McDonald’s ngừng kinh doanh tại Crimea
Tập đoàn đồ ăn nhanh nổi tiếng của Mỹ McDonald’s vừa tuyên bố đóng cửa vô thời hạn chuỗi cửa hàng tại Crimea. Trước đó một công ty vận chuyển bưu phẩm quốc tế cũng đã ngừng hoạt động tại bán đảo này do tác động từ lệnh trừng phạt của phương Tây.
Một cửa hàng McDonald’s chăng dây đóng cửa tại Crimea.
McDonald’s là tập đoàn kinh doanh đầu tiên của Mỹ công bố kế hoạch ngừng hoạt động tại Crimea sau khi bán đảo này chính thức sáp nhập vào Liên bang Nga hôm 21/3.
McDonald’s giải thích quyết định này được đưa ra hoàn toàn trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh doanh và không liên quan đến chính trị.
“Do bị ngừng cung cấp các dịch vụ tài chính và ngân hàng cần thiết nên chúng tôi buộc phải đóng cửa 3 nhà hàng tại Crimea”, tuyên bố của McDonal’s nêu rõ.
Tuy nhiên, việc tập đoàn này dừng hoạt động vô thời hạn tại Simferopol, Sevastopol và Yalta, đồng thời chuyển các nhân viên từ Crimea về Ukraine làm việc được giới phân tích nhìn nhận dưới góc độ khác. Theo họ, đây là biểu hiện rạn nứt tiếp theo trong quan hệ giữa Nga và phương Tây vốn đã xuống tới mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh
Nhận định này không phải không có lý nếu đối chiếu với tuyên bố gần đây của phó phát ngôn viên Quốc hội Nga Vladimir Zhirinovsky, người đã công khai yêu cầu McDonal’s chấm dứt toàn bộ hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Nga.
Video đang HOT
“Sẽ tốt hơn nếu họ cũng đóng cửa tại đây… Pepsi-Cola sẽ là ứng cử viên tiếp theo”, ông Zhirinovsky được dẫn lời nói.
McDonal’s là tập đoàn đồ ăn nhanh đầu tiên vào thị trường Nga hoạt động và hiện có tới hơn 400 cửa hàng tại nước này. Năm 2012, chuỗi cửa hàngMcDonal’s tại Nga có doanh thu cũng như lượng khách hàng lớn nhất thế giới. Năm 2013, các Nga đứng trong top 7 thị trường tiềm năng nhất thế giới của tập đoàn này. Do đó, việc đóng cửa hoạt động tại Crimea và có thể tại Nga sẽ ảnh hưởng lớn đến doanh số của tập đoàn trong thời gian tới.
Không chỉ McDonal’s, nhiều công ty và tập đoàn kinh doanh khác cũng đang rất lo lắng về hiệu quả kinh doanh tại Crimea do tác động của những diễn biến chính trị căng thẳng gần đây cũng như các lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu đối với Nga.
Trong tuyên bố đưa ra tuần trước, một công ty vận chuyển bưu phẩm quốc tế có trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ, cũng đã tuyên bố ngừng hoạt động tại Crimea.
Khánh Hà
Tổng hợp
Theo Dantri
Nga đòi Ukraine trả nóng 11,4 tỷ USD
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga ngày 5/4 đã chính thức yêu cầu Ukraine phải trả ngay 11,4 tỷ USD tiền chiết khấu giá mua khí đốt. Động thái có thể khơi mào cho một cuộc chiến pháp lý và làm gián đoạn nguồn cung khí đốt cho Tây Âu.
Ukraine sẽ phải thanh toán ngay các khoản nợ cho Nga nếu không muốn bị cắt nguồn cung khí đốt.
Theo Chủ tịch Gazprom Alexei Miller, lý do đòi lại tiền là vì chính phủ Nga đã hủy bỏ thỏa thuận Kharkov ký với chính quyền Ukraine trước đây.
