Máy xét nghiệm vỏ Đức ruột TQ: Bộ trưởng Tiến bất ngờ
Bộ trưởng Y tế bất ngờ với việc lô thiết bị y tế nhập vào VN có hai tờ giấy phép nhập khẩu cùng một số nhưng thời gian ký khác nhau.
Cụ thể, tờ Thanh Niên đưa tin tại cuộc trao đổi với báo chí chiều 31/7 Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tỏ ra bất ngờ với việc lô thiết bị y tế Greiner GA240 nhập vào Việt Nam do Sở Y tế Hà Nội tổ chức đấu thầu có hai tờ giấy phép nhập khẩu cùng một số 5087 nhưng thời gian ký khác nhau: tháng 6/2010 và tháng 8/2010.
Điều đặc biệt cả 2 tờ giấy phép nhập khẩu cùng do bà Nguyễn Thị Kim Tiến khi đó là Thứ trưởng ký.
Bà Kim Tiến cho biết sẽ có văn bản đề nghị cơ quan công an làm rõ việc có hay không giả mạo giấy tờ, gian lận thương mại trong nhập khẩu lô máy xét nghiệm nói trên; có hay không việc nhà nhập khẩu nhập thiết bị về trước rồi sau đó mới hợp thức hóa thủ tục.
“Cơ quan quản lý như chúng tôi rất khó phát hiện ra các giấy tờ giả mạo. Trong khi đó, việc thẩm định thiết bị y tế là căn cứ trên hồ sơ, giấy tờ”, bà Tiến nói.
Máy xét nghiệm 717 BVĐK Thường Tín mượn về sử dụng – Ảnh: TNO
Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành gồm Sở Y tế, Công an TP Hà Nội và Trung tâm kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị y tế tại bệnh viện Hoài Đức, tiến hành kiểm tra, mở máy xét nghiệm GA 240 ở cả 2 BV trên thì thấy tem nhãn model bên ngoài có ghi sản xuất tháng 5/2010, nơi sản xuất ở Đức, nhưng 3 quạt gió to ở bên trong máy thì ghi nơi sản xuất ở Trung Quốc, còn 1 quạt gió khác ghi nơi sản xuất ở VN, 5 chiếc mô tơ cũng đề nơi sản xuất tại Trung Quốc.
Video đang HOT
Thanh tra Sở Y tế TP Hà Nội cũng từng phối hợp với cơ quan chức năng phát hiện BVĐK Thường Tín sử dụng máy xét nghiệm 717 đi mượn, không có giấy tờ đầy đủ chứng minh nguồn gốc, vào công việc chuyên môn tại BV.
Cơ quan chức năng đã xử phạt BVĐK Thường Tín 30 triệu đồng và buộc tiêu hủy máy. Theo báo cáo của BVĐK Thường Tín, BV phải đi mượn máy là để đáp ứng công việc chuyên môn, bởi chiếc máy sinh hóa tự động GA 240 do Sở Y tế TP.Hà Nội cung cấp trong gói thầu 4 bị hỏng. Gói thầu 4 là gói thầu mua sắm trang thiết bị hồi sức và xét nghiệm của Sở Y tế TP.Hà Nội với tổng giá trị hơn 27,83 tỉ đồng, cung cấp thiết bị cho 6 BV tuyến huyện.
Theo Báo Đất Việt
Độc quyền nên trì trệ ở 'Bộ' Đường sắt
Sự khép kín với bộ máy cồng kềnh, chậm thay đổi của ngành đường sắt khiến Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng ví Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) như "Bộ" Đường sắt...
Ngành đường sắt chậm thay đổi, lương công nhân thấp, lãnh đạo khoái chơi golf. Ảnh: sỹ lực
Dậm chân tại chỗ
Gần 10 năm trước, khi thảo luận Luật Đường sắt, nghị trường nóng ran chuyện có nên tách khối hạ tầng (đường ray, nhà ga, hệ thống thông tin tín hiệu) và khối vận tải (bán vé, chạy tàu).
Tư liệu báo chí lưu lại cho thấy: Lúc đó, nghị trường chia thành hai luồng ý kiến. Một bên cho là, đường sắt đặc thù, cần sự điều hành thống nhất; đây là dịch vụ công ích, khó sinh lời, nhà nước cần thống nhất hỗ trợ.
Một luồng ý kiến ủng hộ sự chia tách để tạo sự minh bạch, cạnh tranh nội bộ, mở đường cho xã hội hóa. Cuối cùng, Luật Đường sắt được thông qua vào năm 2005 có mấy dòng ngắn gọn, nhưng quan trọng: "Phân định rõ giữa quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp; giữa kinh doanh kết cấu hạ tầng và kinh doanh vận tải trên đường sắt do nhà nước đầu tư".
