MC Quốc Khánh viết thư gửi phóng viên ném điện thoại
Nam MC chia sẻ những suy nghĩ của anh xoay quanh chuyện phóng viên Sỹ Khỏe vội vã vứt điện thoại khi đang đổ chuông trong chương trình Chào buổi sáng.
Hành động ném chiếc điện thoại của phóng viên Sỹ Khỏe trong một chương trình truyền hình gây xôn xao dư luận những ngày qua. Là một đồng nghiệp, MC Quốc Khánh đã có những chia sẻ và cảm thông với công việc của người làm truyền hình.
“Thư gửi anh Khoẻ, người ném điện thoại trong trường quay Chào buổi sáng! Anh Khoẻ, em hy vọng anh vẫn là người em biết, làm phóng sự giản dị hấp dẫn, mê bóng đá, thích MU và đặc biệt là không dùng Facebook.
MC Quốc Khánh bên MC Hoài Anh.
Em kể anh nghe nhé, hơn ngày qua nhiều người lấy anh ra làm trò cười lắm vì cái động tác quyết đoán là ném một con S3 thẳng xuống sàn trường quay và em nói thật là mọi thứ nó nằm ở chính cái tiếng cộp rất vô duyên đó.
Em biết lắm chứ, lần cuối cùng anh lên hình trường quay (chắc cũng phải 5 năm trước nhỉ) thì sàn S6 vẫn là thảm và cái micro vẫn là cái mà người ta hay dùng ở hàng karaoke nên lấy đâu ra cái tiếng cộp. Anh học bọn dẫn chúng em cái thói quen ném điện thoại khi quên tắt chuông phải không?Úi anh ơi, giờ sàn trường quay mình bằng gỗ rồi và cái mic thì nhạy lắm, vả lại ném điện thoại trong trường quay là cả một nghệ thuật, phải có luyện tập đấy anh. Lần gần đây nhất em quên tắt, em ném con Iphone của em cho Huy quay phim, cái thằng đấy cứ cái gì giá trị hơn 10 triệu đồng là nó bắt không bao giờ trượt” – MC Quốc Khánh viết.Không chỉ chia sẻ với phóng viên Sỹ Khỏe về tình huống xảy ra trong lúc đang tác nghiệp, MC Quốc Khánh còn đưa ra gợi ý: “Theo em lần sau anh cứ bình thản lấy ra nghe bảo người ta gọi lại sau rồi quay lại cười tươi: ‘Lâu lắm mới được lên tivi, bà con dưới quê gọi điện hỏi có phải trực tiếp không, mong là họ đã có câu trả lời. À chị Diệp chị hỏi tôi câu gì rồi nhỉ?’.Cũng theo MC Quốc Khánh, những ngày qua có rất nhiều đồng nghiệp an ủi, chia sẻ và bảo vệ phóng viên Sỹ Khỏe. “Em hỏi anh thật, rời khỏi trường quay anh đã bóp cổ đứa nào tổ chức sản xuất phần khách mời chưa anh, nguyên tắc của nó là phải nhắc khách mời tắt điện thoại di động đấy nhé!” – Quốc Khánh nói.
Video đang HOT
MC Quốc Khánh chia sẻ thêm: “20 năm trước khi anh làm nghề này, khán giả muốn góp ý thì cũng phải viết thư ra bưu điện gửi rồi lại phải chờ hộp thư truyền hình phát sóng tối thứ 5 hàng tuần (mà hồi đấy cũng chỉ có thư khen hoặc mấy thắc mắc kiểu bị viêm họng uống thuốc gì mới được chọn thôi anh).
Giờ thì chỉ 30 giây là một ông nhóc bằng tuổi con anh đã trích nguyên cả clip lên facebook mà cười khà khà rồi. Thế nên em mới bảo anh (hoặc là cái đứa mắc lỗi thực sự) hãy enjoy đi, đây là một phần của công việc, không thể hy vọng cả mấy chục triệu dân ai cũng vỗ vai an ủi “tai nạn nghề nghiệp ấy mà” được, tự cắn cấu mình để lần sau nhớ nhắc khách mời tắt điện thoại. Thôi em chúc anh ăn ngon ngủ ngon, em phải đi tập ném điện thoại đây. Anh còn may đấy, bạn bè em nham hiểm lắm giờ toàn nhè lúc mình lên hình để gọi điện kiểm tra xem tắt máy chưa thôi”.
Theo Anh Phương/ Vietnamnet
Mỹ: Mẹ 103 tuổi mới gặp con sau hơn 80 năm ly biệt
Suốt hơn 80 năm, người mẹ vẫn không thôi nghĩ về đứa con bé bỏng của mình.
