Mazda CX-30 và Hyundai Kona 2020, xe nào đáng mua hơn?
Hai crossover có điểm mạnh, yếu khác nhau, tùy theo sở thích mà bạn có thể chọn cho mình mẫu xe phù hợp.
Mảng crossover cỡ nhỏ có khá nhiều xe. Một số nhang nhác giống nhau nhưng không sao chép nhau.
Ví dụ điển hình nhất là Mazda CX-30 và Hyundai Kona. Mặc dù có cùng kích cỡ và giá cả, hiệu suất của xe khác nhau, qua đó tác động đáng kể tới quyết định của người mua.
Bạn sẽ chọn Mazda CX-30 2020 vì những lý do sau đây.
Sang trọng
Dù bất lợi về giá, Mazda CX-30 lại gây ấn tượng tốt nhờ thiết kế sang trọng. Nội thất hoành tráng, chất liệu mềm mại cao cấp, khó tìm thấy bề mặt phủ nhựa.
Công thái học là điểm nhấn không thể bỏ qua trên mẫu xe này, thể hiện qua ghế ngồi tiện nghi và bố trí các nút điều khiển trực quan. Khi chạy trên cao tốc, gần như không thể nghe thấy tiếng gió.
Trong khi đó, khoang lái Hyundai Kona đơn sơ và nhàm chán. Có thể nghe rõ tiếng ồn từ mặt đường.
Hệ thống thông tin giải trí tốt hơn
Màn hình cảm ứng của Hyundai Kona ban đầu có vẻ trực quan nhưng núm điều khiển xoay của Mazda CX-30 mới thực sự thú vị. Khi đã quen, bạn sẽ thấy hệ thống Mazda ưu việt hơn.
Menu hệ thống thông tin giải trí Mazda CX-30 được bố trí logic, nhiều option cho phép người lái tối ưu theo cách họ muốn.
Màn hình Mazda CX-30 sáng và có độ phân giải cao hơn. Không như màn hình 8 inch đặt ngay chính giữa bảng điều khiển của Hyundai Kona, màn hình 8,8 inch nhô lên của Mazda CX-30 trông tự nhiên hơn, không che khuất tầm quan sát phía trước.
Kiểm soát hành trình thích ứng tốt hơn
Thiết lập tốc độ cho Mazda CX-30 khi vào cao tốc sẽ giúp giải phóng đôi chân người lái. Kiểm soát hành trình thích ứng ở mọi dải tốc độ sẽ tự động tăng tốc và phanh, giúp cho việc điều khiển xe dễ dàng và thoải mái hơn.
Video đang HOT
Điều khiển thích ứng là trang bị tiêu chuẩn trên Mazda CX-30. Trong khi đó, chỉ có bản Hyundai Kona Ultimate đắt nhất mới có tính năng này.
Xử lý lái nhanh nhạy
Khả năng đánh lái của Mazda CX-30 cực nhạy. Có cảm giác người và xe thực sự kết nối với nhau. Hỗ trợ cho quá trình đó là hệ thống treo hiệu quả.
Trong khi đó, Hyundai Kona đánh lái không nhạy bằng. Thao tác đánh lái cần nhiều lực hơn và thường không đáp ứng ngay lập tức.
Kiểu dáng đẹp
Thiết kế của Hyundai Kona khá thú vị, cho cảm giác đầm chắc và tin cậy. Trong khi đó, Mazda CX-30 được thiết kế hấp dẫn, vừa đủ độ sắc nét để nổi bật trong đám đông.
Mazda CX-30 đậm chất Mazda và khác biệt mà không cần phải khác lạ như Hyundai Kona.
Hyundai Kona 2020 có nhiều điểm ưu việt hơn Mazda CX-30 2020, cụ thể như sau.
Tăng tốc nhanh hơn
Trên lý thuyết, Hyundai Kona Ultimate công suất 175 mã lực và mô-men xoắn 264 Nm không khác nhiều Mazda CX-30 186 mã lực và mô-men xoắn 252 Nm.
Tuy nhiên, sau tay lái, cảm giác lái Hyundai Kona nhanh hơn. Động cơ tăng áp 1.6L I4 cho khả năng vận hành mạnh mẽ ở tốc độ thấp. Hộp số ly hợp kép 7 cấp sang số nhanh hỗ trợ đáng kể cho động cơ này.
Mặc dù Mazda CX-30 không yếu nhưng động cơ 2.5L 4 xi-lanh có vẻ không bốc. Kết quả đo kiểm cho thấy Hyundai Kona Ultimate tăng tốc 0-96 km/h trong 6,6 giây, trong khi Mazda CX-30 AWD mất tới 7,8 giây.
Trợ giúp giữ làn
Trên cao tốc, Hyundai Kona giúp xe giữ làn tốt hơn. Tính năng này là trang bị tiêu chuẩn cho tất cả phiên bản. Có cảm giác ngoài tài xế còn có một bàn tay vô hình khác giữ vô lăng, đó là trợ giúp giữ làn.
Tính năng trợ giúp giữ làn của Hyundai Kona hoạt động tốt trên cao tốc. Trên Mazda CX-30, trợ giúp giữ làn là trang bị tiêu chuẩn nhưng hoạt động không được tinh tế. Trừ khi bạn đánh lái chệch khỏi làn, tính năng này mới hoạt động, còn không nếu chỉ xê dịch chút ít, nó gần như không phản ứng.
