Máy trạm Precision mới nhất sẽ trang bị vi xử lý AMD Ryzen Threadripper PRO
Là mẫu máy trạm Precision sử dụng vi xử lý AMD, máy tính dạng tháp Precision 7865 Tower được tạo ra để chạy các tác vụ chuyên nghiệp nặng như thiết kế đồ họa cho game thủ, kiến trúc, hình ảnh, VR và AR.
Theo đó, với sức mạnh từ các vi xử lý Ryzen Threadripper PRO mới nhất của AMD, máy trạm hiệu năng cao mới cung cấp khả năng xử lý mạnh mẽ khi chạy các ứng dụng chuyên nghiệp nặng. Precision 7865 Tower được tạo ra để tải nhiều ứng dụng nặng dễ dàng, từ đó giúp người dùng giải quyết công việc phức tạp, chuyên sâu hiệu quả hơn.
Máy tính dạng tháp Precision 7865 Tower được tạo ra để chạy các tác vụ chuyên nghiệp nặng
DELL
Với xung nhịp cao (đóng vai trò quan trọng khi chạy các ứng dụng về đồ họa) và khả năng tính toán vượt trội (phục vụ quá trình render hoặc mô phỏng), Precision 7865 Tower có thể chạy mượt mà các ứng dụng khoa học dữ liệu, thiết kế đồ họa, kiến trúc, hình ảnh, VR và AR.
Được thiết kế dành cho các kỹ sư, kiến trúc sư, nhà sáng tạo và chuyên viên thiết kế thường xuyên chạy nhiều ứng dụng khác nhau, Precision 7865 Tower trang bị CPU 64 nhân, bộ nhớ lưu trữ 56TB, tùy chọn Thunderbolt 3, bộ nhớ RAM DDR4 EEC lên đến 1TB với RMT Pro và các tùy chọn card đồ họa chuyên nghiệp (AMD Radeon PRO W6800 với bộ nhớ lên đến 32GB hoặc NVIDIA RTX A6000 với bộ nhớ lên đến 48GB). Precision 7865 Tower giúp người dùng có thể chạy và render (kết xuất) liên tục mà không phải gặp bất kỳ vấn đề nào về hiệu năng.
Để giúp hệ thống chạy ổn định, thiết kế mới của thùng máy được đặt nhiều lỗ thông khí hình lục giác để mang không khí đến những thành phần quan trọng. Thay đổi này mang lại sự cải thiện đáng kể về hiệu quả tản nhiệt và giảm tiếng ồn. Nhờ vậy, người dùng có thể thoải mái làm việc với một hệ thống mượt mà và không tiếng ồn.
Với Precision 7865 Tower, người dùng có thể thấy được cam kết hỗ trợ lâu dài và không ngừng phát triển của Dell. Hỗ trợ và nâng cấp hệ thống đơn giản hơn khi mặt nạ trước và nắp bên hông có thể được tháo dễ dàng. Nội thất bên trong máy được sắp xếp gọn gàng, thẩm mỹ; các thành phần linh kiện được chia theo màu sắc, từ đó giúp việc nâng cấp bộ nhớ, dung lượng lưu trữ và card đồ họa dễ dàng hơn.
Ông Dan May, Chủ tịch, Blackmagic Design, chia sẻ: “Các khách hàng của chúng tôi, từ những nhà làm phim mới cho đến những studio lớn, đang dùng DaVinci Resolve Studio đều cho biết các tác vụ xử lý hình ảnh đang ngày càng nặng hơn. Do đó, họ cần sự hỗ trợ từ công nghệ bền bỉ và mạnh mẽ. Máy trạm Precision 7865 Tower mới, với vi xử lý Ryzen Threadripper PRO từ AMD, cung cấp hiệu năng cao và khả năng tính toán vượt trội. Nhờ vậy, khách hàng của chúng tôi sẽ sở hữu một hệ thống mạnh mẽ và có khả năng tùy chỉnh cấu hình để chạy Blackmagic Design Resolve Studio”.
8 vi xử lý Android tốt nhất trong lịch sử
Từ Snapdragon của Qualcomm đến Exynos của Samsung, lịch sử smartphone Android đã có rất nhiều vi xử lý tuyệt vời.
Sự đa dạng của smartphone Android dẫn đến các vi xử lý trên điện thoại Android có đủ hình dạng và kích cỡ, rất nhiều nhà cung cấp nổi tiếng như Qualcomm, Mediatek, Samsung và Huawei đều đóng góp vào hệ sinh thái này. Dưới đây sẽ là những con chip tuyệt vời nhất trong lịch sử smartphone Android.
Snapdragon 800 và 801
Video đang HOT
Năm 2013 đánh dấu một thời điểm đầy biến động cho thị trường vi xử lý Android. Nvidia và Texas Instruments đều có vấn đề của riêng họ và đây là lợi thế của Qualcomm để vươn lên vị trí dẫn đầu.