Thỏa thuận quy định Ukraine được mua khí đốt của Nga với giá ưu đãi cho đến năm 2017, để đổi lại việc cho Mátxcơva tiếp cận các cơ sở tại quân cảng Sevastopol thuộc Crimea.
"Tổng số tiền chiết khấu tính từ nay cho đến năm 2017 là 11,4 tỷ USD. Số tiền chiết khấu này trên thực tế là khoản thanh toán mà Nga đã trả trước cho việc thuê căn cứ của Hạm đội Biển Đen ở Sevastopol. Nhưng nay Sevastopol và phần còn lại của bán đảo Crimea đã được sáp nhập vào Nga nên Ukraine sẽ phải hoàn trả lại", ông Miller giải thích trong buổi trả lời phỏng vấn đài truyền hình Nga. "
Ngoài việc đòi số tiền trên, Gazprom cũng yêu cầu Kiev phải lập tức thanh toán số tiền mua khí đốt thời gian gần đây với tổng trị giá trên 2,2 tỷ USD.
Hiện phía Ukraine chưa đưa ra phản ứng với tuyên bố của Gazprom, song quyền Thủ tướng nước này Arseniy Yatsenyuk dọa sẽ kiện Nga ra tòa về việc tăng giá khí đốt bán cho Ukraine.
Theo ông Yatsenyuk, hai đợt tăng giá khí đốt trong 3 ngày của Nga là một dạng "xâm lược kinh tế" nhằm trừng phạt ban lãnh đạo mới của Ukraine vì lật đổ chế độ được Mátxcơva hậu thuẫn hồi tháng trước.
"Việc gây sức ép chính trị này là không thể chấp nhận. Chúng tôi không chấp nhận mức giá 485,5 USD/1.000 m3 khí đốt. Nga đã không thể thâu tóm Crimea bằng biện pháp xâm lược quân sự và nay tiếp tục ý đồ chiếm Ukraine bằng xâm lược kinh tế", ông Yatsenyuk phát biểu tại phiên họp chính phủ ngày 5/4.
Ông cảnh báo sẽ đưa nước láng giềng phía Đông ra tòa án trọng tài để giải quyết tranh cãi về giá khí đốt, động thái có thể gây gián đoạn nguồn cung khí đốt cho Tây Âu.
Trong tuần qua, Gazprom đã tăng 81% giá khí đốt bán cho Ukraine từ 268,5 USD lên 485,5 USD/1.000 m3, bằng với mức giá cao nhất ở châu Âu.
Trước tình thế này, Liên minh châu Âu (EU) cho biết sẽ tạo diễn đàn đối thoại với hai bên để tìm kiếm giải pháp.
"EU sẽ tiếp tục hợp tác với Nga và Ukraine để giảm bớt căng thẳng giữa 2 nước nhưng cũng sẽ để ngỏ phương án áp đặt các trừng phạt", đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Catherine Ashton, cho biết tại hội nghị không chính thức các ngoại trưởng EU diễn ra trong 2 ngày 4-5/4 tại Athens, Hy Lạp.
"Chúng tôi thống nhất quyết tâm cùng hành động đối phó với mối đe dọa đối với chủ quyền và sự ổn định của Ukraine", bà nói thêm tại buổi họp báo sau khi kết thúc hội nghị.
Tuy nhiên, bà cũng cho biết sẽ thuyết phục Nga làm dịu tình hình.
Theo Dantri
Tình báo Mỹ chuẩn bị 20 năm cho đảo chính tại Ukraine Trang mạng Nga Vesti dẫn lời cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc (NSA) Mỹ, ông Scott Rickard phát biểu trong cuộc phỏng vấn một trong các kênh truyền hình cho biết các cơ quan tình báo Mỹ đã chuẩn bị 20 năm cho cuộc đảo chính tại Ukraine. Điều này có nghĩa là sự hiện diện kịch bản của nhà tư...