McLaren bắt tay BMW phát triển siêu xe, SUV chạy điện
Hai thương hiệu đình đám là McLaren và BMW đã từng kết hợp để cho ra mẫu siêu xe McLaren F1 mang tính biểu tượng của những năm 1990.
McLaren và BMW được cho là sẽ tổ chức các cuộc họp kín để thảo luận về việc hợp tác cùng nhau một lần nữa để cho ra 2 mẫu xe điện, trong đó có một chiếc siêu xe và một chiếc SUV.
Theo Car Magazine, một nền tảng hoàn toàn mới cho xe điện McLaren và BMW có thể được đồng phát triển bởi hai công ty – tận dụng chuyên môn của McLaren trong sản xuất khung gầm bằng sợi carbon, và bí quyết về hệ thống truyền động điện của BMW.
Đây không phải lần đầu tiên hai ông lớn trong ngành công nghiệp ôtô hợp tác chế tạo xe. Trước đó, McLaren và BMW đã cho ra mắt mẫu siêu xe huyền thoại McLaren F1. Trong đó, McLaren chịu trách nhiệm thiết kế xe, còn BMW chế tạo động cơ V12 6.1L hút khí tự nhiên. Vào thời điểm ra mắt năm 1993, McLaren F1 là chiếc siêu xe nhanh nhất thế giới.
Ở lần hợp tác mới này, cả 2 thương hiệu sẽ cùng có lợi, BMW sẽ có thêm một siêu xe để đối đầu với các mẫu EV nhanh hơn, trong khi McLaren sẽ có chiếc SUV đầu tiên của hãng.
Thông tin hai McLaren và BMW hợp tác xuất hiện vào đúng thời điểm Audi, Mercedes-AMG, Porsche chuẩn bị cho ra mắt các mẫu xe điện hiệu suất cao mới. Là một thương hiệu “tên tuổi” trong trong thị trường xe điện, BMW không muốn bị tụt lại khỏi cuộc đua xe năng lượng sạch và thương hiệu này đang nhắm đến việc giành lấy thị phần thông qua sự hợp tác với McLaren.
Hiện tại, dải sản phẩm xe điện hiệu suất cao của BMW chỉ mới có M1 và i8, tuy nhiên cả 2 mẫu xe này đều chưa tạo được dấu ấn về doanh số. Chính điều này khiến hãng xe Đức cân nhắc tới việc hợp tác với McLaren, thương hiệu có bề dày kinh nghiệm trong việc sản xuất siêu xe.
Video đang HOT
Còn với nhà sản xuất siêu xe Anh quốc, hãng đang muốn lấn sân sang nhóm EV SUV, và BMW là cái tên phù hợp nhất khi có kinh nghiệm trong việc chế tạo chiếc iX.
Những chiếc siêu xe McLaren đã ra đời như thế nào?
Trải qua gần nửa thế kỷ phát triển, McLaren trở thành hãng siêu xe danh tiếng và được nhiều tập đoàn ôtô lớn lên kế hoạch mua lại.
McLaren là thương hiệu siêu xe Anh quốc khá đình đám với nhiều mẫu xe tiêu biểu như F1, P1, Senna, 650S hay 720S, sánh ngang với những hãng siêu xe như Ferrari, Lamborghini...
Doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh (Minh Nhựa) là người tiên phong trong thú chơi McLaren tại Việt Nam với việc sở hữu chiếc 650S Spider vào cuối năm 2015.
Số lượng McLaren tại Việt Nam hiện đã lên đến con số 30, bao gồm nhiều mẫu xe khác nhau như 570S, 650S, 720S, 765LT, GT và mẫu hypercar Senna.
McLaren bắt đầu hình thành từ năm 1963
Câu chuyện của McLaren bắt đầu từ nhà thiết kế, lái xe, kỹ sư và tay đua người New Zealand Bruce McLaren. Ông là một trong những tay đua đầu tiên cầm lái chiếc Ford GT40 giành chiến thắng tại giải đua Le Mans.
Sau khi chứng tỏ mình là một tay đua thực thụ, ông đã thành lập Bruce McLaren Motor Racing (BMR) vào năm 1963 để tham gia đua F1 vào năm 1966. Tuy nhiên, vào năm 1970, trong khi thử nghiệm chiếc McLaren M8D tại trường đua Goodwood, Anh, ông gặp tai nạn và qua đời.
Bruce McLaren lúc sinh thời. Ảnh: CarBuzz.
BMR sau đó được Ron Dennis, một thợ máy chuyên xây dựng các đội đua mua lại. Dennis thành lập Tập đoàn McLaren và McLaren Cars được thành lập vào năm 1985.
Chiếc xe thương mại đầu tiên của Tập đoàn Anh quốc là McLaren F1 được ra mắt vào năm 1992. Đây cũng là mẫu xe tiền đề trong việc áp dụng thiết kế và công nghệ xe đua, vốn là "kim chỉ nam" cho những mẫu xe về sau của hãng.
Thời điểm mới ra mắt, McLaren F1 lập kỷ lục là chiếc xe thương mại nhanh nhất thế giới. Hiện nay, đây vẫn được xem là mẫu xe thương mại vĩ đại nhất được sản xuất.
Động cơ V12, sản sinh công suất lên đến 618 mã lực, thời gian tăng tốc 0-100 km/h chỉ 3,2 giây, khung gầm carbon monocoque và thiết kế hệ thống treo tiên tiến, khiến giá trị của những chiếc McLaren F1 luôn tăng theo thời gian.
McLaren từng không sản xuất xe mới trong vòng 10 năm
Sau khi McLaren F1 ngừng sản xuất vào năm 1998, hãng xe Anh quốc trở nên "án binh bất động" cho đến năm 2007 - thời điểm McLaren bắt đầu thử nghiệm Ferrari 360. Sau đó, hãng đã thuê Frank Stephenson làm giám đốc thiết kế và bắt đầu bắt đầu lên ý tưởng cho mẫu xe MP4-12C, sau này được rút ngắn chỉ còn 12C.
