Máy tính có thể bị hack nếu bạn thường xuyên “copy – paste” văn bản trên Internet
Tưởng chừng là một việc làm bình thường, nhưng “ copy – paste” cũng có thể khiến thiết bị của bạn bị hack.
Việc “copy – paste” là một trong những thao tác được sử dụng phổ biến nhất khi sử dụng Internet. Cho dù là bởi người dùng bình thường, lập trình viên, quản trị viên hệ thống, nhà nghiên cứu bảo mật CNTT hay thậm chí những người thích hack PC của họ.
Mới đây, Gabriel Friedlander, người sáng lập nền tảng đào tạo bảo mật máy tính Wizer, muốn nhắc nhở bạn rằng phương pháp này cũng có rủi ro, đặc biệt là khi bạn copy và paste các lệnh hiển thị trên trang web. Cụ thể, ông đã tìm ra một chiêu thức và thử nghiệm nó ngay trên trang Web của mình, nếu bạn copy một nội dung trên trang của Gabriel Friedlander thì một đoạn mã độc sẽ được kích hoạt và âm thầm thay đổi nội dung theo cách mà Hacker muốn.
PastJacking – đó là tên của nó, chiêu thức này bao gồm việc các dòng mã độc sẽ tự động được thực thi khi người dùng định dán văn bản của họ vào cửa sổ đầu cuối. Trong một bằng chứng khá đơn giản về khái niệm được đăng trên blog cá nhân của mình, ông Friedlander yêu cầu độc giả sao chép một lệnh mà hầu hết các sysadmins và các nhà phát triển quen thuộc: sudo apt update (ndrl: một lệnh được sử dụng để truy xuất thông tin cập nhật về phần mềm được cài đặt trên hệ thống).
Nói một cách đơn giản, ngay sau khi bạn sao chép lệnh “sudo apt update” vào một phần tử HTML, đoạn mã độc hại được hiển thị bên dưới sẽ được thực thi. Chính xác hơn, nó là một trình sự kiện javascript ghi lại sự kiện sao chép và thay thế dữ liệu trong khay nhớ tạm bằng mã độc từ ông Friedlander. “Đây là lý do tại sao bạn không bao giờ nên sao chép và dán các lệnh trực tiếp vào thiết bị của mình. Chỉ mất một dòng mã duy nhất được chèn vào mã bạn đã sao chép để tạo ra lỗ hổng trong ứng dụng. Cách tấn công này rất đơn giản, nhưng đặc biệt hiệu quả”, ông cảnh báo.
Video đang HOT
Vì vậy, để hạn chế gặp phải việc bị hack bởi chiêu trò này, bạn có thể gõ tay câu lệnh hoặc paste nó ra các ứng dụng như Ghi chú…
Tuyến cáp quang biển AAG sẽ được sửa xong vào cuối tháng 7
Sự cố xảy ra sáng ngày 19/7 trên tuyến cáp quang biển AAG dự kiến được khắc phục từ 27/7 và sẽ sửa xong vào ngày cuối cùng của tháng 7, trước 1 tuần thời điểm Hà Nội kết thúc 15 ngày giãn cách xã hội.
Thông tin cập nhật về kế hoạch sửa chữa, khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển quốc tế Asia America Gateway (AAG) vừa được đại diện một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) tại Việt Nam chia sẻ với PV.
Một tuần nữa tuyến cáp biển AAG được sửa xong
Là tuyến cáp biển được đưa vào khai thác chính thức kể từ tháng 11/2009, cáp AAG có tổng chiều dài 20.191 km. Tuyến cáp này kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ, đi qua 8 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California). Nhánh rẽ vào Việt Nam của tuyến cáp biển AAG có chiều dài 314km, với điểm cập bờ tại Vũng Tàu.
Được đưa vào sử dụng từ tháng 11/2009, đến nay lưu lượng cáp AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn.
Trong quá trình được đưa vào khai thác, sử dụng hơn 11 năm qua, tuyến cáp quang biển AAG thường xuyên gặp sự cố khiến cho việc sử dụng các dịch vụ web, email, video, mạng xã hội... của người dùng Việt Nam bị ảnh hưởng, chậm đặc biệt là vào những cung giờ cao điểm với nhiều người dùng đồng thời.
Dù vậy, theo các chuyên gia, cho đến nay lưu lượng AAG vẫn được nhiều nhà mạng trong nước sử dụng với tỷ lệ lớn. Vì thế, khi tuyến cáp gặp sự cố vẫn gây khó khăn không nhỏ cho các ISP tại Việt Nam trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ kết nối đi quốc tế cung cấp tới người dùng.
