Mẹ 1 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất dương tính SARS-CoV-2
Sau khi xác định mẹ 1 nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất dương tính với SARS-CoV-2, lực lượng chức năng đã phong toả con hẻm ở Quận 12 liên quan tới người này.
Ngày 11/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, lực lượng chức năng đã đưa bà D.T.T. (47 tuổi) đi cách ly vào tối 10/2 do có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Lực lượng chức năng phong tỏa một con hẻm ở phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP HCM. (Ảnh: NLĐ)
Bà T. là mẹ một nam nhân viên làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Nam nhân viên này khi được lấy mẫu gộp thì cho kết quả âm tính. Tuy nhiên, bà T. lại dương tính với SARS-CoV-2.
Trung tâm Y tế Quận 12 phối hợp với Trạm Y tế phường Đông Hưng Thuận cùng các cơ quan chức năng phong tỏa khu vực đường ĐHT08 thuộc tổ 17, khu phố 5, phường Đông Hưng Thuận.
Khu vực phong tỏa có 11 hộ gia đình gồm 37 người, trong đó có 6 trẻ em.
Tất cả những người liên quan đã được lấy mẫu xét nghiệm và đang chờ kết quả.
Video đang HOT
Quá trình đi lại, tiếp xúc của bà T. cũng được ngành chức năng tổng hợp để công bố điều tra dịch tễ, kêu gọi người dân khai báo y tế.
Trong ngày 11/2, ngành y tế cũng hoàn tất lấy mẫu giám sát 690 nhân viên Bệnh viện Mắt TP.HCM.
Đến chiều 11/2, kết quả xét nghiệm ban đầu 12 F1 tại 2 bệnh viện đã âm tính. Trong 690 mẫu giám sát tại Bệnh viện Mắt có 179 trường hợp âm tính, còn lại đang đợi kết quả.
Từ 6/2 đến 10/2, TP.HCM ghi nhận 33 ca nhiễm liên quan ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất. Trong đó, có 8 trường hợp mắc COVID-19 cùng chung nhóm làm việc bốc dỡ, sắp xếp, giám sát hành lý, hàng hóa ở sân đỗ máy bay, 25 trường hợp nhiễm là người nhà, hàng xóm của họ.
Ổ dịch Covid-19 tại sân bay Tân Sơn Nhất đã được kiểm soát
Đó là nhận định của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn sáng 11/2 sau 3 ngày tổ thường trực đặc biệt chống dịch Covid-19 khẩn trương triển khai nhiều phương án trên địa bàn TPHCM.
Ngành Y tế đã khẩn trương khoanh vùng truy vết các trường hợp tiếp xúc liên quan đến ca bệnh 1979 tại sân bay Tân Sơn Nhất
Ngày 5/2/2021 thông qua giám sát chủ động nhân viên sân bay Tân Sơn Nhất ngành y tế TPHCM đã phát hiện bệnh nhân 1979, nhân viên giám sát chất xếp hàng hóa (công ty VIAGS), cư ngụ tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương. Từ trường hợp chỉ điểm trên, thành phố đã khoanh vùng, cách ly, phong tỏa, lấy mẫu xét nghiệm và phát hiện thêm 33 trường hợp nhiễm liên quan đến chuỗi lây nhiễm tại sân bay.
Ngành y tế thành phố đã hỏa tốc thực hiện các biện pháp truy vết, khoanh vùng khẩn các trường hợp, địa điểm liên quan đến bệnh nhân, tiến hành phong tỏa rộng, lấy xét nghiệm giám sát cộng đồng bằng mẫu gộp hộ gia đình xung quanh nơi bệnh nhân cư trú, khẩn trương truy vết, cách ly các trường hợp tiếp xúc, đồng thời lấy khẩn mẫu xét nghiệm tầm soát RT-PCR lại lần 2 cho toàn bộ gia đình của nhân viên công ty VIAGS cũng như xét nghiệm kháng thể cho toàn bộ nhóm này. Số hộ gia đình đã được lấy mẫu là 1.483, đang chờ kết quả xét nghiệm.
Công tác thu dung, điều trị cho các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 từ ổ dịch trong sân bay được khẩn trương thực hiện
Để đảm bảo an toàn cho hành khách đến và đi tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhân viên sân bay có tiếp xúc với hành khách đang được xét nghiệm trước 1 ngày vào ca làm việc. Nhân viên chỉ vào làm việc khi có kết quả âm tính. Hiện nhân viên công ty VIAGS cũng sẽ được lấy mẫu xét nghiệm giống như nhóm nhân viên phục vụ có tiếp xúc hành khách của sân bay.
Ngày 11/2 chia sẻ thông tin với phóng viên Dân trí, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Đến nay nhiều tỉnh thành trên cả nước đã trải qua các đợt dịch với cấp độ khác nhau. Trên địa bàn TPHCM hiện đang có 33 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 liên quan đến bệnh nhân 1979 tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sau chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, tổ công tác đặc biệt chống dịch Covid-19 đã làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của thành phố và những cơ sở y tế trên địa bàn".