Tuy nhiên, thời gian trôi qua, những gì đang có ở ngành này không diễn ra như đáng phải vậy. Tổng Cty ĐSVN vẫn nắm hầu hết các quyền quản lý nhà nước; tự tổ chức quản lý, bảo trì xây dựng đường với số vốn được ngân sách cấp khoảng 2.000 tỷ đồng/năm.
Đơn vị này vẫn nắm toàn bộ công tác tổ chức chạy tàu. Phó Cục trưởng Đường sắt Việt Nam Nguyễn Văn Doanh đánh giá: Việc quản lý ở Tổng Cty ĐSVN vẫn mang màu sắc độc quyền, không tạo ra động lực phát triển cũng như nâng cao chất lượng, hạ giá thành.
Các thống kê gần đây cho thấy một thực trạng báo động. Năm 2000, tỷ trọng vận tải hành khách của ĐSVN là 9,9 %, đến 2010 chỉ còn 4,6%; lượng hàng hóa đường sắt đảm nhận hiện chỉ chiếm 3,5% tổng nhu cầu xã hội.
Theo báo cáo của Bộ GTVT cuối năm 2013, "con tàu Việt Nam" lừng lẫy một thời không bắt kịp xu thế xã hội. Nhu cầu đi lại tăng 11,6%/năm, nhưng lượng hành khách đến với ngành này chỉ tăng 1%/năm; tốc độ tăng trưởng hàng hóa toàn xã hội là 14%/năm, nhưng đường sắt chỉ giữ ở nhịp độ 2,4%/năm.
Chuyện ngành đường sắt với những chuyến tàu tốc độ chậm, cũ, mất vệ sinh (vẫn thải thẳng phân xuống đường ray) đang để tuột mất hành khách về tay các hãng hàng không.
Tới đây, đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai hoàn thành, những chuyến tàu "vàng" (mà nhiều tư nhân chen nhau đầu tư mua hành trình) chạy cùng tuyến sẽ bị cạnh tranh khốc liệt.
Tái cơ cấu nửa vời
Vài tháng lại đây, câu chuyện tách nhập, phá thế độc quyền của ngành đường sắt lại được đặt ra trước những thúc bách tái cơ cấu.
Trong hội nghị tổng kết năm 2013 của ngành GTVT diễn ra vào tháng 1/2014 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu tái cơ cấu Tổng Cty ĐSVN theo hướng tách quản lý hạ tầng ra khỏi vận tải; khuyến khích tư nhân tham gia vận tải đường sắt.
Cụ thể hoá chủ trương này, Bộ GTVT đã ban hành chủ trương tách hoạt động của đường sắt thành 3 khối: Khối vận tải; khối quản lý, khai thác hạ tầng và khối thông tin, an toàn ứng phó sự cố (được lập từ các công ty điều độ và đơn vị cứu nạn của Tổng Cty ĐSVN hiện nay).
Ngày 13/2 vừa qua, Bộ GTVT thông báo với Chính phủ việc soạn thảo một nghị định về việc bóc tách khối hạ tầng và vận tải của ngành đường sắt.
Trong khi mọi việc đang nước sôi lửa bỏng như vậy, một báo cáo gửi Chính phủ đúng vào 13/2 (cùng ngày Bộ GTVT báo cáo Chính phủ như trên), lãnh đạo Tổng Cty ĐSVN vẫn cho rằng: "Việc bóc tách quản lý, sử dụng, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt, trong khu vực nhà ga và hệ thống điều hành giao thông vận tải hết sức phức tạp do công nghệ đặc thù của đường sắt giữa công ty mẹ và các công ty vận tải; sẽ ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến khách đi tàu, phát sinh về tổ chức, rất lãng phí lao động và chi phí; ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của toàn ngành đường sắt cũng như hiệu quả kinh tế xã hội".
Về hạ tầng đường sắt, lãnh đạo đơn vị này cũng đề nghị Chính phủ cho duy trì 20 doanh nghiệp kết cấu hạ tầng đường sắt đến hết năm 2015.
Phóng viên nhiều lần liên lạc với lãnh đạo Tổng Cty ĐSVN để tìm hiểu quan điểm về vấn đề tách bạch giữa hạ tầng và vận tải, nhưng đều bị từ chối. Còn ông Trần Phúc Tiến, Phó tổng GĐ-người được giao thực hiện nhiệm vụ trên thì nói: "Chưa xong đề cương".
Theo Tiền Phong
Sẽ bán vé tàu qua mạng từ Tết Nguyên đán năm nay Thay vì phải tới trực tiếp nhà ga để mua vé, từ Tết Nguyên đán năm nay, hành khách có thể đặt mua vé qua mạng, điện thoại, thiết bị bán vé tự động tại ga... Từ Tết Nguyên đán năm nay, hành khách sẽ không còn phải chịu cảnh chen lấn, xô đẩy khi đi mua vé tại ga. Hôm nay (31/7),...