Trong năm nay, tuyến cáp biển AAG đã lần lượt gặp sự cố vào các ngày 22/6 và 19/7. Sự cố xảy ra ngày 22/6 trên nhánh S1H với vị trí lỗi cách trạm cập bờ Vũng Tàu khoảng 102 km đã bắt đầu được sửa từ ngày 2/7 và phải kéo dài đến ngày 12/7 mới hoàn thành do phát hiện thêm lỗi mới.
Lần gặp sự cố gần đây nhất, cáp AAG tiếp tục bị lỗi trên nhánh S1H với vị trí cáp lỗi cách trạm cập bờ Vũng Tàu của tuyến cáp khoảng 108 km, gây ảnh hưởng kết nối Internet từ Việt Nam đi quốc tế hướng Singapore và HongKong (Trung Quốc).
Theo nhận định của đại diện Hiệp hội Internet Việt Nam - VIA tại thời điểm sự cố mới xảy ra, dù AAG là tuyến cáp hay gặp sự cố và các nhà mạng đã quen với việc ứng phó khi tuyến này bị đứt, song sự cố xảy ra ngày 19/7 có thể ảnh hưởng lớn hơn mọi khi. Bởi lẽ, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành, nhiều người dân phải ở nhà. Nhu cầu sử dụng Internet, sử dụng mạng xã hội tăng cao để đảm bảo nhu cầu thiết yếu về thông tin liên lạc và giao lưu xã hội.
Đại diện VIA cũng cho biết thêm, thời gian khắc phục sự cố trên các tuyến cáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nguyên nhân, địa điểm xảy ra sự cố, sự sẵn sàng của các đơn vị chuyên khắc phục và đôi khi cả thời tiết. Các sự cố cáp biển thường được xử lý trong vòng một vài tuần.
Theo chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội, các cơ quan, công sở, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn bố trí cho cán bộ, nhân viên sử dụng CNTT làm việc tại nhà.
Cơ hội để người dân Hà Nội trải nghiệm, ủng hộ các giải pháp "Make in Vietnam"
Kể từ 6h ngày 24/7, Hà Nội bắt đầu áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên phạm vi toàn thành phố trong 15 ngày. Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu trong thời gian giãn cách, các cơ quan, công sở, các công ty, doanh nghiệp, tập đoàn (trừ các hoạt động chính trị, đối ngoại cấp bách, quan trọng được cơ quan có thẩm quyền cho phép; các lực lượng và các hoạt động phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh) bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức sử dụng CNTT làm việc tại nhà. Như vậy, nhu cầu sử dụng Internet của người dân Hà Nội sẽ tăng cao trong những ngày tới.
Tuy nhiên, từ đợt giãn cách xã hội trên diện rộng hồi tháng 4 năm ngoái, các nhà mạng đã khẳng định, sự cố đứt cáp biển không ảnh hưởng tới chất lượng các trang Internet, ứng dụng trong nước như học tập từ xa, đào tạo từ xa sử dụng các nền tảng phần mềm do doanh nghiệp Việt Nam phát triển và server đặt tại Việt Nam. Bởi lẽ, các ứng dụng này chạy trên mạng cáp quang trong nước, không phụ thuộc vào những tuyến cáp quang biển quốc tế.
Như vậy, việc cáp biển AAG đang gặp sự cố trong khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội sẽ tiếp tục là dịp cho các cán bộ, công chức, viên chức và người dân Thủ đô trải nghiệm và ủng hộ sản phẩm công nghệ "Make in Vietnam" để học tập, làm việc từ xa. Đồng thời, các ứng dụng hỗ trợ học tập, làm việc và giải trí trực tuyến do doanh nghiệp công nghệ Việt Nam phát triển cũng có thêm cơ hội được sử dụng, được hoàn thiện; từ đó dần chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra toàn cầu.
Ngày 24/7, hướng dẫn các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã về triển khai các giải pháp công nghệ trong thời gian giãn cách xã hội toàn thành phố để phòng chống dịch Covid-19, Sở TT&TT Hà Nội đã khuyến nghị: Ngoài những phần mềm đang sử dụng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thể nghiên cứu, sử dụng giải pháp họp trực tuyến do Cục Tin học hóa (Bộ TT&TT) triển khai tại địa chỉ http://emeeting.mic.gov.vn. "Đây là giải pháp được cung cấp miễn phí, sử dụng trực tiếp. Hệ thống không lưu trữ bất kỳ dữ liệu phát sinh trong quá trình họp", đại diện Sở TT&TT cho hay.
Việt Nam thiệt hại 24.400 tỉ đồng do virus máy tính Năm 2021, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam tiếp tục ở mức rất cao là 24.400 tỉ đồng (tương đương 1,06 tỉ USD). Đây là kết quả được đưa ra từ chương trình Đánh giá an ninh mạng dành cho người sử dụng cá nhân do Tập đoàn Bkav thực hiện tháng 12.2021. Những tín...