MB xây dựng dự án mạng xã hội thiện nguyện chuyên sâu tiên phong tại Việt Nam
Không chỉ là một ngân hàng chuyển đổi số mạnh mẽ trong những năm qua, MB còn là doanh nghiệp tâm huyết với các dự án cộng đồng và đã tiên phong xây dựng nền tảng thiện nguyện số chuyên sâu tại Việt Nam, mang lại sự minh bạch cho hoạt động gây quỹ và triển khai các chương trình thiện nguyện.
Những con số “biết nói” sau hơn 1 năm hoạt động
Ứng dụng Thiện nguyện là nền tảng kết nối giữa cá nhân, tổ chức gây quỹ với cộng đồng, lan tỏa tinh thần thiện nguyện đến với mọi người do Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) phát triển. Sau khi đi vào hoạt động từ tháng 9/2021, ứng dụng hiện thu hút hơn 700.000 thành viên và được trao giải cao nhất trong cuộc thi “Sáng kiến vì cộng đồng” lần thứ IV.
Tính đến hết tháng 11/2022, có hơn 800 tổ chức và cá nhân vận động ủng hộ qua tài khoản minh bạch của MB trên ứng dụng thiện nguyện. Qua đó, hơn 1000 chiến dịch gây quỹ được khởi tạo với số tổng số tiền ủng hộ qua nền tảng lên đến hơn 110 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch HĐQT – Tổng Giám đốc MB, ông Lưu Trung Thái cho biết: “Các con số nói trên phần nào phản ánh được kết quả đề án đã đạt được. Nhưng thực tế chúng tôi còn mong muốn tác động được đến từng người yếu thế, đồng hành, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của họ có được từ sự ủng hộ của cộng đồng. Đó mới là mục đích lớn nhất mà nền tảng hướng tới”.
Với dự án mạng xã hội thiện nguyện của MB, các tổ chức, cá nhân vận động có thể xây dựng và công khai mục tiêu gây quỹ, hệ thống tự động cập nhật công khai 24/7 mọi khoản tiền ủng hộ và chi hỗ trợ. Các nhà hảo tâm có thể chuyển tiền trực tiếp đến tài khoản của các chiến dịch mình quan tâm, đồng thời chủ động theo dõi, giám sát các hoạt động thu chi của từng quỹ thiện nguyện theo thời gian thực. Không chỉ cung cấp một nền tảng minh bạch, MB còn tặng cho các tổ chức, cá nhân gây quỹ thiện nguyện số tài khoản siêu ngắn gọn, chỉ gồm 4 chữ số, thuận tiện, dễ nhớ
Hành trình xây dựng ứng dụng thiện nguyện và tài khoản 4 số minh bạch
Là một ngân hàng có tốc độ chuyển đổi số nhanh trong 5 năm qua với đội ngũ nhân sự làm công nghệ thông tin khoảng 1.500 người, MB được sự ủng hộ lớn và tin tưởng của lãnh đạo Chính phủ khi giao nhiệm vụ thực hiện dự án iNhandao phù hợp với chiến lược của MB là một tổ chức mang tính phụng sự cao, với cái “gen” chia sẻ từ mỗi nhân viên đến toàn hệ thống. Ngoài ra, sự lan tỏa, kết nối của các cá nhân, tổ chức tiên phong tham gia nền tảng này đã góp phần mở rộng nền tảng với tốc độ khá nhanh mà gần như không cần dùng đến kênh quảng cáo.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, MB cũng gặp không ít khó khăn nền tảng đòi hỏi một nguồn lực lớn có chuyên môn cao để bảo đảm cho nền tảng số hoạt động trơn tru và minh bạch. Ngoài ra, việc đưa các hoàn cảnh khó khăn tiếp cận sự giúp đỡ hay những dòng tài trợ cần phải có sự đồng hành của các tổ chức như Hội chữ thập đỏ, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể xã hội, hay thậm chí chính những KOLs (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội).
Kiên định với sứ mệnh tiên phong xây dựng dự án mạng xã hội thiện nguyện chuyên sâu tại Việt Nam, MB không ngừng nỗ lực tạo ra các tiện ích và tính năng thông minh, đáp ứng các quy định của pháp luật liên quan, thuận tiện của các bên tham gia nền tảng. Cùng với niềm tin dư địa lòng tốt, sự chia sẻ trong xã hội là vô tận, lãnh đạo MB có nhiều kỳ vọng vào thành công của ứng dụng Thiện nguyện.
