Máy tính thay cho ống nghiệm
Ngày 9.10, Ủy ban Nobel thông báo trao giải Nobel Hóa học 2013 cho 3 nhà khoa học Martin Karplus (mang 2 quốc tịch Mỹ – Áo), Michael Levitt (Mỹ – Anh) và Arieh Warshel (Mỹ – Israel), theo website chính thức Nobelprize.org.
(Từ trái qua) các giáo sư Karplus, Levitt và Warshel – Ảnh: AFP
Các giáo sư (GS) này đã kết hợp thành công vật lý truyền thống với vật lý lượng tử, tạo thành nền tảng để “mô hình hóa” các phản ứng hóa học. Trên cơ sở đó, các phản ứng hóa học có thể được thực hiện, theo dõi chi tiết và thậm chí đoán trước kết quả trên máy vi tính, điều mà mắt thường dù được hỗ trợ bởi kính hiển vi hoặc máy quay siêu hiện đại không bao giờ làm được. Đối với các nhà hóa học, máy tính ngày nay có vai trò quan trọng không thua gì ống nghiệm. Các thí nghiệm “ảo” nhưng cực kỳ chính xác là một bước tiến quan trọng của ngành hóa học, mở ra vô vàn ứng dụng cho rất nhiều ngành khác, từ y dược, sinh học, môi trường đến khoa học vật liệu. Chẳng hạn như gia tăng hoạt tính của thuốc, giúp pin năng lượng mặt trời hoạt động hiệu quả hơn…
Nhờ máy tính, các nhà khoa học có thể xem rõ “đường đi nước bước” trong các phản ứng hóa học của từng nguyên tử của mỗi hợp chất. Giáo sư Warshel phát biểu sau khi được thông báo kết quả giải Nobel Hóa học 2013: “Tôi luôn tò mò muốn biết một protein hoạt động thế nào, thuốc khi uống vào cơ thể phản ứng ra sao hoặc cách thức một enzym hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn… Chỉ có máy tính mới giúp trả lời được những câu hỏi này”.
Video đang HOT
Theo TNO
Nobel Hóa học 2013 về tay người Mỹ
Ngày 9.10, Ủy ban Nobel công bố giải Nobel Hóa học 2013 thuộc về ba nhà khoa học Mỹ.
Các nhà khoa học đoạt giải Nobel Hóa học 2013 - Ảnh: Nobelprize.org
Theo website chính thức của Tổ chức Nobel tại địa chỉ: http://www.nobelprize.org, giải thưởng Nobel Hóa học năm nay được trao cho Martin Karplus, Michael Levitt và Arieh Warshel với công trình "phát triển các mô hình đa phạm vi cho các hệ thống hóa học phức tạp".
Thành tựu của họ đã giúp xây dựng được các mô hình máy tính mô phỏng phản ứng hóa học ngoài đời, "vốn rất quan trọng cho những sản phẩm tiên tiến nhất của ngành hóa học ngày nay".
Nhờ nghiên cứu này, chương trình máy tính có thể dự đoán các quá trình hóa học phức tạp, cung cấp cho những chuyên gia nghiên cứu dược và nhà hóa học một giải pháp nhanh hơn để giải quyết các vấn đề.
Ý nghĩa công trình nghiên cứu của ba nhà khoa học trên là khả năng ứng dụng để tìm hiểu tất cả các lĩnh vực hóa học, chẳng hạn như tối ưu hóa tấm năng lượng mặt trời, các chất xúc tác trong động cơ và thuốc, theo Ủy ban Nobel.
Nhà hóa học Martin Karplus là một người Mỹ gốc Bỉ, sinh ngày 15.3.1930. Ông Karplus là giảng viên trường đại học danh tiếng Havard của Mỹ kể từ năm 1979. Ông lấy bằng cử nhân tại Đại học Harvard vào năm 1950, và bằng tiến sĩ tại Học viện Công nghệ California (Mỹ) vào năm 1953. Tiến sĩ Karplus cũng là Giám đốc Phòng thí nghiệm Hóa học Lý sinh, một phòng thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp và Đại học Strasbourg (Pháp). Ông Karplus đã hướng dẫn trên 200 học viên cao học và nghiên cứu sinh, có nhiều đóng góp khoa học trong lĩnh vực cộng hưởng từ hạt nhân. Ông Michael Levitt sinh ngày 9.5.1947, là một người Mỹ gốc Anh. Ông hiện là giáo sư ngành sinh học cấu trúc tại Trường đại học Stanford (Mỹ). Ông là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ. Ông Arieh Warshel sinh năm 1940 tại Israel, từng phục vụ trong quân ngũ nước này với cấp bậc đại úy. Ông hiện là giáo sư ngành hóa và hóa sinh tại Trường đại học Nam California (Mỹ).
Được biết, do khủng hoảng kinh tế nên năm nay Tổ chức Nobel đã giảm số tiền thưởng cho mỗi giải Nobel từ 10 triệu kronor xuống còn 8 triệu kronor (khoảng 1,25 triệu USD).
Những người đoạt giải Nobel năm 2013 sẽ được nhận giải thưởng tại một buổi lễ long trọng ở thành phố Stockholm vào ngày 10.12 tới.
Theo Ủy ban Nobel, giải Nobel Hóa học được trao 104 lần cho 163 người kể từ năm 1901 đến 2012. Năm nay có 259 ứng viên nhận giải Nobel nhưng tổ chức trao giải Nobel không công bố danh sách này.
Nhà khoa học Frederick Sanger là người duy nhất được trao giải Nobel Hóa học hai lần, vào năm 1958 và 1980.
Hóa học là lĩnh vực thứ hai mà Alfred Nobel đề cập đến trong di chúc của mình.
Vào năm 1901, giải Nobel Hóa học đầu tiên được trao cho nhà khoa học Jacobus H. van 't Hoff nhờ vào công trình nghiên cứu về tỷ lệ phản ứng, cân bằng hóa học và áp suất thẩm thấu.
Theo TNO
Không cần thí nghiệm vẫn đoạt giải Nobel Hóa Ba nhà nghiên cứu giành giải Nobel Hóa học 2013 vì đã mô hình hóa các phản ứng hóa học trên máy tính mà không cần thí nghiệm. Ngày 9/10, giải Nobel Hóa học năm 2013 đã được trao cho 3 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực mô hình máy tính giúp nghiên cứu sâu sắc hơn các phản ứng phức tạp như...