Sự xuất hiện của Snapdragon 800 vào năm 2013 đã thay thế cho Snapdragon 600 sử dụng trên một số flagship đầu năm đó. Trong khi Snapdragon 600 là một bản nâng cấp nhẹ so với người tiền nhiệm, Snapdragon S4 Pro, Snapdragon 800 cung cấp một CPU mới và GPU Adreno 330 được cho là nhanh hơn gấp đôi so với người tiền nhiệm.
Snapdragon 801 bắt đầu được trang bị lên những chiếc smartphone vào đầu năm 2014, đây là một bản nâng cấp nhẹ khi có tốc độ xung nhịp CPU, GPU cao hơn và ISP nhanh hơn.
Snapdragon 800 và Snapdragon 801 đã làm nên lịch sử với những cái tên huyền thoại như LG G3, OnePlus One, Samsung Galaxy S5, Xiaomi Mi 4 và Sony Xperia Z.
Exynos 7420
Đây có thể là chipset Exynos lớn nhất từng được sản xuất, một trong những bộ vi xử lý Android tốt nhất từ trước đến nay. Exynos 7420 14nm được phát hành vào năm 2015 và là chip 64-bit thứ hai của Samsung, vượt trội so với Qualcomm Snapdragon 810 64-bit. Tuy nhiên, không giống như Qualcomm, Samsung đã tối ưu nhiệt độ con chip này rất tốt, không như Snapdragon 810. Kết quả cuối cùng là Samsung đã chọn sử dụng Exynos 7420 dành riêng cho dòng Galaxy S6 vào năm đó.
Exynos 7420 được thiết kế khá tốt, sản xuất trên tiến trình 14nm, CPU tám nhân (bốn Cortex-A57 và bốn Cortex-A53) và GPU Mali-T760. Sự kết hợp của bộ vi xử lý này và phần mềm tối ưu hơn của Samsung được cho là mang lại trải nghiệm mượt mà nhất trên các flagship Galaxy cho đến thời điểm đó.
Việc sử dụng Exynos 7420 cũng đồng thời giúp Samsung tránh được 'tai họa' quá nhiệt trên Snapdragon 810 giống như HTC và LG từng phải gánh chịu, sau đó Snapdragon 808 thấp hơn ra đời như một giải pháp cứu chữa. Ngoài Samsung Galaxy S6, Samsung Galaxy Note 5 thì Meizu Pro 5 cũng sử dụng con chip này.
Snapdragon 625
Snapdragon 625 của 2016 có thể thiếu sức mạnh như những con chip cao cấp nhưng nó là lựa chọn tuyệt vời dành cho những smartphone tầm trung muốn cân bằng giữa thời lượng pin tốt và hiệu năng ổn định.
Xiaomi Redmi Note 4.
Nhờ vào thiết kế 14nm siêu nhỏ và bố cục CPU tám nhân Cortex-A53 tiêu thụ năng lượng thấp nên những chiếc máy sử dụng chip Snapdragon 625 như Moto Z Play và Redmi Note 4 đã trở nên nổi tiếng vì cung cấp thời lượng pin hai ngày mà không cần dung lượng pin quá lớn.
Xiaomi đã sử dụng Snapdragon 625 cho rất nhiều sản phẩm như Xiaomi Mi A1, Xiaomi Redmi Note 4, chính nhờ con chip này mà Redmi Note 4 trở thành dòng 'smartphone quốc dân', đến giờ chúng ta vẫn thường gọi dòng máy này như vậy. Sau đó, Qualcomm đã sản xuất Snapdragon 450 vào năm 2017, về cơ bản là Snapdragon 625 với mức giá thậm chí còn rẻ hơn. Snapdragon 450 từng có mặt trên Samsung Galaxy A11, Galaxy A20s và Redmi 5.
HiSilicon Kirin 970
Nỗ lực phát triển của Huawei trong năm 2010 giúp họ đạt được thành quả là con chip cạnh tranh ra thị trường vào cuối năm 2017. Đó là con chip Kirin 970, con chip đầu tiên có bộ xử lý thần kinh (NPU) dùng để xử lý riêng những tác vụ học máy.
Huawei đã mô tả những tác dụng của con chip này như nhận dạng cảnh / hình ảnh để có ảnh đẹp hơn, dịch ngôn ngữ offline, quản lý hiệu suất tốt hơn và loại bỏ tiếng ồn. Nhiều tính năng được quảng bá có thể không cần học máy nhưng không thể phủ nhận thị trường đã bị thu hút bởi tiềm năng lớn của phần cứng mới này.
Apple đã công bố chip học máy của riêng họ vài tuần sau khi Kirin 970 ra đời, cụ thể trên con chip A11 Bionic, trong khi Qualcomm và Samsung đến tận năm sau mới có, Huawei chính là người khai sinh ra xu hướng mới này. Ngày nay, ngành công nghiệp đang dựa vào những con chip AI rất nhiều để phục vụ cho các tính năng như phiên âm giọng nói thời gian thực, loại bỏ đối tượng, xác thực an toàn, ... Một số máy dùng Kirin 970 có thể kể đến như Honor Play, Honor View 10, Huawei Mate 10 series, Huawei P20.