Video đang HOT
Với hệ sinh thái App MBBank hiện có 10 triệu và dự kiến đến năm 2027 là 21 triệu khách hàng cá nhân, MB mong muốn lan tỏa tinh thần thiện nguyện tới tất cả khách hàng của mình. Không chỉ ủng hộ “1 chạm” thông qua mini app thiện nguyện, khách hàng MB sẽ được trải nghiệm nhiều tiện ích khác như ủng hộ định kỳ, ủng hộ bằng điểm tích lũy MB Star, ủng hộ bằng các hình thức phi tài chính khác… MB tin rằng, với sự thuận tiện và minh bạch, App Thiện nguyện sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng, một xã hội sẻ chia, có thể thu hút các cá nhân, tổ chức tham gia với tổng giá trị tiền ủng hộ có thể tới 200 tỷ đồng mỗi năm.
Bà Nguyễn Phương Hằng và những tố cáo qua lại, tới hồi phân định
Cơ quan chức năng đã có kết luận về vụ việc bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo ông Võ Hoàng Yên...
còn những tố cáo qua lại khác ồn ào suốt thời gian dài vừa qua cũng cần sớm có hồi kết, rõ trắng đen.
Kết luận vụ tố cáo ông Võ Hoàng Yên, còn những vụ khác?
Khởi đầu là tháng 3/2021 bà Nguyễn Phương Hằng tố cáo "thần y" Võ Hoàng Yên đến Công an TP.HCM về hành vi "lừa đảo". Bà Hằng cho rằng ông Yên đã lừa bà gần 200 tỷ đồng thông qua hoạt động cứu trợ bà con miền Trung trong đợt bão lũ; qua hoạt động xây một cơ sở thờ tự tại Bình Thuận và các hoạt động khác.
Những buổi đầu sóng livestream với lượt người theo dõi kỷ lục trên mạng xã hội, bà Hằng chỉ "gọi tên"... ông Võ Hoàng Yên, rồi hiệu ứng xã hội sau đó có thêm nhiều người tố cáo... thần y.
Tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng với "thần y" Võ Hoàng Yên tạm dừng khi Công an TP.HCM có quyết định không khởi tố vụ án hình sự
Tiến trình điều tra của Công an TP.HCM có hơn hai tháng gián đoạn khi đình chỉ rồi phục hồi điều tra vì chờ kết quả giám định các tài liệu liên quan.
Sau 10 tháng, mới đây, Công an TP.HCM chính thức có thông báo, không khởi tố vụ án hình sự đối với đơn của bà Nguyễn Phương Hằng tố ông Võ Hoàng Yên. Bởi qua quá trình điều tra, đối chất đôi bên, giám định các tài liệu và thậm chí là bà Hằng ghi trong đơn tố giác có nêu rõ, bà đã tự nguyện cho ông Yên số tiền trên 183 tỷ đồng.
Công an nêu rõ "không có căn cứ chứng minh việc Yên đưa ra thông tin gian dối để bà Hằng tin tưởng mà giao tiền, cũng không có căn cứ chứng minh việc Yên sử dụng số tiền vào mục đích bất hợp pháp, gian dối nhằm chiếm đoạt".
Đến nay, việc giải quyết tố cáo của bà Nguyễn Phương Hằng với ông Võ Hoàng Yên khép lại khi cơ quan công an có thông báo kết luận như trên. Tuy nhiên, một vấn đề khác mà cộng đồng đặt ra, đó là danh xưng "thần y" chữa bệnh có phải là sự lừa đảo?, hiện vẫn chưa được trả lời rõ.
Sau việc tố cáo ông Võ Hoàng Yên, trong 10 tháng nay, tại những buổi livestream có lượng người theo dõi khủng, bà Hằng đã "gọi tên" nhiều cá nhân khác. Và trong số đó bà Hằng có tố cáo đích danh một số người.
Những người bị bà Hằng réo tên như: nghệ sĩ Hoài Linh, MC Trấn Thành, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thuỷ Tiên, ca sĩ Vy Oanh... hay những người xuất phát từ cãi cọ trên mạng như: bà Đậu Ngọc Diệp (chủ kênh Youtube Diệp Đậu), bà Nguyễn Thị Thu Hương (chủ kênh youtube Ma sơ vui vẻ)...
Từ sự khởi xướng, phản ánh của bà Hằng và thông tin phát ra từ các buổi livestream, và những người khác tố cáo, Bộ Công an và Công an các tỉnh thành khác đã vào cuộc điều tra về hoạt động kêu gọi, nhận quyên góp từ thiện của các nghệ sĩ.
Trong những livestream với lượng người theo dõi khủng, bà Nguyễn Phương Hằng đã nhắc tên rất nhiều người
Nhưng trong số đó, bà Hằng đứng đơn tố cáo đích danh Đàm Vĩnh Hưng (tên thật là Huỳnh Minh Hưng) đến cơ quan CSĐT Bộ Công an liên quan đến việc từ thiện. Và hiện tại vụ việc đang xác minh, điều tra, chưa có kết luận chính thức.
