Mazda lắp ráp tại Việt Nam xuất khẩu sang Lào
Vào ngày 14/7, lô xe đầu tiên gồm các sản phẩm như Mazda2, Mazda3 và CX-5 sẽ được xuất khẩu sang nước bạn.
Kế hoạch xuất khẩu Mazda từ Việt Nam không chỉ có Lào, mà còn gồm các quốc gia sử dụng ôtô tay lái bên trái tại khu vực Đông Nam Á như Campuchia hay Myanma. Số lượng xe xuất khẩu trong trong năm 2013 dự kiến là 300 chiếc và sẽ tăng lên 3.000 xe vào năm 2014. Đến 2020, con số kỳ vọng là 15.000 xe.
Mazda2 lắp ráp tại Việt Nam. Ảnh: Hoàng Nam.
Lễ ký kết hợp đồng xuất khẩu xe từ Việt Nam sang Lào diễn ra ngày 27/6 tại văn phòng chính của tập đoàn Mazda (thành phố Hiroshima, Nhật Bản), với sự có mặt của Công ty Vina Mazda (công ty thành viên của THACO Group) và Mazda Motor. Lô xe đầu tiên sẽ xuất đi từ nhà máy Vina Mazda tại khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam).
Video đang HOT
Trong số các sản phẩm xuất khẩu, Mazda2 cũng là dòng xe đầu tiên được lắp ráp tại nhà máy Vina Mazda và là phiên bản hatchback sử dụng động cơ xăng 1.5L, số tay hoặc số tự động với chất lượng đạt tiêu chuẩn toàn cầu của Mazda Nhật Bản.
Mazda3 được lắp ráp trong nước với cả 2 bản số sàn và số tự động. Đây cũng là dòng xe hướng tới yếu tố thể thao nhất trong các dòng xe cùng phân khúc và đặc trưng ở lưới tản nhiệt hình mặt cười. Một số trang thiết bị như kính chiếu hậu chỉnh điện tích hợp đèn xi-nhan, vành đúc 17 inch.
Mazda CX-5.
Mazda CX-5 lại thuộc phân khúc SUV cỡ nhỏ, là sản phẩm đầu tiên mang ngôn ngữ thiết kế mới KODO – Soul of Motion từ chiếc concept Shinari. Đây cũng là mẫu xe đầu tiên của Mazda trang bị đầy đủ công nghệ Skyactiv.
Minh Thủy
Theo VNE
Thị trường ô tô phục hồi... mong manh
Mặc dù kết quả bán hàng tháng 4 cao hơn dự báo và là một dấu hiệu đáng khích lệ nhưng các nhà sản xuất ô tô cho rằng sự phục hồi này rất mong manh.
Kết quả bán hàng tháng 4 vừa được Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) công bố cuối ngày hôm qua (10/5). Theo đó, doanh số bán hàng toàn thị trường trong tháng 4 vừa qua đạt 8.782 chiếc, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2012 nhưng vẫn giảm tới 32% so với cùng kỳ năm 2011. Tính theo đặc điểm xe, trong số này lượng xe con là 3.118 chiếc, lượng xe tải là 5.664 chiếc; tính theo nguồn gốc xe thì xe lắp ráp trong nước đạt 7.385 chiếc, xe nhập khẩu là 1.397 chiếc.
Doanh số bán tháng 4 vừa qua của các thành viên VAMA không có gì bất thường, khi Toyota vẫn dẫn đầu với 2.772 chiếc, tăng tới 69% so với cùng kỳ, kế đến là Thaco Trường Hải với 2.270 chiếc (xe du lịch Kia là 569 chiếc), Ford đứng thứ 3 với 686 chiếc, tăng 216% so với cùng kỳ. Dù có được doanh số 400 chiếc ở vị trí thứ 4 nhưng GM Việt Nam lại giảm thê thảm 21% so với cùng kỳ năm ngoái; Vina Mazda đang giữ đúng "cam kết" là thương hiệu xe Nhật lớn thứ hai tại Việt Nam với doanh số 225 chiếc, vượt xa Honda với 168 chiếc (tăng 22%) và Mitsubishi 131 chiếc (giảm 4%).
Thị trường ô tô có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa ổn định.
Tính chung 4 tháng qua, tổng doanh số bán của VAMA đạt 26.691 chiếc, tăng 10% so với cùng kỳ. Thứ tự doanh số của các thành viên gần như không khác so với kết quả tháng 4, với sự tăng mạnh ở một số thành viên chủ chốt: Toyota tăng 30% lên 9.250 chiếc; Thaco 7.104 chiếc; Ford tăng 146% lên 2.225 chiếc; Vina Mazda 725 chiếc, Honda tăng 159% lên 622 chiếc...Ở phần ngược lại, Vinaxuki giảm 57% xuống hơn 900 chiếc; GM giảm 26% xuống 1.600 chiếc.
Toàn thị trường ô tô Việt Nam 4 tháng qua có doanh số 30.414 chiếc, tăng nhẹ 3% so với 4 tháng đầu năm 2012. Với kết quả khả quan này, VAMA dự báo doanh số bán của toàn thị trường năm 2013 sẽ tăng nhẹ so với các dự báo trước, lên 103.000 chiếc. Chủ tịch VAMA khẳng định dù đây là dấu hiệu đáng khích lệ về sự phục hồi của toàn ngành so với năm ngoái nhưng sự phục hồi này vẫn còn khá mong manh.
Theo Vnmedia
Quý I: Thị trường ô tô đang ấm dần Sau hai tháng trồi cao và sụt sâu, thị trường ô tô tháng 3 vừa qua đã có mức tăng trưởng khá để kết thúc quý I với kết quả khả quan, dù giảm 4% so với cùng kỳ... Có thể nói, cùng với yếu tố mùa vụ thì sự thay đổi chính sách đã tác động mạnh đến thị trường ô tô...