Mediatek Helio G90T
Helio G90T được tiết lộ vào giữa năm 2019 là một lời tuyên chiến của Mediatek với Qualcomm trong việc sản xuất những con chip hiệu năng cao. Helio G90T khá mạnh vào thời điểm đó - Mediatek thậm chí còn tiếp thị nó như một con chip tập trung vào chơi game. Nó có hai lõi Cortex-A76 và sáu lõi Cortex-A55 cùng GPU Mali-G76 MP4 khá ấn tượng.
Redmi Note 8 Pro sử dụng Helio G90T vượt trội hơn Mi 9T chạy Snapdragon 730 vào năm 2019. Sự ra mắt của G90T cho thấy trải nghiệm chơi game mượt mà không chỉ tìm thấy trên chip Qualcomm mà những smartphone giá rẻ cũng có thể làm được.
Snapdragon 660
Snapdragon 660 đánh dấu một bước tiến lớn cho phân khúc tầm trung, ra mắt sau gần một năm sau Snapdragon 625. Snapdragon 660 14nm lọt vào danh sách các bộ xử lý Android tốt nhất vì nó có một CPU tám nhân mạnh mẽ với bốn lõi Cortex-A73 và bốn lõi Cortex-A53, vượt trội hơn so với CPU của Snapdragon 625. Đến cả thời điểm này, những bộ vi xử lý tầm trung vẫn rất hiếm có tới 8 lõi.
Snapdragon 660 có thể coi là một bản rút gọn của Snapdragon 835. Ngoài cách bố trí CPU tám nhân tương tự, bạn cũng có một DSP hình lục giác cũng như các tính năng như Quick Charge 4, Bluetooth 5 và quay 4K / 30 khung hình / giây. Đây là lựa chọn quá xứng đáng dành cho Blackberry Key2, Nokia 7 Plus, Realme 2 Pro, Xiaomi Mi A2, Xiaomi Redmi Note 7.
Snapdragon 855
Snapdragon 855 của 2019 là con chip 4G hàng đầu cuối cùng của Qualcomm. Nó sở hữu modem LTE Cat 20 tích hợp với tốc độ 2Gbps cho tốc độ tải xuống. Snapdragon 855 7nm cung cấp GPU Adreno 640 mạnh mẽ, hỗ trợ camera đơn 200MP, Bluetooth 5.1, quay video 4K HDR và Quick Charge 4 Plus. Tất cả những điều này đã tạo nên một trong những bộ vi xử lý Android giàu tính năng và mạnh mẽ nhất từng được phát hành.
Hiệu suất và bộ tính năng của Snapdragon 855 ấn tượng đến mức thiết kế vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay dưới dạng Snapdragon 860. 860 cung cấp sức mạnh cho Poco X3 Pro và Xiaomi Pad 5 và về cơ bản là Snapdragon 855 Plus với tốc độ xung nhịp thậm chí còn cao hơn.
Những dòng máy sử dụng Snapdragon 855 có thể kể đến như Google Pixel 4, LG V50,OnePlus 7, Samsung Galaxy S10 (Snapdragon), Samsung Galaxy Note 10 (Snapdragon).
Snapdragon 765G
Kỷ nguyên 5G bắt đầu vào năm 2019 nhưng sang đến năm 2020, nó mới thực sự nở rộ. Những smartphone tầm trung hỗ trợ 5G ở thời điểm đó không thể nào bỏ qua được con chip Snapdragon 765G, giúp 5G trở nên phổ biến hơn, cung cấp hỗ trợ cả băng tần sub- 6GHz và mmWave.
Snapdragon 765G có CPU tám nhân với hai lõi Cortex-A76 và sáu lõi Cortex-A55 đủ dùng cho nhu cầu cơ bản. Con chip này cũng cung cấp các tính năng bổ sung cao cấp như hỗ trợ 4K / 60fps, thiết kế 7nm, Wi-Fi 6, hỗ trợ camera đơn 192MP và khả năng sạc nhanh Quick Charge 4 Plus. Tuy nhiên, GPU trong Snapdragon 765G không được đánh giá quá cao, một số tựa game không đạt được tần số quét cao. Nhưng việc LG Velvet và Google Pixel 5 sử dụng con chip này cho thấy mức độ tin tưởng cao. Ngoài ra còn có G Wing, Nokia 8.3, OnePlus Nord cũng sử dụng.
Đây là lý do chính đáng khiến cho Samsung phải tự làm giảm hiệu năng smartphone Hóa ra bộ vi xử lý với hiệu năng cao lại đi kèm với một cái giá quá đắt. Tuần trước, hàng chục người dùng phản hồi rằng ứng dụng Game Optimizing Service của Samsung đã tự ý làm giảm hiệu năng smartphone. Rất nhiều ứng dụng và game bị giảm hiệu năng, trong khi đó các ứng dụng đo điểm chuẩn lại...