Cách đây không lâu, Công an T.PHCM cũng ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vì không có sự việc phạm tội trong vụ việc nghệ sĩ Hoài Linh bị tố giác ăn chặn tiền từ thiện. Có bốn người gửi đơn thư tố giác nghệ sĩ Hoài Linh về việc này nhưng không có tên bà Nguyễn Phương Hằng.
Cũng có một số nghệ sĩ khác bị bà Hằng trong các buổi livestream gọi tên, sau đó bị một số người gửi đơn tố cáo ăn chặn từ thiện, riêng bà Hằng không gửi đơn.
Ngoài ra, bà Hằng còn tố cáo thêm một số người khác từ chuyện cãi cọ trên mạng như: bà Đậu Ngọc Diệp (chủ kênh Youtube Diệp Đậu), bà Nguyễn Thị Thu Hương (chủ kênh youtube Ma sơ vui vẻ)... Hiện Công an TP Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai) và Công an huyện Hóc Môn (TP.HCM) đang xác minh, xử lý theo quy định pháp luật, vẫn chưa có thông báo chính thức.
Nhiều người cũng tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng
Ở chiều ngược lại, bà Nguyễn Phương Hằng cũng đối diện với nhiều đơn thư tố cáo của các cá nhân mà Công an TP.HCM, Công an tỉnh Bình Dương đang thụ lý xác minh, làm rõ.
Công an tỉnh Bình Dương hiện thụ lý cùng lúc nhiều đơn của những người như: ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, nhà báo Đức Hiển, nhà báo Hàn Ni... tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng đã có hành vi "vu khống"; "làm nhục người khác"; "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân".
Chứng cứ những người tố cáo cung cấp phục vụ cho việc tố cáo, đó là những lời lẽ bà Hằng phát ra từ các buổi livestream có lượng người theo dõi đông đảo.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng đến Công an tỉnh Bình Dương
Cũng tố cáo bà Nguyễn Phương Hằng với nội dung tương tự nhưng ca sĩ Vy Oanh lại nộp đơn đến Công an TP.HCM. Ngoài ra nữ ca sĩ này cùng nhà báo Hàn Ni có thêm động thái khác, khi tiếp tục tố cáo bà Hằng có hành vi "đe doạ giết người".
Đó là sự việc, họ bị những fan hâm mộ, người ủng hộ bà Hằng gọi điện, nhắn tin và vào trang cá nhân để nhục mạ, xúc phạm và đe dọa họ. Thậm chí, họ cho rằng, trong phát ngôn của bà Hằng ở các buổi livestream cũng tuyên bố là "gặp đâu đánh đó", "truy cùng giết tận".
Luật sư Lê Thành Kính (là luật sư của ông Võ Hoàng Yên) cũng tham gia tố cáo bà Hằng về hành vi "vu khống", vì trong một buổi livestream giữa tháng 10/2021 bà Hằng nói rằng, đã bị ông Kính hành hung tại trụ sở Công an TP.HCM khi đến làm việc, đối chất cùng ông Võ Hoàng Yên. Đơn tố cáo của luật sư Kính được Công an TP.HCM xử lý theo quy định.
Những tố cáo đến bà Hằng, đều liên quan đến những phát ngôn của bà trong các buổi livestream trên mạng xã hội. Trừ vụ việc của luật sự Kính là có... chạm mặt nhau tại phòng Cảnh sát hình sự - Công an TP.HCM.
Tất cả các đơn tố giác, tố cáo nói trên hiện đang trong vòng điều tra của cơ quan công an và đến nay chưa có thông báo, kết luận chính thức.
Theo quy định, thời hạn giải quyết những đơn thư tố giác, tố cáo này cũng đã kề cận, tính cả việc gia hạn giải quyết, nếu các vụ việc có tính chất phức tạp.
Tới nay, sau những tố cáo qua lại, dư luận cần cơ quan chức năng sớm có kết luận, kết thúc những chuyện ồn ào này.
Anh thợ sửa điều hoà cứu bé gái từ biển lửa: 'Mọi người gọi là người hùng mình ngại lắm' "Mọi người gọi là người hùng mình ngại lắm bởi có làm được gì đâu, đưa được bé ra là điều rất bình thường...", anh Nam chia sẻ. "Mình nghĩ con cái mình trong đó sẽ làm được" Sau khi vào "biển lửa" cứu bé gái ở ngõ 51 phố Lương Khánh Thiện (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) anh Trung...