơn thân 3 con cũng không phải dễ dàng. Công việc của chị Thương khá bận rộn, có những hôm đi từ sáng đến 11-12h đêm mới về. May mắn là chị có mẹ đẻ đỡ đần trong việc chăm sóc các cháu.
Video đang HOT
Ba cô con gái xinh xắn, đáng yêu như thiên thần của chị Tiểu Thương: Hương Trà – Hương Giang – Hương Ngọc.
Các bé nhà chị Thương sớm tự lập, mỗi sáng các bé dậy sớm, hai bé lớn đã biết vệ sinh cá nhân. Từ việc cho kem đánh răng vào bàn chải, dùng cốc súc miệng, đánh răng, dùng khăn rửa mặt, vắt khăn như thế nào… các bé đều tự làm được hết sau khi mẹ dạy một vài lần.
Bà ngoại sẽ nấu đồ ăn cho các bé, sau đó chị Thương chuẩn bị đồ cho các bé tới trường. Hôm nào chị phải đi từ sáng sớm thì bà ngoại sẽ đảm nhận việc đưa các cháu đến lớp.
“ Buổi chiều, bà đón bé út còn mình đi làm sẽ căn giờ để đón hai bạn lớn. Về nhà bà lại tranh thủ tắm gội cho các bé, mình nấu nướng bữa tối. Nghề của mình thường đi làm ngoài giờ hành chính nên nấu cơm xong là đi luôn, chẳng kịp ăn. Hôm nào về sớm thì ăn sớm, về muộn thì ăn nhẹ ở ngoài rồi đêm về một mình một mâm cơm. Bé lớn sắp vào lớp 1 nên thời gian này mình cũng sắp xếp thời gian vào buổi tối để dạy con tập viết, đọc, tập tô… – chị Thương kể về cuộc sống làm mẹ 3 con của mình.
3 bé nhà chị Thương được tiếp xúc với nghệ thuật từ sớm như: học múa, làm mẫu nhí nên cả 3 bé rất tự tin, bạo dạn. Nói về 3 cô con gái của mình, chị Thương tâm sự, chị cả Hương Trà rất ngoan, biết nghe lời và tiếp thu. Bé cũng khá nhạy bén với môi trường lạ, đi học, diễn catwalk, quay MV đều rất tự tin.
Chị cả Hương Trà từng đạt một số giải thưởng trong các cuộc thi người mẫu nhí. 3 chị em thường xuyên làm mẫu cho các thương hiệu thời trang.
Chị hai tên Hương Giang, cô bé có mái tóc xoăn, da trắng nên khi ra đường, mọi người thường nhầm bé là con lai. Hương Giang cá tính, hài hước, có gương mặt giải trí, hay nghịch ngợm, pha trò và có những câu nói cực kỳ buồn cười. Chị hai hay bị mẹ phạt nhất vì làm gì sai là lại đổ lỗi cho em.
Còn bé út thì bé xíu xiu nhưng rất nghe lời, thích tự làm tất cả mọi việc, lấy gì xong cũng để lại vào chỗ cũ rất gọn gàng, nếu các chị để sai chỗ thì em út sẵn sàng đem mọi thứ lại về chỗ cũ. Sở hữu ngoại hình xinh xắn, đáng yêu nên cả 3 cô con gái của chị Thương đều làm mẫu cho nhiều nhãn hàng và shop quần áo ở Hà Nội.
“ 3 bạn lúc thì chơi với nhau rất yêu, lúc thì cãi nhau, mách nhau tranh giành đồ chơi bút màu, bát ăn, thìa ăn, miếng to miếng bé… nói chung vì độ tuổi sàn sàn nhau nên không thể tránh được điều này. Ở trong nhà mẹ như quan toà xử án, hết chị cả mách, xong chị hai mách xong em út mách.
Các bé đi học từ sớm nên rất ngoan, bé biết đi là mình cho đi học, về nhà rèn thêm đôi chút. Bạn út biết xúc cơm từ khi 1 tuổi, đến bữa là 3 chị em tự xúc cơm ăn.