Xe được thiết kế, chế tạo hoàn toàn bởi McLaren. Quá trình sản xuất bắt đầu từ năm 2011. Chiếc McLaren 12C được trang bị động cơ V8, sản sinh công suất lên đến 592 mã lực, với khối lượng khô chỉ vỏn vẹn 1.301 kg.
Nhờ đó, mẫu xe này chỉ mất 2,8 giây để đạt vận tốc 100km/h từ trạng thái tĩnh, cùng khả năng giảm tốc 200-0 km/h trong vòng 5 giây.
Mẫu xe McLaren MP4-12C. Ảnh: CarBuzz.
Tương tự McLaren F1, 12C vẫn được áp dụng nhiều công nghệ từ xe đua F1 như khung gầm liền khối làm từ sợi carbon với khối lượng chỉ 77 kg và hệ thống treo thủy lực thay thế lò xo truyền thống, bộ giảm chấn và thanh chống lật.
McLaren là hãng xe đầu tiên sử dụng sợi carbon trên xe thương mại
Những mẫu xe thương mại của McLaren đều phụ thuộc nhiều vào sự tiên phong của hãng trong công nghệ xe đua. Hãng xe Anh quốc còn là đơn vị tiên phong trong việc phát triển vật liệu composite, mang lại sự nhẹ nhàng và mạnh mẽ cho những mẫu xe của mình.
Vào năm 1981, McLaren đã chế tạo thành công khung gầm liền khối làm từ sợi carbon đầu tiên cho xe đua F1 và dành chiến thắng tại giải đua British Grand Prix năm đó với công nghệ này.
McLaren F1 là mẫu xe thương mại đầu tiên trên thế giới được áp dụng chất liệu carbon. Ảnh: CarBuzz.
Độ an toàn của khung gầm được chế tạo từ chất liệu này cũng được chứng minh khi bảo vệ thành công tay đua John Watson trong một vụ tai nạn ở tốc độ 225 km/h tại Monza. Hãng xe Anh quốc cũng chính là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng chất liệu carbon trên xe thương mại với chiếc siêu xe McLaren F1.
Dòng xe thuần đua đầu tiên của hãng không phải là McLaren F1
Mặc dù McLaren F1 là chiếc xe thương mại đầu tiên được sản xuất của hãng xe Anh quốc của công ty, Bruce McLaren, trước khi qua đời đột ngột vì tai nạn của mình, từng tự chế tạo thành công một chiếc xe thương mại có tên gọi M6GT, với sự kết hợp giữa khung thân và khung gầm thể thao cùng động cơ Chevrolet độ.
Phiên bản thử nghiệm của M6GT do Bruce McLaren chế tạo. Ảnh: CarBuzz.
Ông yêu thích đến độ sử dụng phiên bản thử nghiệm này làm xe hàng ngày và từng có ý định đưa vào sản xuất thương mại với số lượng giới hạn chỉ 250 chiếc.
Trung tâm công nghệ rộng lớn
Tại Woking, Surrey, Vương quốc Anh, người hâm mộ có thể tìm đến và tham quan khu đất rộng 500.000 mét vuông của Tập đoàn McLaren. Tòa nhà chính gây ấn tượng với một hồ nước lớn và thiết kế hình bán nguyệt được đảm nhiệm bởi kiến trúc sư Norman Foster.
Có thêm bốn hồ nước nữa trong khuôn viên cùng 59 triệu lít nước được bơm qua các bộ làm mát của tòa nhà. Tòa nhà thứ hai là Trung tâm Sản xuất của McLaren, được xây dựng vào năm 2011. Tại đây còn có thêm nhà hàng với sức chứa lên đến 700 khách, quầy bar, hồ bơi và phòng tập gym.
Tập đoàn McLaren có diện tích lên đến 500.000 m2. Ảnh: CarBuzz.
Với diện tích lớn, nhiều người ví von để cắt cỏ tại đây, người ta phải di chuyển quãng đường lên đến 32 km. Các kỹ sư của McLaren đã lắp đặt hơn 600 km hệ thống cáp điện và điều khiển để vận hành nơi này.
McLaren thậm chí còn tự chế tạo và được cấp bằng sáng chế cho một loại vít sử dụng trong các tòa nhà.
McLaren từng sản xuất series phim hoạt hình riêng
Trong chiến dịch truyền thông cho thương hiệu, Mclaren từng sản xuất một series phim hoạt hình dài tập kéo dài ba mùa, với sự góp mặt của nhiều tay đua nổi tiếng như Jenson Button, Fernando Alonso, Lewis Hamilton, Kevin Magnussen, Sergio Pérez và bình luận viên xe đua huyền thoại người Anh Murray Walker.
30 tập đã được xuất bản trên kênh YouTube của hãng xe Anh quốc, cũng như được phát sóng trên kênh truyền hình Sky Sports 1 tại Vương quốc Anh trước các giải đua Grand Prix và được đánh giá rất cao về độ hài hước và hóm hỉnh.
5 tiếng vang của McLaren: Mục số 2 quan trọng với cả làng siêu xe ngày nay Hàng loạt nguồn tin từ Anh và Đức khẳng định McLaren và Volkswagen/Audi đang thương thảo những điều kiện cuối cùng. Nhưng dù là gì thì dưới đây là 5 điểm sáng cần biết của hãng xe Anh Quốc. Cuốn sách McLaren có chương đầu "đặt bút" vào 1963 Câu chuyện xoay quanh McLaren khởi đầu từ kỹ sư, nhà thiết kế và...