MC Thảo Vân xúc động trước tình cảm của cha Công Lý
Thảo Vân chia sẻ ông nội của bé Tít là người ông hiền từ, bao dung và mẫu mực.
Chương trình Cháu ơi, cháu à – một trong những chương trình truyền hình thực tế đầu tiên ở Việt Nam có đối tượng người già tham gia – vừa lên sóng tập đầu tiên hôm 14/1. Tập này là hành trình chinh phục thử thách của ông cháu bé Lê Công Gia Bảo (Tít) – con trai của MC Thảo Vân và diễn viên Công Lý.
Ông nội của bé Tít bị tai biến cách đây hơn 10 năm, nên gần như không còn nghe được. Trong chương trình, Tít phải dùng ký hiệu đặc biệt hoặc viết lên tay để giao tiếp với ông. Tuy vậy, hai ông cháu phối hợp rất ăn ý, lần lượt vượt qua thử thách. Theo chia sẻ của bà nội Tít, giữa ông và cậu bé như có “thần giao cách cảm” nên hiểu ý rất nhanh.
Tít viết lên tay để giải thích nhiệm vụ cho ông. Ảnh: BTC.
Ở tập 1 của Cháu ơi, cháu à, Tít và ông nội được giao cho nhiệm vụ tương đối phức tạp – lắp ráp một chiếc xe đạp trong 2 giờ đồng hồ. Diễn viên Công Lý nhận định đây là thử thách khó với Tít vì cậu bé gần như không biết gì. Tuy nhiên, ông nội Công Vị lại là người giàu kinh nghiệm, có thể lắp được cả xe máy. Cuối cùng, hai ông cháu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Ông nội tâm sự Tít đóng vai trò là người đàn ông trong gia đình nên phải cố gắng làm những chuyện phụ nữ không làm được như sửa bóng điện, van nước bị hỏng…
“Tít đang ở với mẹ, mẹ không làm được những việc đó. Dù mẹ giỏi ở lĩnh vực khác. Nhiệm vụ của Tít là phải gánh vác những việc đó, làm trụ cột trong gia đình”.
Ông nội dặn Tít phải yêu quý chiếc xe đạp. Ảnh: BTC.
Ông chia sẻ thêm tuổi của ông rất muốn được gần các cháu để gửi gắm tình cảm và truyền đạt kiến thức, dù có thể không phù hợp với thời đại. Ông còn dặn dò Gia Bảo phải biết yêu quý chiếc xe đạp vì bà nội, mẹ và nhiều người khác trong gia đình trưởng thành một phần nhờ chiếc xe đạp.
Video đang HOT
Những lời tâm sự của cha diễn viên Công Lý trong chương trình khiến MC Thảo Vân rất xúc động. Chị viết trên trang cá nhân: “Ông nội đúng là hình ảnh người ông hiền từ, bao dung, mẫu mực. Nghe ông dạy con, nghe giọng ông có khoảnh khắc lạc đi khi nói rằng con cần biết làm nhiều thứ để giúp mẹ, vì mẹ chỉ có một mình mà mẹ muốn oà khóc.
Mẹ tin tích tắc ấy hầu hết khán giả không nhận ra, nhưng mẹ thì nhận rõ và mẹ hiểu ông vẫn luôn thương mẹ. Ông vẫn luôn nhân hậu như thế. Có lẽ đấy cũng là lý do quan trọng để con đã lớn lên với trái tim nồng ấm khi bên con là cả trời yêu thương…”.
Sau khi Thảo Vân và Công Lý chia tay, Tít ở với mẹ. Trong ảnh: Ông bà nội đến chúc mừng sinh nhật Tít. Ảnh: FBNV.
Bên cạnh đó, Thảo Vân cũng bày tỏ niềm hạnh phúc khi chứng kiến tình cảm Tít dành cho ông nội: “Cho đến lúc này, con đã biết yêu thương và biết vì người khác, như mong muốn lớn nhất của mẹ. Và đặc biệt là con luôn là chính con”.
Theo Zing
'Cha đẻ' Táo quân: Ai đó thích Công Lý còn tôi kết Chí Trung
NSND Khải Hưng - "cha đẻ" của Táo quân - đã có những chia sẻ về tình thân với diễn viên Lê Tuấn Anh, thích cách diễn xuất của Chí Trung và những câu chuyện hậu trường Táo quân.