Các con cũng đã biết giúp mẹ nhiều việc trong nhà, chị cả và chị hai tự phơi, gấp quần áo của mình, gấp khăn tắm cất vào tủ giúp mẹ. Các bạn cũng biết nhặt rau, khều ốc để mẹ nấu canh, đến bữa thì chia bát, thìa, ăn xong cất mâm, nồi cơm…” – chị Thương kể.
3 cô con gái của chị Thương rất ngoan, tự lập và yêu thương nhau.
Mẹ nào cũng thích có một cô con gái để làm điệu, chị Thương lại có những 3 cô con gái để thoả thích chăm chút, điệu đà cho con. Ở nhà chị có cả một tủ quần áo, giày dép được phân loại gọn gàng. Mỗi khi con đi diễn, chụp hình, chị Thương đều tự tay make-up, làm tóc, phối đồ cho các bé. Chị cũng sớm hướng dẫn cho các con biết cách ăn mặc, đồ nào mặc ở nhà, đồ nào mặc đi chơi.
Bận rộn công việc là vậy nhưng mỗi tháng, bà mẹ trẻ đưa các con đi chơi 2-3 lần, 3 mẹ con thường đến trung tâm thương mại, đi vườn bách thú để hoặc vào rạp chiếu phim. Thỉnh thoảng cả nhà cũng đi du lịch xa, đi biển hay các khu nghỉ dưỡng quanh Hà Nội.
Tự chủ kinh tế, luôn lạc quan, vui vẻ để vượt qua mọi khó khăn
“ Vì nuôi con một mình nên mình luôn chủ động về kinh tế, ngoài công việc dạy múa thì mình có mở một cửa hàng thời trang nhỏ để kiếm thêm thu nhập, bà ngoại giúp trông cửa hàng mỗi ngày. 3 bé đi làm mẫu cát-xê cũng được 6-7 triệu/tháng để phụ mẹ tiền ăn học và nuôi thêm một chú lợn đất để các bé biết cách tiết kiệm.
Dù bận rộn nhưng chị Thương vẫn cố gắng tự tay nấu những bữa cơm ngon cho gia đình.
Công việc quá bận nên đôi khi một mình ngồi bên mâm cơm mình chực khóc vì thấy bản thân không có thời gian quan tâm hay chơi với con, rồi lại đặt câu hỏi hay là mình quá thờ ơ? Nhưng rồi lại phải tự trấn an rằng, công việc mình làm là vì con nên chẳng cần ai hiểu, mình hiểu mình là một người mẹ luôn sống vì con là được.
Những ngày mưa gió rét bão bùng, đi sớm về khuya, công việc strees, ốm ho khản giọng, mất tiếng, ngã xe rồi sự cố ngoài đường… Tất cả cũng là vì muốn con có những bữa cơm ngon, bộ quần áo đẹp, những ngày được học hành, vui chơi…
Cuộc sống không thể tránh khỏi những lúc mệt mỏi, chán nản nhưng rồi chỉ cần nhìn thấy 3 đứa nhỏ, mọi muộn phiền lại tan biến hết” – chị giãi bày.
Làm mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng, làm mẹ đơn thân 3 con vất vả càng chồng chất. Chị Thương cũng chuẩn bị sẵn tinh thần rằng trong tương lai, cuộc sống của chị và các con sẽ còn phải đối diện với không ít khó khăn song cả 4 mẹ con chị sẽ luôn lạc quan, vui vẻ, đồng long vượt qua tất cả.
Bị gia đình đánh đập và sỉ nhục, chàng trai vẫn đam mê múa bụng
Eshan Hilal là nam vũ công belly dance chuyên nghiệp đầu tiên ở Ấn Độ. Bất chấp gia đình phản đối kịch liệt, anh tiếp tục theo đuổi sở thích và thách thức các chuẩn mực xã hội.
Eshan Hilal (27 tuổi) không chỉ là biên đạo múa, người mẫu thời trang mà còn là nam vũ công belly dance chuyên nghiệp đầu tiên ở Ấn Độ. Đây là chàng trai hiếm hoi theo đuổi hình thức nghệ thuật mang sắc thái quyến rũ của phụ nữ. Ảnh: Getty Images.