Bệnh viện Dã chiến Củ Chi là nơi tiếp nhận, điều trị cho các ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2 tại ổ dịch Tân Sơn Nhất
"Sau khi ghi nhận những báo cáo cụ thể về tình hình dịch, qua 3 ngày làm việc, chúng tôi nhận thấy công tác chuẩn bị, ứng phó với đợt dịch Covid-19 lần này của TPHCM diễn ra rất quyết liệt. Ngành y tế thành phố đã chủ động các phương án kiểm soát sân bay Tân Sơn Nhất ngay sau khi Vân Đồn có ca bệnh. Trường hợp bệnh nhân 1979 được phát hiện thông qua công tác sàng lọc, xét nghiệm chủ động. Các phương án truy vết, xét nghiệm, thu dung, điều trị đã được thực hiện chuyên nghiệp, năng lực xét nghiệm tăng cường đáng kể. Các khu phong tỏa được thực hiện theo nguyên tắc từ rộng thu hẹp dần để đảm bảo an toàn cho cộng đồng" - Thứ trưởng Trường Sơn cho biết.
Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn chia sẻ thông tin với phóng viên trong buổi thị sát công tác chống dịch tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi
Ngoài ra, công tác hỗ trợ từ trước của các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế cụ thể là Viện Pasteur đã nâng cao tính hiệu quả trong việc truy vết, xét nghiệm... Đến nay, năng lực của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố (HCDC) đã cơ bản đáp ứng được hoạt động phòng dịch, khoanh vùng, truy vết ca bệnh trên địa bàn.
Theo phân tích của PGS,TS Nguyễn Trường Sơn: "Việc đánh giá tình hình dịch bệnh trong thời gian tới còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề bởi sự phức tạp của quá trình lây nhiễm diễn ra trong đội bốc vác ở sân bay Tân Sơn Nhất. Khi phát hiện F2 dương tính, có nhiều giả thuyết về tình trạng này, có thể F1 đã nhiễm bệnh trước đó nhưng khi phát hiện được F2 thì F1 đã hết bệnh. Có thể F0 đã truyền cho F1 nhưng F1 lại âm tính thì F1 có thể là người bệnh trước đây, tức là ca bệnh F0 còn trường hợp F0 và F2 lại chính là trường hợp bị lây nhiễm bởi ca trung gian F1".
Cuộc chiến với dịch bệnh còn kéo dài nhưng lực lượng y tế đã sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra
Tuy nhiên, giả thuyết thứ 3 đáng lo ngại hơn Thứ trưởng Trường Sơn cho hay: "Có thể F2 không bị lây từ F1 mà là trường hợp trong cộng đồng từ đợt dịch trước nhưng không có triệu chứng. Ngành y tế đã chủ động mọi tình huống, xây dựng các phương án để tìm ra cơ sở khoa học giải thích cho các giả thuyết một cách rõ ràng nhất đặc biệt là vấn đề truy vết rộng trong cộng đồng theo chỉ đạo của Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam".
Thời điểm hiện tại ngành y tế đang tập trung truy vết, phát hiện, khoanh vùng và dập dịch. Việc truy vết F0 không phải là vấn đề chủ chốt nhưng vẫn được thực hiện. Trong trường hợp không tìm được F0 thì việc chống dịch vẫn sẽ áp dụng một cách quyết liệt nhất. Đối với chuỗi lây nhiễm Covid-19 trong sân bay Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng nhận định: "Đến nay ổ dịch trong sân bay ở nhóm bốc vác đã kiểm soát tương đối ổn, tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh ngoài cộng đồng vẫn chưa lường trước được vì trong ngày 10/2 thành phố có thêm 5 khu vực bị phong tỏa".
Các phân tích, giải mã trình tự gen của những trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 sẽ giúp ngành y tế dễ dàng hơn trong việc dập dịch
Tuy nhiên, đây là cơ hội để ngành y tế kịp thời truy vết, phát hiện các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng càng sớm càng tốt. Dự kiến, ngày mai Viện Pasteur, TPHCM sẽ giải xong trình tự gen của các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Kết quả này sẽ giúp ngành y tế lý giải được các đột biến của SARS-CoV-2 có phù hợp với tình hình thực tế đã và đang diễn ra hay không.
33 ca COVID-19 ở TP.HCM 'tưởng đơn giản nhưng nảy sinh bất ngờ' ra sao? Sau khi phát hiện bệnh nhân 1979 - làm việc tại sân bay Tân Sơn Nhất, đến nay TP.HCM ghi nhận thêm 32 ca mắc COVID-19, trong đó 18 ca từ F2 thành F0. Người dân đeo khẩu trang phòng COVID-19 tại ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất - Ảnh: XUÂN MAI Trong cuộc họp trực tuyến Ban chỉ đạo phòng...