Mazda3 và Toyota Altis – ngôi vương đổi chủ tại Việt Nam
Mazda3 lấy sự trẻ trung làm chìa khóa cho sự thăng tiến, trong khi Altis đại diện cho những thế mạnh truyền thống lẫn bảo thủ.
Tháng 6/2019, người tiêu dùng trong nước nói lời tạm biệt Ford Focus. Mẫu xe cỡ C mang lại cảm giác lái thú vị hàng đầu phân khúc, chính thức ngừng sản xuất tại Việt Nam. Focus là đại diện một sản phẩm “tốt nhưng chưa đủ”.
Cái chưa đủ của Focus về một chiến lược giá, marketing thu hút, đổi mới liên tục để hợp thị hiếu người tiêu dùng trẻ ngày càng tăng lên dường như được Trường Hải làm thay với Mazda3. Toyota Altis, ở phía ngược lại, đi một mạch từ đỉnh cao không đối thủ quãng những năm 2000, đến doanh số hiện đi ngang. Altis có thể phải chuyển hướng sang nhập khẩu Thái Lan như đàn anh Camry vì sức hút ngày càng suy giảm.
So sánh doanh số bán hàng của Altis và Mazda3Đơn vị: xe Nguồn VAMAToyota AltisMazda3201420152016201720188 tháng 201905k10k15k
Sự thoái trào của Toyota Altis
Đầu tháng 9, Toyota giới thiệu Altis thế hệ mới tại Thái Lan. Các đại lý của liên doanh Toyota tại Việt Nam bắt đầu râm rang về thông tin mẫu xe này sắp hiện diện nhưng không còn lắp ráp, thay vào đó nhập khẩu từ xứ chùa vàng. Hãng hiện bán bản lắp ráp trong nước kèm ưu đãi 50% phí trước bạ, tương đương mức giảm 40 triệu.
Giảm giá, từ chỗ là cách làm mới mẻ hay tưởng chừng như chỉ là sự phản kháng tức thời của hãng xe vốn nói “Không”, đến nay đã trở thành câu chuyện bình thường với Toyota. Nếu không giảm giá, Altis nói riêng khó có cơ hội tăng trưởng doanh số khi đối thủ đáng ngại nhất, Mazda3 hiện giảm 30 triệu và còn tăng thêm khi về đại lý.
Toyota Altis tại một đại lý ở Hà Nội.
8 tháng 2019, Altis bán gần 2.600 xe, gần bằng phân nửa con số cả năm 2018. Nhìn vào diễn biến doanh số từ 2014 đến nay, Altis có xu hướng đi ngang. Cá biệt năm 2017, mẫu sedan của Toyota tăng trưởng mạnh, trùng khớp với thời điểm chững lại của Mazda3 khi gặp phải scandal “lỗi cá vàng” buộc phải triệu hồi số lượng lớn xe bắt đầu từ tháng 6/2016.
Altis trong phân khúc C là một thế lực hàng đầu ngay khi giới thiệu tại Việt Nam năm 1996. Nhiều năm sau đó, lượng bán hàng của Altis có thời điểm bằng tổng các đối thủ cộng lại. Những năm 2000, khi thị trường thống trị bởi dòng sedan truyền thống, tâm lý đề cao tính bền bỉ và khả năng thanh khoản giúp sức mạnh Altis gần như tuyệt đối. Ở Altis, sự đơn giản về thiết kế, công năng được Toyota kết hợp, trung hòa lại biến chiếc xe trở thành một sản phẩm “không đơn giản”.
Sự xuất hiện sau đó của Honda Civic (2006) và Mazda3 lắp ráp (2012) khiến cán cân cạnh tranh bớt đi sự đơn điệu. Ngoài hiện tượng vươn lên Mazda3, mẫu xe Toyota còn vấp phải sự cạnh tranh của những mẫu xe Hàn như Hyundai Elantra hay Kia Cerato, một sản phẩm lắp ráp khác dưới mái nhà Trường Hải.
Ôtô Hàn Quốc, từ chỗ được xem như một làn gió mới, nay đã đã thổi mạnh và đều hơn vào thị trường xe hơi trong nước. Sự thừa nhận đó đến từ thị hiếu tiêu dùng thay đổi theo thời gian. Lớp khách hàng trẻ tại Việt Nam ưa thích sự mới mẻ, công nghệ đi kèm và mức giá hấp dẫn. Sự thực dụng là khía cạnh không thể chối cãi của xe Nhật, điển hình như trường hợp của Altis. Nhưng khi thị trường trở nên đa dạng sự lựa chọn hơn, giá trị đó không hẳn là lực đẩy chính thôi thúc khách hàng mua xe.