Xuất thân từ gia đình Hồi giáo chính thống khiến con đường theo đuổi sự nghiệp của Hilal lại càng khó khăn hơn. Từ thuở nhỏ, Hilal chỉ đam mê bắt chước các vũ công Bollywood trên tivi, chứ không hứng thú với bất kỳ môn thể thao nào giống các bạn nam đồng trang lứa. Điều này khiến anh trở nên kỳ lạ trong mắt những người xung quanh. Ảnh: Eshan Hilal.
Sở thích của anh khiến cho bố rất tức giận. Hilal liên tục bị đánh mắng và xúc phạm bởi chính những người thân trong gia đình, ngay cả mẹ. "Hilal là con trai cả của tôi. Tôi yêu nó nhưng thằng bé không nên làm những chuyện như vậy. Tôi thất vọng về Hilal nhiều", mẹ anh từng nói. Ảnh: Sushmitha Tadakamadla.
Sau nhiều lần bị sỉ nhục, thậm chí là chạy trốn khỏi gia đình, Hilal cố gắng từ bỏ đam mê nhảy múa vào năm 18 tuổi. Anh tập chơi cricket, môn thể thao vua ở Ấn Độ, để chiều lòng bố mẹ. Tuy nhiên, Hilal luôn cảm thấy "không được làm chính mình". Sau đó, một cuộc trò chuyện với mẹ đã đưa anh trở lại với niềm đam mê thực sự. Ảnh: BBC.
"Môn múa bụng rất khó. Học viên cần phải nhịp nhàng và thành thạo kỹ năng để điều khiển từng những chuyển động nhỏ trên cơ thể. Các động tác trông có vẻ đơn giản nhưng cần nhiều nỗ lực để thành thạo, từ những chuyển động mềm mại như sóng nước cho đến động tác chính xác, sắc sảo và mạnh mẽ", Hilal cho biết. Ảnh: Sushmitha Tadakamadla.
Hilal từng phát biểu ở một số sự kiện của TEDx, cũng như làm người mẫu thời trang cho các nhà thiết kế đến từ Học viện Thiết kế Thời trang Quốc gia. Năm 2016, anh cùng nhóm nhảy Malik đạt giải Á quân trong một cuộc thi khiêu vũ quốc tế được tổ chức tại Trung Quốc. Tờ India Today đã bình chọn anh là 1 trong 10 biểu tượng hiện đại hàng đầu của Ấn Độ năm 2017. Ảnh: Sushmitha Tadakamadla.
Mạng xã hội giúp Hilal trở nên nổi tiếng hơn, nhưng cũng là cội nguồn của những bình luận mang tính tiêu cực. "Mọi người cho rằng tôi là người đồng tính, hoặc lưỡng tính hay chuyển giới chỉ vì tôi là một vũ công belly dance. Khiêu vũ không liên quan tới giới tính, nó chỉ là cách biểu đạt cảm xúc của bản thân chúng ta", anh chia sẻ. Ảnh: Sushmitha Tadakamadla.
Mặc dù cha mẹ ruột vẫn chưa chấp nhận anh, Hilal lại thường xuyên nhận được những tin nhắn chia sẻ của các bậc phụ huynh khác. Họ nói rằng câu chuyện của Hilal đã truyền cảm hứng, giúp họ dễ dàng chấp nhận những lựa chọn trái với truyền thống của con cái. Ảnh: Eshan Hilal.
Clip diễn tả chân thực sự khác biệt của chị em trước vào sau khi vượt cạn: "Đi đẻ hết mình, đẻ xong hết hồn" Xem xong đoạn clip này, người phụ nữ nào cũng thấy thấp thoáng bóng dáng của mình trong đó. Ảnh minh họa Người xưa vẫn có câu "đau như đau đẻ" để nhấn mạnh rằng, sự đau đớn khi phụ nữ vượt cạn sinh con là một điều rất khó tả, không gì có thể sánh bằng và chỉ những người từng trải...