- Ông được coi là "cha đẻ" của Táo quân, vậy nhìn lại những chương trình ông từng tham gia ông có suy nghĩ gì?
- Táo quân không phải là chương trình chúng tôi nghĩ ra đầu tiên. Nó xuất phát từ chương trình Táo ông và Táo bà của Đài truyền hình TP.HCM. Bỗng nhiên một năm chúng tôi làm Gặp nhau cuối tuần có chương trình Gặp nhau cuối năm và rất nhiều format đưa ra bàn luận và cuối cùng quyết định sẽ làm Táo quân.
Lúc đầu chỉ chọn Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngọc Hoàng, chính vai Ngọc Hoàng cũng chọn vài người, Nam Tào, Bắc Đẩu cũng chọn vài anh và sau đó mới đóng đinh bộ ba Quốc Khánh, Công Lý, Xuân Bắc và đây là công sức của tập thể VFC, trong đó công sức của anh Đỗ Thanh Hải.
Bộ ba đóng đinh Táo quân hiện nay là Quốc Khánh, Công Lý và Xuân Bắc.
- Chương trình Táo quân lên sóng được nhiều người yêu thích là nhờ khâu kịch bản, diễn viên tung hứng ăn ý hay áp lực kịch bản liệu có được giữ nguyên hay đã bị cắt. Theo ông, trong ba khâu kể trên cái nào gây khó khăn cho những người sản xuất nhất?
- Theo tôi là cả 3. Đầu tiên là kịch bản, Táo quân hầu như không có kịch bản cụ thể, chỉ là ý tưởng đưa cho diễn viên và họ tự bịa ra lời. Luôn luôn phải có 4 - 5 thư ký ngồi ghi âm, ghi chép lại và phải thay đổi đến 4 - 5 lần mới trở thành kịch bản hoàn chỉnh.
Tôi có những kỷ niệm không quên, đó vào ngày 30 tết cách đây chục năm khi Táo quân hình thành, chiều 30 tết duyệt lần cuối với Tổng giám đốc của VTV. Ông đề nghị cắt 3 - 4 chỗ mà thời điểm đó anh em dựng về hết, Đỗ Thanh Hải trốn vì đoán sẽ phải cắt chỗ này chỗ kia. Cuối cùng tôi phải gọi một anh kỹ thuật lên và cùng ngồi cắt để đưa sang cho Tổng giám đốc xem lần cuối trước khi nó được phát sóng.
- Có khó khăn với ông không khi phải lựa chọn một nghệ sĩ đóng Táo quân duyên dáng nhất?
- Chả có gì khó khăn cả. Có thể bạn thích Quốc Khánh, Công Lý nhưng tôi lại thích Chí Trung. Tôi thích cách ông ấy diễn, nhả chữ, sáng tạo và làm việc rất đúng giờ. Có thể tôi cũng thích những người khác nữa nhưng không thích bằng Chí Trung.
Nhiều khán giả nghĩ Táo quân là chương trình tổng kết và năm nào phê phán ít dễ bị chê là nhạt. Ông nghĩ như thế nào khi mọi người mặc định Táo quân chỉ phê phán những điều chưa làm được chứ không phải những điều đã làm được trong một năm?
- Thực ra những lời phê trên mạng xã hội còn mạnh, nhanh hơn nhiều và chúng ta đều biết hơn nhiều chứ Táo quân chỉ là chương trình cuối cùng nói lại bằng góc độ hài hước chứ không phải Táo quân mở đầu cho cuộc công kích về thói hư, tật xấu một vấn đề của xã hội. Những vấn đề nóng bỏng của năm được đưa lên có vui có buồn chứ nói Táo quân chỉ công kích xã hội thì không phải tiêu chí ấy.
- Bộ phim "Mẹ chồng tôi" đưa tên tuổi ông đến với nhiều khán giả hơn vậy đây có phải là bộ phim ông yêu thích nhất?
- Nếu không có Mẹ chồng tôi sẽ không có Văn nghệ chủ nhật. Bộ phim bẻ ngoặt khuynh hướng làm phim vì thời gian ấy Sài Gòn rộ lên làm phim video, phim mì ăn liền và Mẹ chồng tôi xuất hiện một cách nhìn mới về cuộc sống. Có thể nhiều người đánh giá phim thích nhất bằng giải thưởng nọ, giải thưởng kia nhưng tôi phim nào của mình cũng thích vì thích mới làm.