Video đang HOT
Năm 2017, 2018, dẫn đầu phân khúc sedan hạng C lần lượt là những cái tên Mazda3, Kia Cerato và Hyundai Elantra.
Mazda3 chiếm ngôi
Xuất hiện tại Việt Nam vào 2004 khi Altis đang ở đỉnh cao doanh số, Mazda3 phân phối bởi liên doanh sản xuất ôtô Hoà Bình (VMC) không tạo được nhiều dấu ấn. Bước ngoặt từ 2011 khi nhà phân phối mới Vina Mazda nhập khẩu Mazda3 trở lại và đến tháng 4/2012 chính thức lắp ráp trong nước.
Trong số những đối thủ trên đường đua doanh số, Mazda3 tỏ rõ một phong cách mới mẻ, tươi vui xuất phát từ thiết kế bên ngoài. Điều đó được đón nhận không phải ngay tức thì nhưng phát triển theo chiều hướng tăng lên. Giữa sự thoái trào của đối đáng gờm nhất Altis, Mazda3 đại diện cho một sự thích ứng, chịu thay đổi thay vì chất bảo thủ thường thấy khi nhắc đến xe Nhật.
Mazda3 thế hệ mới tại Thái Lan. Ảnh: Ngọc Điệp
Dưới trướng Trường Hải, các sản phẩm thương hiệu Mazda được đầu tư mạnh làm thương hiệu. Hãng biết cách bán những thứ thị trường cần hơn là cung cấp những gì mình có. Những mẫu xe Mazda liên tục đổi mới mẫu mã, gia tăng các trang bị và đẩy mức giá xuống thấp hơn xe Nhật cùng phân khúc. Cách làm đó gần như ép-phê với thị hiếu khách hàng trẻ tại Việt Nam. Mazda CX-5, Mazda3 là những cái tên hưởng lợi từ chính sách kinh doanh này.
Doanh số của Mazda3 tại Việt Nam bắt đầu tăng trưởng nhanh từ 2014. Những năm sau đó, mẫu xe của Mazda soán ngôi Altis dẫn đầu phân khúc. Những cuộc giảm giá triền miên của Trường Hải là chất xúc tác để giữ nhiệt cho sản phẩm của mình, đồng thời buộc đối thủ phải điều chỉnh cách tiếp cận thị trường. Trong guồng quay cạnh tranh, thói quen mua hàng của người dung thay đổi, bảo thủ giống như con dao hai lưỡi.
Ngày 18/9, Mazda3 thế hệ mới ra mắt tại Thái Lan. Cùng thời điểm, đại diện Trường Hải xác nhận sẽ giới thiệu mẫu xe này trong tháng 10 và tiếp tục dưới dạng lắp ráp với hai phiên bản động cơ 1,5 lít và 2 lít. Một ngày sau, 19/9, giữa những luồng thông tin trái chiều, Toyota Việt Nam đưa ra thông báo chính thức, khẳng định chưa có kế hoạch đưa Altis mới về Việt Nam.
Theo Vnexpress
Toyota Altis, Mazda3 khép lại cuộc 'thay máu' sedan C tại Việt Nam năm 2019
Các mẫu xe lần lượt có bản nâng cấp và thế hệ mới, hứa hẹn sẽ tạo nên những cuộc cạnh tranh doanh số gay gắt trong phân khúc.
Năm 2019 ghi nhận một loạt biến đổi lớn trong phân khúc sedan hạng C tại Việt Nam. Từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ đón nhận thêm Toyota Corolla Altis và Mazda3 thế hệ mới. Trước đó, Honda Civic và Hyundai Elantra đều đã được nâng cấp facelift. Ford Focus, Chevrolet Cruze rút lui khỏi cuộc đua. Kia Cerato thế hệ mới cũng là một sản phẩm đáng chú hồi đầu năm.
Toyota Corolla Altis
Thế hệ mới của Corolla Altis rục rịch về Việt Nam. Đại lý đã nhận đặt cọc trước. Theo chia sẻ của tư vấn bán hàng, mẫu xe này sẽ ra mắt sau khoảng 2 tháng nữa và có thể là một sản phẩm lắp ráp trong nước. Trước đó, có nguồn tin cho rằng Corolla Altis mới được nhập khẩu từ Thái Lan.
Corolla Altis năm nay sẽ được làm mới toàn diện, từ thiết kế tới hệ thống khung gầm cho đến các công nghệ. Mẫu xe từng được coi là "già dặn" nhất phân khúc nay trẻ hoá để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Từng là "vua" doanh số phân khúc một thời, Corolla Altis đã để Mazda3 chiếm ngôi từ năm 2015 và cho đến nay xếp dưới cả Cerato và Elantra. Doanh số 8 tháng đầu năm của mẫu xe này là 2.590 chiếc.