Một bà mẹ 102 tuổi ở Mỹ đã vô cùng sung sướng và ngạc nhiên khi được đoàn tụ cùng cô con gái mà bà đã cho làm con nuôi hơn tám thập kỷ trước.
Năm 1928, bà Minka Disbrow mang thai và sinh hạ một bé gái ở tuổi 16 sau khi bị một kẻ lạ mặt cưỡng hiếp trong rừng gần ngôi nhà ở bang Nam Dakota, Mỹ.
Theo quyết định của bố mẹ, bà buộc phải đem cho đứa con gái bé bỏng mà bà đặt tên là "Betty Jane" cho người khác, thế nhưng bà vẫn không bao giờ quên đứa con đó và vẫn viết hàng chục lá thư gửi tới tổ chức chuyên nhận con nuôi mang tên Nhà Tình thương trong nhiều năm trời để khẩn cầu tin tức về con mình.
Tuy nhiên bà không biết được rằng cô con gái nhỏ của bà đã được đổi tên là Ruth và đã trải qua tuổi thơ hạnh phúc với bố mẹ nuôi. Đến lúc lớn lên, Ruth không hề có ý định tìm lại người bà mẹ đã bỏ rơi mình sau khi dứt ruột đẻ ra.
Mãi đến khi hơn 70 tuổi, bà Ruth bị ốm và con cái của bà đề nghị bà nghiên cứu hệ thống gen để tìm lại máu mủ ruột rà. Bà đã vô cùng ngạc nhiên khi nhận được một bưu kiện hơn 60 lá thư viết tay, và từ tên người gửi đề trên phong bì, bà dễ dàng tra được số điện thoại của mẹ đẻ mình.
Sau khi gọi điện và biết tin mẹ mình còn sống, bà Ruth Lee và người mẹ Disbrow của mình được đoàn tụ bên nhau và trở thành những người bạn thực sự thấu hiểu nhau.
Bà Ruth cầm trong tay bức ảnh hai mẹ con ngày đoàn tụ sau hơn 80 năm
Con gái của bà Ruth là Cathy LaGrow đã viết một cuốn sách kể về cuộc đoàn tụ của hai mẹ con với tựa đề The Waiting (tạm dịch là Sự Chờ đợi), kể về giây phút hội ngộ của hai mẹ con được mô tả như "hai chị em" này.
Bà Ruth xúc động: "Bà ấy chưa bao giờ lãng quên tôi."
Bà Disbrow kể lại rằng khi bị một người lạ mặt cưỡng hiếp khi đang đi chơi với bạn ở trong khu rừng gần nhà, bà không hề có khái niệm gì về việc mang thai vì mới chỉ là một thiếu nữ 16 tuổi. Chỉ đến khi mẹ của bà phát hiện ra cái bụng lùm lùm của con gái, bà mới biết rằng mình đã mang thai.
Sau khi sinh con vào tháng 5/1929, bà không có một ký ức nào về đứa con của mình ngoài một bức ảnh với tựa đề "Đứa con gái bé bỏng đáng yêu nhất thế giới - Betty J." Sau khi bị bố mẹ ép cho đi đứa con, bà đã viết nhiều lá thư đầy cảm động tới Nhà Tình thương ở Sioux Falls cho đến khi bà sinh một đứa con khác vào năm 1947.
Một lá thư được viết vào tháng 6/1929 có đoạn: "Đức Cha có quan tâm đến nó không, họ có thích nó không, và họ nói gì về nó. Và các ông bà có cho nó mặc đẹp không?"
Bức thư cuối cùng của bà kết thúc bằng dòng chữ: "Tôi rất cảm kích nếu được giữ liên lạc với các ông bà, và nếu các ông bà có bất cứ tin tức nào của Betty, tôi sẽ rất vui mừng được biết hiện nay nó thế nào."
Trong suốt hơn 80 năm qua, bà Disbrow vẫn không ngừng nghĩ về cô con gái nhỏ mà mình đã cho đi, và vẫn luôn cầu nguyện cho nó trong mỗi ngày sinh nhật.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ New York Post, bà Disbrow cho biết bà vẫn không thể tưởng tượng được rằng cô con gái bé bỏng ngày nào của mình giờ đây đã là một bà lão ngoại bát tuần. Bà tâm sự: "Tôi thật không tin nổi là giờ đây tóc nó đã bạc trắng."
Theo Khampha
Bức thư xúc động đoạt giải nhất cuộc thi UPU Ngày 10/5/2014, lễ tổng kết và trao giải cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 43 đã được tổ chức tại trường THCS Đống Đa, Hà Nội . ảnh minh họa Những bài đoạt giải là những bức thư hay có phát hiện độc đáo và cách hành văn trong sáng, lôi cuốn, trình bày công phu, nét chữ đẹp. Qua...