- Khi còn nhỏ tôi có xem bộ phim "Lời nguyền của dòng sông" và đã rơi nước mắt vì xúc động. Trong hành hành làm phim hẳn ông thường xuyên nhận được những tình cảm của khán giả giống như tôi chia sẻ với ông ngày hôm nay?
- Lời nguyền của dòng sông là bộ phim nếu không có nó sẽ không có phim truyền hình. Đó không phải là phim lần đầu tiên tôi làm, hình như phim thứ 4 - 5 gì đó, nhưng những phim trước rơi tõm vào không trung. Từ một truyện ngắn tôi chưa bao giờ đọc, chỉ nghe một anh kể lại, tôi bị ám ảnh bởi câu chuyện đó và đêm về kỳ cạch máy chữ bắt đầu tự hồi tưởng viết ra. Sau này tôi biết đó là truyện của anh Nguyễn Quang Thiều.
Sau khi làm xong, phim bị cấm chiếu, tôi chán nản 5 - 6 tháng trời nhưng rất tình cờ băng phim vứt lăn lóc ở Hội điện ảnh, một ông ở hội điện ảnh gửi cho LHP quốc tế để xem thử và họ chọn phim đi tham dự phim quốc tế.
Tôi được mời dự liên hoan phim cũng nghĩ chẳng có cơ hội trúng giải vì khi làm phim kinh phí quá hẻo nhưng đêm trao giải họ bắt đầu đọc từ giải bét trở lên bằng tiếng Pháp tôi nghe lõm bõm hiểu. Đến giải cuối cùng đọc đến phim của tôi, lúc ấy mới ngớ người ra.
Sau đó Đài truyền hình họp báo và công bố giải thưởng dành cho bộ phim của tôi. Nhờ giải thưởng ấy, phim mới bắt đầu được phát sóng. Đợt phát sóng đầu tiên, tôi đổi phim Mùa hoa cải bên sông thành Lời nguyền của dòng sông nhưng Tổng giám đốc bắt tôi giữ nguyên tên Mùa hoa cải bên sông. Buổi chiếu đầu tiên bộ phim cũng được đón nhận nồng nhiệt của khán giả, sau đó phim được chiếu lại và trả lại đúng tên Lời nguyền của dòng sông.
Bộ phim ấy có ý nghĩa bởi nếu không có giải, không có cuộc họp báo người ta chẳng bao giờ biết đến phim truyền hình là gì và từ đó tôi mới sản xuất đều đều các phim Mẹ chồng tôi, Gió qua miền tối sáng.
NSND Khải Hưng.
- Ông vừa nhắc đến "Gió qua miền tối sáng" và bộ phim này ông mời diễn viên Lê Tuấn Anh tham gia cùng với những diễn viên miền Bắc. Với những ngôi sao nổi tiếng một thời từng hợp tác ông có thường xuyên liên lạc với họ? Ông nhận xét ra sao về diễn viên Lê Tuấn Anh?
- Tôi và Lê Tuấn Anh rất thân nhau. Gió qua miền tối sáng cũng là vai cuối cùng của Lê Tuấn Anh. Bởi khi anh ấy gặp tôi đã nghĩ tới giải nghệ vì muốn trở thành đạo diễn. Tuấn Anh thi vào trường Sân khấu điện ảnh Hà Nội vào đúng lớp tôi chủ nhiệm. Đây là khóa đầu tiên tôi dạy và Lê Tuấn Anh là học trò.
Lê Tuấn Anh rất có khả năng làm phim nhưng kén phim. Anh ấy có làm vài ba bộ phim một tập chiếu trên truyền hình khá thành công. Thế nhưng anh ấy không tiếp tục vì thấy điều kiện làm phim không thích hợp với anh ấy.
Theo Vietnamnet
'Cô Đẩu' Công Lý: Tôi rất ghét giả gái Nam diễn viên nổi tiếng với vai Bắc Đẩu trong chương trình Táo quân cho biết anh rất ghét phải vào dạng vai "nửa váy nửa quần" vì cảm thấy không thoải mái. Chiều 8/1, Công Lý xuất hiện trong buổi họp báo ra mắt phim hài Tết Giời rụng cùng nghệ sĩ Trà My, Phú Thăng tại Hà Nội. Dịp Tết năm...