Mazda3
Một chiếc Mazda3 thế hệ mới đã bị bắt gặp trên đường thử, hứa hẹn thời điểm ra mắt không còn xa, nhiều khả năng trong năm nay. Tư vấn bán hàng đại lý cho biết chưa nhận cọc và chưa có thông tin cụ thể về xe, nhưng kỳ vọng xe sẽ sớm ra mắt.
Mazda3 cũng có nhiều thay đổi, nhất là trong thiết kế nội, ngoại thất. Động cơ nhiều khả năng giữ nguyên. Công nghệ cơ bản trên Mazda3 vẫn như thế hệ hiện tại nhưng được trông đợi bổ sung thêm các tính năng mới như trên Mazda6 và CX-5.
Hiện tại, Mazda3 vẫn giữ vị trí bán chạy số 1 phân khúc trong 8 tháng đầu năm 2019 với 9.311 xe bán ra.
Ford Focus
Trước khi đón nhận 2 mẫu xe thế hệ mới vào cuối năm, phân khúc sedan/hatchback hạng C đã không còn sự xuất hiện của Ford Focus. Mẫu xe đã ngừng lắp ráp từ giữa năm. Ford không có kế hoạch đưa về thế hệ mới, mà thay bằng một mẫu gầm cao là Escape.
Focus không phải xe bán chạy tại Việt Nam nhưng cũng không lọt "top ế". Người bán cho biết Ford điều chỉnh sản lượng Focus theo nhu cầu thị trường để tránh tồn nhiều xe. Doanh số trung bình tháng của mẫu xe này khoảng 200 chiếc. Trong 8 tháng đầu năm, doanh số Focus đạt 1.193 chiếc, trong đó có những tháng gần đây sụt giảm mạnh bởi không còn xe bán.
Hyundai Elantra
Hyundai Elantra năm nay là bản facelift nhưng có nhiều thay đổi trong thiết kế ngoại thất. Động cơ và các trang bị khác gần như giữ nguyên. Bản nâng cấp ra mắt vào tháng 5/2019.
Sau khi được nâng cấp, Elantra mới có doanh số vẫn ổn định chứ không có sự tăng trưởng rõ rệt. Mẫu xe này đang xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng doanh số sedan hạng C, dưới Mazda3 và Kia Cerato. Trong 8 tháng đầu năm 2019, doanh số Elantra đạt 4.972 xe.
Honda Civic
Tương tự Elantra, Civic năm nay cũng chỉ là bản facelift chứ chưa phải thế hệ mới. Thiết kế có một vài thay đổi nhỏ. Honda tập trung vào việc phân bổ lại các phiên bản Civic với trang bị khác nhau. Giá xe được điều chỉnh lại nhưng vẫn cao nhất phân khúc. Bản RS có giá trên 900 triệu đồng, tương đương các mẫu sedan hạng D.
Doanh số Civic chỉ xếp trên Focus. Trong 8 tháng vừa qua, mẫu xe này bán được 1.852 chiếc. Civic là mẫu xe hiếm hoi của Honda không bị đẩy giá tại đại lý khi mới mở bán, thậm chí còn được ưu đãi.
Kia Cerato
Ra mắt vào tháng 12/2018 nhưng đến đầu năm 2019, Cerato thế hệ mới mới thực sự được bàn giao hàng loạt. Đây là mẫu xe đầu tiên thay đổi trong phân khúc sedan hạng C trong thời gian gần đây sau một thời gian dài các mẫu xe khác không có sự biến chuyển. Sự thay đổi của Cerato đến từ thiết kế, trang bị và hệ thống gầm bệ mới.
Kia Cerato là mẫu sedan hạng C thành công của THACO, giống như Mazda3. Doanh số Cerato chỉ xếp sau Mazda3 trong phân khúc với 7.501 xe bán ra trong 8 tháng đầu năm 2019, bỏ xa các đối thủ khác.
Theo Trí Thức Trẻ
Hàng loạt xe Toyota giảm giá 40-60 triệu Tháng 9/2019, các đại lý Toyota đồng loạt giảm giá Innova, Fortuner, Altis nhằm thúc đẩy doanh số. "Mức giảm cho các xe Altis, Toyota, Fortuner được quy ra từ chương trình ưu đãi phí trước bạ của hãng", một nhân viên bán hàng của Toyota tại TP HCM, nói. Thực tế trước đó, các đại lý đã giảm giá nhiều mẫu xe...