Off-road tốt hơn
Tất nhiên, không ai có ý định off-road với một chiếc crossover cỡ nhỏ như Hyundai Kona. Tuy nhiên, nếu bạn di chuyển trên đường mòn, hoặc trên mặt đường ghồ ghề, việc có thêm chút ít off-road là rất đáng chờ đợi.
Nếu được trang bị hệ dẫn động AWD, bạn có thể tự tin với khả năng lái trên mặt đường không bằng phẳng của Hyundai Kona. Hệ thống treo hiệu chỉnh tốt, nút khóa AWD đảm bảo sự tự tin khi di chuyển ở tốc độ thấp cần lực kéo lớn.
Mazda CX-30 có chế độ Off-Road Traction Assist nhưng chỉ hiệu quả trên mặt đường lầy lội. Ở mức cao hơn, tính năng này chưa thể thỏa mãn kỳ vọng.
Cải thiện khả năng quan sát
Khi nhìn vào khoang lái Mazda CX-30, bạn thấy nó hấp dẫn hơn nhưng thực ra tầm bao quát bên ngoài không tốt.
Đường beltline cao cộng với cột D cỡ lớn khiến người lái khó quan sát xung quanh, đặc biệt khi ngoái lại quan sát chuyển làn.
Trong khi đó, cột D của Kona thanh mảnh hơn, cửa sổ lớn hơn, giúp người lái quan sát giao thông xung quanh tốt hơn.
Ghế sưởi
Vào mùa lạnh, ghế sưởi của Hyundai Kona thực sự giúp ích. Ở thiết lập cao nhất, ghế gần như nóng bỏng. Dù được điều chỉnh ở mức độ nào, ghế của Kona đều nóng hơn và nóng nhanh hơn Mazda CX-30.
Tất cả Hyundai Kona ngoại trừ bản tiêu chuẩn đều được trang bị ghế sưởi. Trong khi đó, chỉ có hai bản cao nhất của Mazda CX-30 có trang bị này.
Theo Zing
Hyundai và Kia đầu tư hơn 100 triệu USD vào startup xe điện
Hai hãng xe Hàn có kế hoạch hợp tác với hãng Arrival (Anh) để sản xuất các mẫu xe điện thương mại dành cho các khu trung tâm thành phố.
Hai bên đã ký thỏa thuận hôm 16/1 tại trụ sở của tập đoàn Hyundai ở Yangjae-dong, Seoul. Theo thỏa thuận, Hyundai sẽ đầu tư 88,8 triệu và Kia bỏ 22,2 triệu USD vào Arrival. Tổng cộng số tiền khoảng 112 triệu USD.
Xe van chạy điện bản nguyên mẫu Generation 2. Ảnh: Arrival
Thành lập năm 2015 với trụ sở ở London, Arrival chuyên phát triển các mẫu xe van và buýt chạy điện. Hãng có nhà máy và trung tâm nghiên cứu tại Mỹ, Đức, Israel và Nga. Riêng tại Anh, Arrival có hai nhà máy và dự kiến ra mắt mẫu xe đầu tiên vào cuối năm nay. Hiện hãng có khoảng 800 nhân viên.
Arrival tham vọng làm ra các mẫu xe điện với chi phí tương đương các mẫu xe sử dụng nhiên liệu truyền thống. Sự cải tiến nằm ở thiết kế và quá trình sản xuất.
Sức mạnh của Arrival nằm ở công nghệ kết cấu dạng ván trượt. Thiết kế này cho phép tạo ra nhiều mẫu xe khác nhau trên cùng một hệ thống.
Các phiên bản nguyên mẫu của một xe Arrival - một chiếc van dạng khối hộp - từng chạy thử cho các hãng dịch vụ chuyển phát như DHL, UPS và Royal Mail.
Khoản đầu tư từ Hyundai và hãng con Kia giúp Arrival lọt vào bảng xếp hạng các Startup giá trị nhất nước Anh. Theo nghiên cứu mới nhất của CB Insights (Mỹ), chỉ năm Startup khác của Anh có giá trị hơn ba tỷ USD. Arrival hiện là 3,4 tỷ USD.
Vài năm gần đây, các hãng ôtô hàng đầu thế giới đã đổ những khoản tiền khổng lồ vào việc phát triển xe điện - sự dịch chuyển cần thiết nhằm đạt các tiêu chuẩn khí thải mới. Volkswagen có kế hoạch ra mắt 60 mẫu xe điện mới trong vòng một thập kỷ tới. Toyota cũng công bố kế hoạch doanh số với dòng xe điện chiếm một nửa cho tới 2025.
Tháng 10/2019, Hyundai từng thông báo đầu tư 35 tỷ USD để phát triển xe điện và công nghệ tự lái. Hãng xe Hàn muốn ra mắt 23 loại xe điện tính đến 2025. Tuần trước, Hyundai đã giới thiệu mô hình taxi bay tại triển lãm CES (Mỹ). Hãng cho biết hợp tác với Uber thiết kế mẫu taxi di chuyển trên không trung.
Theo Vnexpress
VinFast không còn là 'hiện tượng' Hãng xe Việt đã ghi nhận doanh số sau năm đầu tiên hoạt động, thực sự bước vào cuộc chiến thị trường ôtô với các đối thủ sừng sỏ. VinFast công bố đã nhận được 17.000 đơn hàng cho các mẫu ôtô là câu trả lời được giới truyền thông, người tiêu dùng và cả các đối thủ chờ đợi. Với con số...